Tiêu thụ chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 66)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.5. Tiêu thụ chuối

UBND huyện đang chỉđạo đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn nông dân sản xuất chuối theo quy trình VietGAp, xây dựng nhãn hiệu tập thể chuối tiêu hồng Khoái Châu, khuyến khích các hộ nông dân liên kết sản xuất, liên kết với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ chuối. Liên kết với những hệ thống siêu thị lớn như BigC, Fivimart... đã hợp tác và thu mua sản phẩm chuối tiêu hồng Khoái Châu.

Tuy nhiên mới chỉ có rất ít hộ có đủ tiêu chuẩn về chất lượng và hình thức để được các siêu thị chọn để hợp tác.

Huyện Khoái Châu đã hình thành những điểm thu mua nông sản tập trung tại các xã hoặc các chợ đầu mối như chợ Phủ, chợ Bái, chợ Đông Tảo để vận chuyển đi tiêu thụ tại các tỉnh lân cận, các khu đô thị, nhà hàng, khách sạn, khu dân cư, sơ chế xuất khẩu.

4.1.5.1. Kênh tiêu thụ chuối

Chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu phần lớn tiêu thụtrong địa phương, chỉ có một số nhỏ hộ sản xuất tập trung có sản phẩm xuất khẩu ra thịtrường nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm chuối của huyện Khoái Châu hầu như không được tiêu thụ theo hợp đồng. Người thu gom địa phương và người mua buôn của các tỉnh như Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… và xuất khẩu đi Trung Quốc, khi có nhu cầu họ đến tận vùng sản xuất thu mua theo kiểu thoả thuận miệng, mua chuyến nào thoả thuận giá, khối lượng mua chuyến đó, thanh toán bằng tiền mặt. Không có các hợp đồng có trước bằng văn bản theo quyết định 80/CP của Chính phủ.

Kênh tiêu thụ trong nội địa, phần lớn là kênh tiêu thụ tự do. Đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu do người sản xuất tự lo, do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp không có khảnăng đảm nhiệm khâu tiêu thụ sản phẩm, và cũng chưa có các công ty hay các doanh nghiệp đặt vấn đề thu mua và hợp đồng với các hộ trồng chuối. Đây sẽ là khó khăn lớn khi diện tích chuối tiêu huyện Khoái Châu mở rộng theo hướng sản xuất hàng hoá.

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ chuối

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Người sn xut Người tiêu dùng Công ty Xuất khẩu (62%) (8%) Người bán lẻ (12%)

Người thu gom

(3%)

Người thu gom/

Bán buôn Người bán lẻ

Đặc điểm các kênh tiêu thụ chuối của huyện Khoái Châu thường là ngắn, không có nhiều tác nhân tham gia trong các kênh tiêu thụ. Sản phẩm thường được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc qua một đến 2 tác nhân khác như: thương lái, người thu gom, người bán lẻ... trước khi bán đến người tiêu dùng.

Kênh cấp không:

Người sản xuất trực tiếp mang chuối tiêu do mình sản xuất đến các khu dân cư, các chợ nội, ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận bán cho người tiêu dùng. Đây là kênh tiêu thụ chính của Hưng Yên, do sản xuất chuối không tốn quá nhiều công lao động, sốlao động dư dôi trong quá trình sản xuất được sử dụng cho tiêu thụ chuối của gia đình. Các lao động của gia đình đem chuối tiêu đi bán trực tiếp sản phẩm của mình. Phương tiện vận chuyển của họ chủ yếu là xe đạp và xe máy. Khi có sản phẩm họ chuyên chở đi bán tại các khu chung cư, các chợ bán lẻ và bán rong trên đường phố Hà Nội kênh này chiếm tới 62% khối lượng chuối tiêu bán ra của gia đình.

Người sản xuất bán trực tiếp chuối tiêu cho những người xuất khẩu (chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc) ngay tại vườn của mình, hoặc các điểm thu mua của người xuất khẩu. Khối lượng chuối bán theo kênh này mấy năm qua không nhiều chỉ chiếm khoảng 8% khối lượng chuối tiêu bán ra của gia đình.

Kênh cấp 1

Người sản xuất bán chuối cho những người bán lẻ tại các chợ địa phương hoặc những người bán lẻ tại khu chung cư, các chợ nội, ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận. Khối lượng chuối bán theo kênh này chiếm khoảng 12% khối lượng chuối tiêu bán ra của gia đình.

Kênh cấp 2

Thường là kênh 3 cấp: Kênh này thường dùng cho có sự tham gia của các nhà buôn chuyên nghiệp, buôn đường dài. Chuối tiêu huyện Khoái Châu được các nhà buôn đường dài đến từ Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định… đến mua họ thường là các khách hàng quen. Họ thường mua chuối tiêu thông qua những người thu gom địa phương để nhận hàng, hoặc có thể mua trực tiếp của các hộ trồng chuối, sau đó bán cho những người bán lẻ và bán tới người tiêu dùng. Khối lượng chuối bán theo kênh này chiếm khoảng 15% khối lượng chuối tiêu bán ra của gia đình.

