Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 40)

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Ecxell 2010 và và phần mềm Minitab16.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ TRÊN ĐÀN GÀ BỐ MẸ

4.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà bố mẹ thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 trong giai đoạn gà con và gà hậu bị được trình bày trong bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 theo tuần tuổi đạt ở cao (từ 94,68-100% đối với gà trống Hồ và từ 97,81-99,97% đối với gà mái ISA - JA57). Tỷ lệ nuôi sống trong cả kỳ từ 1 - 19 tuần tuổi của gà mái ISA - JA57 là cao hơn so với gà trống Hồ (94,30 và 93,05 % tương ứng).

Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà mái ISA - JA57 từ 1-19 tuần tuổi đạt 94,58% (Nguyễn Ngọc Dụng, 2000), 95,34 % (Phạm Đức Vũ, 2012). Như vậy, chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống từ 1-19 tuần tuổi trong nghiên cứu này là tương đương với kết quả công bố của các tác giả nêu trên.

Tỷ lệ nuôi sống cả kỳ từ 1-19 tuần tuổi của gà trống Hồ trong nghiên cứu này có phần cao hơn so số liệu công bố (76,32 % giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi) của Nguyễn Chí Thành và cs. (2009), tỷ lệ nuôi sống cả kỳ từ 1-20 tuần tuổi của gà Hồ đạt 76,32 %. Hồ Xuân Tùng và cs. (2009) cho biết tỷ lệ nuôi sống đạt 75,3% giai đoạn từ 1-20 tuần tuổi). Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu (2006) cho biết tỷ lệ này đạt 84,38 % cho giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống gà trống Hồ trong nghiên cứu này cao hơn so với các tác giả nêu trên. Điều này có thể được giải thích là gà thí nghiệm trong nghiên cứu này được nuôi nhốt trên lồng nên dễ dàng cho việc quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng.

Có thể nói, gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 đã thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng bằng phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh của Công ty TNHH một thành viên gà giống DABACO.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi Đơn vị tính: %

Tuần tuổi Gà trống Hồ

(n = 900)

Gà mái ISA - JA57 (n = 4000) 1 99,11 99,28 2 99,21 99,97 3 99,1 99,34 4 99,43 99,51 5 99,77 98,69 6 99,66 99,95 7 100 99,71 8 99,77 98,55 9 96,07 99,95 10 99,76 99,89 11 99,88 99,61 12 99,88 99,84 13 98,64 99,65 14 98,76 99,84 15 99,51 99,89 16 99,63 99,97 17 99,14 99,72 18 94,68 97,81 19 98,04 99,89 1 - 19 93,05 94,30

4.1.2. Khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 từ 1 - 19 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.2. Khối lượng của từng giống của gà giống bố mẹ tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của gà. Ở các tuần tuổi khối lượng gà thí nghiệm có sự chênh lệch ít nhiều so với khối lượng chuẩn.

Khối lượng gà trống Hồ nuôi thí nghiệm ở tuần 1 là cao hơn và tăng 18% so với tiêu chuẩn so với chuẩn (59g so với 50g/con). Tuần thứ 2, tăng 6,6% so với tiêu chuẩn và giảm hai tuần kế tiếp là tuần 3 giảm 2,1% và tuần 4 khối lượng giảm rõ rệt 7,6%. Sự giảm của tuần 4 là vượt quá mức cho phép (mức cho phép ≤5%). Nguyên nhân khối lượng đàn gà không đạt so với tiêu chuẩn ở 2 tuần liên tiếp là gà bị nhiễm cầu trùng. Sau khi điều trị khỏi bệnh cầu trùng, bước sang tuần 5 khối lượng gà thí nghiệm là 390g tương đương với tiêu chuẩn 390g. Khối lượng trung

bình của gà trống liên tục tăng và cao hơn so với tiêu chuẩn từ tuần 6 đế tuần 9 (1,2 đến 40%). Đặc biệt khối lượng tăng mạnh nhất ở tuần 9 khối lượng thực tế 1050g, khối lượng chuẩn 750g (tăng 40 %). Từ tuần thứ 10 trở đi, khối lượng gà thực tế tăng hơn so với tiêu chuẩn nhưng không nhiều dao động từ 0,6 đến 20,4%. Từ tuần thứ 17 khối lượng bắt đầu có xu hướng tăng chậm hơn, điều này có thể là do gà trống Hồ đã chuẩn bị chuẩn sang giai đoạn gà hậu bị nên lượng thức ăn bị khống chế nên tuần 19 khối lượng trung bình thực tế 2264g cao hơn 0,62% so với khối lượng chuẩn 2250g.

