Tuổi thành thục sinh dục của gà mái ISA-JA57 nuôi thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 48 - 52)

Chỉ tiêu ĐVT Thí nghiệm Tiêu chuẩn

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên Tuần 20 -

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% Tuần 23 23

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 30% Tuần 24 24

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% Tuần 25 25

Tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao Tuần 26 28 - 29

Tỷ lệ đẻ đỉnh cao % 87,67 92,50

Kết quả ở bảng 4.5 chúng tôi thấy, đàn gà mái giống ISA - JA57 được phối với gà trống Hồ có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên vào tuần 20. Tỷ lệ đẻ trứng đạt 5 %, 30 %, 50 % lần lượt ở tuần thứ 23, 24 và 25. Tỷ lệ đẻ trứng đỉnh cao nằm ở tuần thứ 26. Theo tiêu chuẩn của hãng cho biết tuổi đẻ 5 %, 30 %, 50 % là tuần thứ 23, 24, 25 và đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần 28 - 29. Như vậy, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5 %, 30 % và 50 % đạt tương đương nhưng tuổi đạt tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở tuần thứ 26 sớm hơn 2 tuần so với tiêu chuẩn của công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ đẻ đỉnh cao trong nghiên cứu lại thấp hơn so với tiêu chuẩn đề ra của công ty (87,67% so với 92,50 %) nhưng tỷ lệ vẫn nằm trong biên độ cho phép.

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên của gà mái ISA - JA57 được phối với trống Hồ trong nghiên cứu này là tương đương và tuổi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao rút ngắn hơn 1 tuần nhưng tỷ lệ đẻ đỉnh cao lại có phần thấp hơn so với công bố của Phạm Đức Vũ (2012).

Kết quả về tỷ lệ đẻ quả trứng đầu tiên và tỷ lệ đẻ đỉnh trong nghiên cứu là sớm hơn. Điều này đã cho thấy công ty đã xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, qui trình kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý cho đàn gà mái ISA - JA57 phối với gà trống Hồ. Ngoài ra, việc kiểm soát, chọn lọc để nâng cao chất lượng đàn giống đã được thực hiện đúng quy trình nên đàn gà có độ đồng đều cao và gà đẻ tương đối đồng loạt, tỷ lệ đẻ tăng lên khá nhanh và đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ sớm hơn so với tiêu chuẩn đề ra của công ty.

4.1.6. Tỷ lệ đẻ của gà mái ISA - JA57 phối với trống Hồ

Trong chăn nuôi gà sinh sản, tỷ lệ đẻ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất được người chăn nuôi quan tâm đến. Tỷ lệ đẻ là thước đo đánh giá năng suất trứng của gà sinh sản, nó phản ánh chất lượng đàn giống cũng như trình độ nuôi dưỡng của các cơ sở giống. Đối với một giống gà tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ kéo dài là kết quả của quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý. Đảm bảo thức ăn cân bằng các chất dinh dưỡng thoả mãn đủ nhu cầu sinh lý, sinh sản của gà cũng như thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ dẫn đến năng suất trứng cao.

Sản lượng trứng là một tính trạng có hệ số di truyền thấp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, dịch bệnh, chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện ngoại cảnh.

Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ của đàn gà mái ISA - JA57 được phối với trống Hồ được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6 và đồ thị 4.2. Đàn gà mái ISA - JA57 bắt đầu đẻ ở tuần tuổi 20 và tỷ lệ đẻ tăng dần theo tuần tuổi. Gà đẻ rộ ở tuần 25 với tỷ lệ đẻ đạt 75,76% và tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 26 là 87,67%. Tỷ lệ đẻ có xu hướng giảm dần từ tuần thứ 27 đến tuần 46. Tỷ lệ đẻ trung bình của đàn gà mái ISA - JA57 phối với trống Hồ từ 20 - 46 tuần tuổi là 67,16 %.

Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ của đàn gà mái ISA - JA57 phối với trống Hồ (%)

Tuần tuổi Thí nghiệm Tiêu chuẩn

20 0,11 - 21 0,19 - 22 0,97 - 23 7,73 5 24 39,84 41 25 75,76 75 26 87,67 86 27 83,67 91,5 28 83,03 92,5 29 82,88 92,5 30 83,54 92,3 31 82,37 91,7 32 80,84 91,1 33 82,38 90,5 34 81,11 89,9 35 80,17 89,3 36 79,89 88,6 37 77,10 87,9 38 77,51 87,1 39 76,29 86,3 40 75,19 85,5 41 73,63 84,7 42 73,2 83,9 43 73,57 83,1 44 72,73 82,3 45 70,78 81,5 46 68,69 80,7 20 - 46 67,16 72,59

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ đẻ của đàn gà mái từ 20 - 46 tuần tuổi

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ đẻ trứng thấp hơn so với tiêu chuẩn đưa ra. Nguyên nhân này có thể giải thích là do điều kiện cơ sở vật chất không được đầu tư đồng bộ nên chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm….) và kỹ thuật chăn nuôi chưa đạt được đến mức chuẩn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các đàn gà nhập nội chưa đạt được năng suất như các đàn nguyên sản (Nguyễn Thị Mai và cs., 2009). Mặt khác, khi đàn gà bước vào giai đoạn sinh sản thì thời tiết bắt đầu trở lạnh, bởi sự chuyển mùa từ thu sang đông, chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sức sản xuất của đàn gà.

4.1.7. Năng suất trứng

Đối với gà mái, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là hai chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức sản xuất. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng đàn giống cũng như trình độ chăm sóc nuôi dưỡng của các cơ sở giống. Theo Nguyễn Thị Mai (2009) năng suất trứng có hệ số di truyền thấp h2 = 0,2 - 0,3 nên chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Ở điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ ăn khác nhau, gà cho năng suất trứng khác nhau. Để minh chứng rõ hơn về điều này, chúng tôi tiến hành theo dõi ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô trong khẩu phần hỗn hợp của gà mái đẻ đến năng suất trứng, kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sản xuất của công thức lai giữa gà trống hồ với mái ISA JA57 tại công ty TNHH dabaco (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)