Kênh cấp 3

Người sản xuất bán chuối cho người thu gom, sau đó người thu gom bán cho người xuất khẩu. Khối lượng chuối bán theo kênh này chiếm khoảng 3% khối lượng chuối tiêu bán ra của gia đình. Theo các hộ điều tra, số lượng chuối này chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu chuối của họ hầu như quanh năm và tập trung nhiều vào các tháng mùa đông của Trung Quốc. Các vùng sản xuất chuối tập trung ở Hưng Yên có thể liên hệ với các tư thương xuất khẩu chuối tiêu tiểu ngạch lớn, thường xuyên, có uy tín sang Trung Quốc. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng nông sản nói chung và chuối tiêu nói riêng sang Trung Quốc thường gặp rủi ro trong khâu giao nhận hàng và thanh toán do không có các bản hợp đồng có tính pháp lý. Do vậy, cần xây dựng mối quan hệ bạn hàng lâu dài thông qua lòng tin, hoặc có những hợp đồng mua bán được ký kết có tính pháp lý cao làm cơ sở giải quyết khi có tranh chấp.

4.1.5.2. Các thị trường tiêu thụ chính

* Thị trường nội địa

Người tiêu dùng với thói quen sử dụng các sản phẩm tươi. Do trước đây hầu hết các loại chuối tiêu không có chất lượng tốt vào các tháng mùa hè nên người tiêu dùng tháng ăn chuối vào các tháng từ mùa thu đến tháng đầu mùa hè năm sau, đặc biệt là nhu cầu sử dụng nhiều chuối vào dịp Tết nguyên đán do giá bán cao trong dịp này nên người sản xuất rất chú trọng bố trí thời vụ trồng để thu hoạch chuối bán vào dịp tết. Điều này có tác động không nhỏ tới các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung nếu không có các giống chuối tiêu có chất lượng ổn định quanh năm và bố trí thời hoạch chuối tiêu phù hợp theo yêu cầu thị trường. Với quy mô sản xuất chuối của Hưng Yên hiện nay cung cấp cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, vấn đề tiêu thụ không lớn lắm, nhưng với vùng sản xuất chuối tiêu tập trung chuyên canh cao, sản xuất ra khối lượng lớn, khâu tiêu thụ chuối tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh các kênh tiêu thụ truyền thống, tiếp cận với kênh tiêu thụ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng kinh doanh rau quả, như: Big-C, Metro Cash & Carry, Fivimart, Intimex... Để tiếp cận với kênh tiêu thụ hiện đại, các cơ sở, các hộ trồng chuối phải có đủ các điều kiện:

- Có chứng chỉ quản lý chất lượng VietGAP hoặc giấy chứng nhận vùng đủđiều kiện sản xuất chuối tiêu an toàn do Sở Nông nghiệp và PTNT cấp.

- Có khảnăng cung cấp chuối tiêu hàng ngày cho các siêu thị. - Có các cam kết chia sẻ rủi ro.

- Tiêu chuẩn nhập chuối tương đương với tiêu chuẩn chuối xuất khẩu ở Việt Nam (10TCN 568- 2003).

* Thị trường quốc tế

Chuối tiêu của Hưng Yên chủ yếu bán cho các thương lái xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Nhưng kênh tiêu thụ này cũng khá bấp bênh, không ổn định do phụ thuộc nhiều vào thương lái và phía Trung Quốc. Các thị trường khác trên thế giới tuy nhu cầu về chuối tiêu Cavendish có xu hướng tăng lên, nhưng lại kèm theo các yêu cầu sản phẩm phải có chứng nhận globalGAP hoặc EuroGAP, đây là thách thức lớn đối với những người sản xuất chuối tiêu của Hưng Yên. đểđẩy mạnh xuất khẩu rất cần có các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung theo tiêu chuẩn GAP tạo tiền đề cho xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhất là các thị trường của các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản... Hưng Yên cần khai thác tốt lợi thế của vùng đất bãi ven sông Hồng để phát triển vùng sản xuất chuối tiêu theo hướng xuất khẩu với các tiêu chuẩn được chứng nhận GlobalGAP hoặc EuroGAP. đây là giải pháp tốt nhất nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp các vùng sản xuất chuối tiêu tập trung ở Hưng Yên phát triển bền vững.

Xuất khẩu chuối tiêu tiểu ngạch sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới, hình thức này phù hợp với điều kiện sản xuất và xuất khẩu của Hưng Yên hiện nay. Đây là thị trường truyền thống, không quá “khó tính” cho ta nhiều lợi thế: Khoảng cách địa lý gần, chi phí vận chuyển, kho bãi thấp; giá cả tương đối cao so với trong nước; có thể xuất khẩu quanh năm, đặc biệt vào mùa đông của Trung Quốc.