Khối lượng của đàn gà mái ISA - JA57 từ tuần 1 đến tuần 5 giảm từ 8,4 đến 23,9 % so với tiêu chuẩn. Điều này là do gà trong những tuần đầu chưa thích nghi được với điều kiện chăn nuôi, thức ăn và đặc biệt gà mắc bệnh cầu trùng nên khối lượng đạt được không như kế hoạch đề ra của công ty. Sau đó gà được điều trị khỏi bệnh và khối lượng gà thí nghiệm hàng tuần thường cao hơn so với tiêu chuẩn.

Bảng 4.2. Khối lượng đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi Đơn vị tính: g/con

Tuần tuổi

Gà trống Hồ (n = 90)

Gà mái ISA - JA57 (n = 400)

Tiêu chuẩn Thí nghiệm Tiêu chuẩn Thí nghiệm

1 50 59 100 84 2 100 107 205 156 3 190 186 300 246 4 290 268 395 362 5 390 390 485 486 6 490 496 570 572 7 590 670 655 629 8 690 845 740 798 9 750 1050 825 870 10 910 1070 905 931 11 1050 1170 985 963 12 1190 1400 1060 1046 13 1330 1510 1135 1104 14 1450 1680 1210 1194 15 1570 1890 1280 1344 16 1790 2085 1350 1406 17 2000 2067 1415 1485 18 2100 2196 1480 1568 19 2250 2264 1540 1573

Khối lượng đàn gà qua các tuần tuổi còn được thể hiện ở đồ thị 4.1. Qua đồ thị cho thấy gà trống Hồ có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà mái ISA - JA57 nhất là từ tuần tuổi thứ 8 trở đi.

Đồ thị 4.1. Khối lượng đàn gà qua các tuần tuổi

Kết quả nghiên cứu về khối lượng của gà trống Hồ ở tuần 1 là tương đương với kết quả nghiên cứu của Bùi Hữu Đoàn và Nguyễn Văn Lưu (2006) (59 g/con so với 58,48 g/con) và tuần 12 là cao hơn (1400 g/con so với 1297,21 g/con). Sự khác nhau này là do thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, chuồng trại khép kín theo phương thức chăn nuôi công nghiệp so với thức ăn tự phối trộn và chăn nuôi thả vườn của tác giả trên. Chỉ tiêu khối lượng từ tuần 1-19 của nghiên cứu này có phần thấp hơn so với số liệu công bố của Phạm Đức Vũ (2012) trên cùng địa bàn nghiên cứu (59 g/con và 2264 g/con so với 75g/con và 2271 g/con). Điều này có thể giải thích bởi ảnh hưởng của khẩu phần ăn, tình hình dịch bệnh, đặc biệt là việc khống chế lượng thức ăn ở 3 tuần cuối đã ảnh hưởng đến khối lượng của gà trống Hồ.

Khối lượng gà mái ISA - JA57 ở tuần 1 trong nghiên cứu là thấp hơn nhưng khối lượng tuần 12 là cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Đức Vũ (2012) (84 và 1573 g/con so với 102 và 1558 g/con tương ứng). Sự khác nhau này là do đàn gà thí nghiệm trong nghiên cứu này bị mắc bệnh cầu trùng thời gian đầu bệnh nhưng sau đó gà khỏi bệnh và khối lượng có phần cao hơn.

Như vậy, từ kết quả khối lượng của đàn gà trống Hồ và mái ISA - JA57 trong giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi cho thấy quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đàn

gà bố mẹ của Công ty là phù hợp. Đàn gà phát triển ổn định và có khối lượng trong giai đoạn hậu bị tương đương hoặc cao hơn với so với tiêu chuẩn của công ty đề ra.

4.1.3. Độ đồng đều của gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi

Kết quả theo dõi độ đồng đều của gà bố mẹ nuôi thí nghiệm trong giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.3. Độ đồng đều trung bình của đàn gà trống Hồ và gà mái ISA-JA57 đạt ở mức cao lần lượt là 81,98 và 82,47 %. Độ đồng đều của đàn gà trống Hồ dao động từ 78,1 - 88,5% và độ đồng đều của đàn gà mái ISA-JA57 dao động từ 78 - 86,3%.

