Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 33 - 35)

3.2.1. Trên đàn gà giống bố mẹ

- Xác định sinh trưởng của gà ISA - JA57 trong giai đoạn nuôi hậu bị 1-19 tuần tuổi.

- Xác định khả năng sinh sản của gà mái ISA - JA57 khi ghép phối với gà trống Hồ theo phương thức thụ tinh nhân tạo.

- Xác định lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà mái ISA - JA57 .

3.2.2 Trên hai đàn gà F1 nuôi thương phẩm

- Xác định khả năng sinh trưởng của gà F1 từ 1 - 12 tuần tuổi; - Xác định lượng thức ăn thu nhận của gà F1 từ 1 - 12 tuần tuổi;

- Xác định sức sống và khả năng kháng bệnh của gà lai thông qua tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 12 tuần tuổi;

- Xác định năng suất thịt của gà F1 ở 12 tuần tuổi.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.3.1. Vật liệu nghiên cứu

a. Đối với đàn gà giống bố mẹ:

Đàn gà giống gồm: Đàn trống hồ (900 con) và đàn mái ISA - JA57 (4000 con) được nuôi riêng trên lồng, kiểu chuồng khép kín, nuôi theo phương thức công

nghiệp. Gà trống được khai thác đến tuổi thành thục được huấn luyện và khai thác tinh sau 19 tuần; Gà mái được phối giống theo hình thức thụ tinh nhân tạo.

Chuồng có hệ thống đèn sưởi ấm và hệ thống rèm che, quạt hút và hệ thống dàn mát. Bao quanh trại có hệ thống tường bao trên có lưới thép gai.

Hệ thống máng ăn, núm uống được điều khiển tự động, có hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo đủ lượng ánh sáng cho đàn gà.

Khẩu phần ăn: trong giai đoạn hậu bị, căn cứ vào khối lượng của gà mái mà thức ăn được điều chỉnh mức tăng khẩu phần, đồng thời bố trí thức ăn cho gà trống, gà mái riêng.

Đàn gà theo dõi được nuôi dưỡng và chăm sóc vệ sinh thú y theo quy trình nuôi gà giống bố mẹ của Công ty TNHH MTV gà giống DABACO.

Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà giai đoạn gà hậu bị (trước 20 tuần tuổi): Trong giai đoạn gà được ăn hạn chế nhằm tránh tích luỹ mỡ sớm ảnh hưởng đến sức đẻ trứng sau này.

Để có dần gà tương đối đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu hết sức quan trọng đối với gà hậu bị) hàng tuần cân 10% số gà có mặt, so sánh khối lượng trung bình thu được với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng. Nêú khối lượng bình quân bằng khối lượng chuẩn + 10% thì tăng lượng thức ăn một cách bình thường như bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng bình quân > khối lượng chuẩn thì vẫn giữ nguyên lượng thức ăn. Nếu khối lượng bình quân < khối lượng chuẩn thì tăng từ từ lượng thức ăn để sao cho bắt kịp khối lượng chuẩn sau một vài tuần.

Hạn chế nước uống, mục đích: làm diều đỡ căng to gà đi lại nặng nề, làm cho nền chuống đỡ ẩm ướt. Sau khi gà ăn hết thức ăn thời gian uống nước chỉ kéo dài trong 1 giờ. Những ngày thời tiết nóng không hạn chế nước uống. Sau khi gà đẻ 5% thì phải chuyển sang cho uống nước tự do.

Chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc giai đoạn gà đẻ:

Tỷ lệ bình quân và khối lượng cơ thể của gà là yếu tố cơ bản để quyết định lượng thức ăn hàng ngày.

Gà mái được ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ. Sau khi đạt đỉnh cao về sức đẻ thì giảm dần lượng thức ăn (có thể giảm từ 0.5 -1 gam /con/ ngày mỗi tuần, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến khối lượng trứng và thể trọng để diều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý).

Định kỳ cho gà uống vitamin A,D,E 2 lần/tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Định kỳ loại thải những gà mái không đẻ hoặc kém đẻ.

b. Đối với đàn gà thương phẩm:

1000 gà F1 thương phẩm (Hồ × ISA - JA57) được chọn nuôi thí nghiệm từ lúc 1 ngày tuổi là gà loại 1, khối lượng trung bình của giống. Số lượng gà được chia thành 2 lô đảm bảo đồng đều về giới tính và khối lượng, mỗi lô là 500 con.

Gà thịt thương phẩm được nuôi theo phương thức công nghiệp, kiểu chuồng hở và nuôi trên nền đệm lót. Đàn gà thí nghiệm được nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh theo quy trình nuôi gà thịt thương phẩm của Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO.

Cách chăm sóc gà thịt từ 4 tuần tuổi đến khi xuất chuồng:

Nuôi gà trong giai đoạn này nên nhốt với mật độ 7 - 8 con/m2. Chuồng phải thật thông thoáng.

Trong giai đoạn này việc cho gà ăn phải tuỳ thuộc vào thời tiết. Nếu trời mát có thể cho gà ăn tối đa cả ngày. Nếu trời nóng, nhất là buổi trưa không nên cho gà ăn để phòng gà bị chết nóng. Cho gà ăn vào nóng trời mát như sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm.

Cần chú ý tới vật liệu lót nền tránh ẩm ướt nhằm giảm các vấn đề sau: + Cầu trùng viêm ruột hoặc ký sinh trùng.

+ Bàn chân và chân bị viêm, nhiễm trùng.

+ Mùi NH3 (Amoniac) làm hỏng phế quản, nang khí và làm cho gà bị viêm mắt.

Nếu phát hiện gà ốm, nhanh chóng cho gà cách ly.

Hàng ngày phải làm vệ sinh máng ăn, máng uống, không để thức ăn dư thừa lên nấm mốc.

Thường xuyên kiểm tra nước uống, đảm bảo cho gà luôn đủ nước uống.

3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)