Tuy nhiên, để xuất khẩu được vào thị trường này cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:

Bảng 4.9. Chỉ số kỹ thuật của chất lượng của thị trường Trung Quốc

Các chỉ số

đánh giá Sxuản phất sắẩc m Sảlon phại 1 ẩm tiêu chuĐạt ẩn

Những đặc tính Màu sắc vỏ quả, hình thái quả Chuối cùng loại giống hình dáng quả nguyên vẹn, vỏ màu xanh đậm, sáng bóng, sạch Chuối cùng loại giống hình dáng quả nguyên vẹn và vỏ màu xanh, sạch Chuối cùng loại giống hình dáng quả chưa hoàn chỉnh, vỏ màu xanh, sạch Thời hạn Thời hạn thích hợp, quả tròn trĩnh 75% ~

80% Thời hạn thích hợp, quả tròn trĩnh 75% ~ 80% Thời hạn thích hợp, quả tròn trĩnh 75% ~ 80% Trọng lượng, số nải Chiều dài Mỗi buồng trọng lượng 18 kg, không ít hơn 7 nải, nải ở giữa độ dài quả không nhỏ hơn 23cm Mỗi buồng trọng lượng 14kg Không ít hơn 6 nải, độ dài quả không nhỏhơn không ít hơn 20cm

Mỗi buồng trọng lượng 11kg, không ít hơn 5 nải chiều dài quải không nhỏ hơn 18cm

Số quả/ Kg

Chuối không được vượt quá 12 quả/kg. Số quả vượt chiếm không quá 3% tổng số

Chuối không được vượt 16 quả/kg. Số quả vượt chiếm không quá 5% tổng số

Chuối không được vượt 20 quả/kg. Số quả vượt chiếm không quá 10% tổng số

Thương tích

- Không có quả thối, quả nứt phá vỡ trái cây. - Trục cuống không bị nghiền nát, trầy xước, cháy nắng, - Sẹo, vảy và sâu bệnh khác không quá thiệt hại cuống quả

- Không có quả thối, quả nứt phá vỡ trái cây. - Trục cuống không bị nghiền nát, trầy xước, cháy nắng, - Sẹo, vảy và sâu bệnh khác không quá thiệt hại cuống quả

- Không có quả thối, quả nứt phá vỡ trái cây. - Trục cuống không bị nghiền nát, trầy xước, cháy nắng, - Sẹo, vảy và sâu bệnh khác không quá thiệt hại cuống quả Nguồn: Tiêu chuẩn chuối nhập khẩu của CHND Trung Hoa - GB 9.827-88 (2003)

2) Yêu cầu đóng gói

- Thị trường quốc tế

- Bao bì: Hộp, giỏđựng chuối phải sạch sẽ, không mùi, không có lỗ sâu và hiện tượng nấm mốc xuất hiện.

+ Thùng carton: Bằng giấy gói hàng loại dày hoặc bằng tôn giấy làm thành một hộp có trọng lượng tịnh 12kg hoặc 18kg.

+ Trái chuối xếp cong lưng áp thành, không xếp nằm. + Tường giỏ có phủ giấy vệ sinh một hoặc nhiều lớp.

- Bao bì phải được đánh dấu vào tên sản phẩm, số lớp, trọng lượng, trọng lượng Net, ngày đóng gói, nguồn gốc, trạm thu và tên thanh tra.

3) Tiêu chuẩn về các chỉ số lý hoá của sản phẩm chuối tiêu

Bảng 4.10. Tiêu chuẩn về các chỉ số lý hoá của thi trường Trung Quốc

Tiêu chuẩn Chỉ số lý hóa

- Độ cứng trái cây 15 ~ 16kg/cm

- Tỷ phần ăn được ≥ 60 %

- Hàm lượng các chất rắn hòa tan ≥ 18 % - Hàm lượng axit Titratable 0,1 ~ 0,4 %

- Đường tổng số hoà tan ≥ 16 %

- Tinh bột ≥ 18%

- Độẩm ≤ 75%

- Kali ≥ 250 mg/100g

Nguồn: Tiêu chuẩn chuối nhập khẩu của CHND Trung Hoa - GB 9.827-88 (2003)

Mặc dù tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì đóng gói được quy định như vậy nhưng thực tế xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch không đòi hỏi cao đến như vậy. Hiện nay số lượng tư thương của Việt Nam thu gom xuất khẩu chuối tiêu tiểu ngạch sang Trung Quốc rất nhiều và họ tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Hoạt động xuất khẩu chuối của họ hầu như quanh năm và tập trung nhiều vào các tháng mùa đông của Trung Quốc.

Đối với những công ty xuất khẩu chính ngạch, các công ty thường xuyên thu mua sản phẩm của vùng quy hoạch chuối tại Khoái Châu có thể kểđến như:

+ Công ty Cổ phần xuất khẩu rau quảI (389 Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội)

+ Chi nhánh Tổng công ty rau quả, nông sản - VinaBiz (số79 đường Trần Đăng Ninh, TP. Lạng Sơn)

+ Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang ( Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)