Bảng 4.3. Độ đồng đều của đàn gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi Đơn vị tính: % Tuần tuổi Gà trống Hồ (n = 900) Gà mái ISA-JA57 (n = 4000) 1 88,5 86,0 2 85,7 84,3 3 78,8 81,5 4 80,5 82,6 5 83,0 84,2 6 82,7 80,0 7 78,1 78,0 8 80,2 80,0 9 79,4 81,2 10 81,6 83,5 11 80,8 79,1 12 80,2 80,7 13 82,2 79,7 14 80,5 81,2 15 80,9 83 16 81,7 86,2 17 82,6 85,0 18 84,7 84,4 19 85,5 86,3

Độ đồng đều của đàn gà trống Hồ là không ổn định trong giai đoạn từ 1-10 tuần tuổi. Giai đoạn này gà trống cho ăn tự do nên sự phát triển ở mỗi cá thể là khác nhau, những con ăn tốt hơn thì sẽ sinh trưởng tốt hơn dẫn đến độ đồng đều không ổn định. Từ tuần thứ 11 đến 19 tuần tuổi độ đồng đều ổn định hơn do có sự chọn lọc gà to, nhỏ nhốt riêng mục đích để gà ăn đều phát triển ổn định hơn

để bước vào giai đoạn khai thác tinh. Giai đoạn gà hậu bị công ty thường xuyên chọn lọc những cá thể có khối lượng thấp hơn hoặc cao hơn khối lượng trung bình của đàn được tách ra và nuôi ô chuồng riêng với chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn thích hợp.

Độ đồng đều của đàn gà mái ISA - JA57 tương đối ổn định duy trì mức trên 80%, riêng ở tuần 7, 11, 13 độ đồng đều chỉ đạt dưới 80%. Nguyên nhân được lý giải là do trong tuần thứ 7 đàn gà mái bị nhiễm E.coli, giai đoạn tuần 11-14 một số gà bị nhiễm cầu trùng. Trong những tuần cuối của giai đoạn gà hậu bị độ đồng đều gà mái đạt ở mức trên 84%. Kết quả này tương đối cao là nền tảng tốt để gà bước vào giai đoạn đẻ trứng.

Kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Vũ (2012), độ đồng đều của gà trống Hồ từ 1 - 19 tuần dao động từ 78,7 - 85,8% và độ đồng đều của gà mái ISA - JA57 từ 80,5 - 85,7% trong nghiên cứu này là phù hợp với. Như vậy, độ đồng đều của gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 trong nghiên cứu này là tương tự với kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Vũ (2012).

Từ kết quả về độ đồng đều của đàn gà bố mẹ cho thấy là quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đối từ 1 - 19 tuần tuổi của Công ty là phù hợp. Điều này sẽ giúp cho các đàn gà phát dục đồng thời và vào đẻ đồng loạt, góp phần nâng cao năng suất trứng và năng suất sinh sản của đàn giống trong giai đoạn tiếp theo.

4.1.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm từ 1 - 19 tuần tuổi

Kết quả theo dõi lượng thức ăn thu nhận của gà trong giai đoạn 1 - 19 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.4.

Từ kết quả thu được ở bảng 4.4 chúng tôi thấy, lượng thức ăn thu nhận của đàn gà tăng dần qua các tuần tuổi. Lượng thức ăn thu nhận thấp nhất ở giai đoạn 01 tuần tuổi đối với gà trống Hồ là 8,8g/con/ngày, đối với gà mái ISA - JA57 là 9,4g/con/ngày và cao nhất ở tuần tuổi 19 đối với gà trống Hồ là 109,4g/con/ngày, gà mái ISA - JA57 là 60,2g/con/ngày. Đàn gà mái ISA - JA57, lượng thức ăn luôn đạt tương đương so với tiêu chuẩn. Đối với đàn gà trống trong giai đoạn 4 tuần tuổi đầu gà đều ăn ít hơn so với tiêu chuẩn từ 2 - 3,5 g/con. Nguyên nhân có thể được lí giải do gà mới nở sức đề kháng kém, đặc biệt tuần 3 gà bị mắc cầu trùng nên gà ăn ít hơn. Từ tuần 5 đến hết giai đoạn hậu bị gà đều ăn cao hơn so với tiêu chuẩn do chế độ chăm sóc tốt, nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với giai đoạn phát triển của gà. Mục tiêu của công ty luôn đặt mục tiêu là khối lượng thực tế cao hơn khối lượng tiêu chuẩn đề ra.

Bảng 4.4. Lượng thức ăn thu nhận của gà bố mẹ thí nghiệm giai đoạn từ 1 - 19 tuần tuổi (g/con/ngày

n = 2

Gà trống Hồ Gà mái ISA - JA57

Thí nghiệm (g) Tiêu chuẩn (g) Thí nghiệm (g) Tiêu chuẩn (g) 1 8,8 12 9,4 Tự do 2 20,5 24 18,2 Tự do 3 27 30 24,5 Tự do 4 33 35 32,3 31 5 41 40 35,2 34 6 42,3 46 40,4 39 7 55,6 50 43,3 43 8 65,9 53 46,5 46 9 73 56 47,3 48 10 75 58 48,5 50 11 84 60 49 50 12 87,7 70 51,7 52 13 95 80 54,7 52 14 99 90 57,7 55 15 105 95 58,8 55 16 106 100 58,5 58 17 108,0 103 59,1 60 18 110 105 59,2 63 19 109,4 109 60,2 66 1 – 19 70,85 64 44,97 50,13

Lượng thức ăn thu nhận trung bình từ 1 - 19 tuần tuổi của gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 lần lượt là 70,85 và 44,97 g/con/ngày. Như vậy, lượng thức ăn ăn vào trung bình của gà trống Hồ và gà mái ISA - JA57 tương ứng là 9,42 và 5,98 kg thức ăn/con.

Lượng thức ăn thu nhận của gà trống Hồ trong nghiên cứu là thấp hơn ở tuần 1 nhưng lại cao hơn ở tuần 19 so với kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Vũ (2012). Lượng thức ăn trung bình của gà trống Hồ từ 1 - 19 tuần trong nghiên cứu cũng cao hơn so với tác giả trên (70,85 so với 63,3 g/con/ngày tương ứng). Trong khi đó, cũng chỉ tiêu này ở gà mái ISA-JA57 lại cho thấy điều ngược lại, thu nhận thức ăn

trung bình từ 1 - 19 tuần trong nghiên cứu lại thấp so với cùng tác giả (44,97 so với 50 g/con/ngày). Sự khác nhau có thể là do thời điểm nuôi khác nhau, thay đổi chế độ ăn và một phần dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn của gà.

Như vậy, lượng thức ăn thu nhận tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể gà, lượng thức ăn thu nhận ở con trống thường cao hơn con mái. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm. Do gà trống có khả năng sinh trưởng mạnh hơn, yêu cầu về trao đổi, chuyển hoá cơ bản của gà trống cao hơn từ 6 - 7% so với gà mái, nên lượng thức ăn tiêu thụ cũng nhiều hơn. Ngoài ra, lượng thức ăn thu nhận có thể bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, chế độ cho ăn và dịch bệnh xảy ra trên đàn gà trong thời gian nuôi thí nghiệm.

4.1.5. Tuổi thành thục sinh dục của gà giống bố mẹ

Kết quả theo dõi tuổi thành thục sinh dục của đàn gà mái ISA - JA57 được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tuổi thành thục sinh dục của gà mái ISA - JA57 nuôi thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Thí nghiệm Tiêu chuẩn

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Tuần 20 -

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% Tuần 23 23

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30% Tuần 24 24

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% Tuần 25 25

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao Tuần 26 28 - 29

Tỷ lệ đẻ đỉnh cao % 87,67 92,50

Kết quả ở bảng 4.5 chúng tôi thấy, đàn gà mái giống ISA - JA57 được phối với gà trống Hồ có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên vào tuần 20. Tỷ lệ đẻ trứng đạt 5 %, 30 %, 50 % lần lượt ở tuần thứ 23, 24 và 25. Tỷ lệ đẻ trứng đỉnh cao nằm ở tuần thứ 26. Theo tiêu chuẩn của hãng cho biết tuổi đẻ 5 %, 30 %, 50 % là tuần thứ 23, 24, 25 và đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần 28 - 29. Như vậy, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5 %, 30 % và 50 % đạt tương đương nhưng tuổi đạt tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở tuần thứ 26 sớm hơn 2 tuần so với tiêu chuẩn của công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ đẻ đỉnh cao trong nghiên cứu lại thấp hơn so với tiêu chuẩn đề ra của công ty (87,67% so với 92,50 %) nhưng tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)