Tình hình phát triển sản xuất chuối ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chuối

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chuối

2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất chuối ở Việt Nam

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộgia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồng chuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha.

Bảng 2.3.Tình hình sản xuất chuối ởcác vùng năm 2016

Năm 2016

Diện tích (ha) Sản Lượng (tấn)

Cảnước 116.138 1.925.705

ĐB Sông Hồng 18.502 454.134

Trung du Miền Núi Phía Bắc 15.779 236.400

Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung 29.255 447.335

Tây nguyên 5.560 81.006

Đông Nam Bộ 9.254 163.290

ĐB Sông Cửu Long 37.788 543.540 Nguồn: Tổng cục thống kê (2017)

Theo Tổng cục thống kê năm 2017 diện tích chuối của cả nước là 116.138ha, sản lượng 1.936.705 tấn. Vùng trồng chuối lớn nhất là Đồng bằng

sông Cửu Long chiếm 32,53% diện tích, 28,06 % sản lượng, Đồng bằng sông Hồng chiếm 15,93% diện tích, 23,58% sản lượng, Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung chiếm 25,19% diện tích, 23,23% sản lượng chuối so với cả nước. Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi có năng suất chuối cao nhất cả nước, do điều kiện đất đai màu mỡ, điều kiện thời tiết thuận lợi và người dân có khả năng thâm canh cao.

Hiện tại, chưa có bộ giống chuối phù hợp cung cấp cho từng vùng, từng địa phương. Trong những năm gần đây giống chuối tiêu hồng, một giống chuối quý được sử dụng thay cho các giống chuối tiêu khác ở một số địa phương miền Bắc như Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ. Đây là giống chuối cho năng suất cao, chất lượng vượt trội các giống chuối tiêu khác vào vụ hè. Hiện tại, mỗi cây chuối tiêu hồng có số nải trung bình khoảng 11 nải/buồng và số nải hữu hiệu là 9 nải chiếm trên 80% số nải trên buồng. Trọng lượng trung bình mỗi buồng là 30 kg. Nếu so với giống chuối tiêu đang được trồng phổ biến thì giống chuối tiêu hồng cho năng suất cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần. Đặc biệt, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch chỉ từ 12 đến 14 tháng, vụ thu hoạch cũng tập trung trong 3 đến 4 tuần.

*Tình hình phát triển sản xuất chuối tại Lào Cai

Cây chuối bắt đầu "bén duyên" với bà con dân tộc tại Lào Cai từ khoảng năm 2006. Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và trình độ canh tác của người dân, qua nhiều năm, cây chuối nhanh chóng trở thành cây trồng chủ lực giúp Lào Cai phát triển kinh tế.

Từ hơn 100ha trồng thử nghiệm ban đầu tại huyện Mường Khương, đến nay, toàn tỉnh Lào Cai đã có hơn 1.200ha trồng chuối tại Bát Xát, Mường Khương, Bảo Thắng và Thành phố Lào Cai. Hiện nay, bà con chủ yếu trồng chuối theo 2 mô hình: tự nhân giống, tự bán cho thương lái và mô hình liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu.

Tại huyện Bảo Thắng và Bát Xát, mô hình liên kết doanh nghiệp với người trồng những năm qua mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, ở xã Thái Niên, Vạn Hòa (huyện Bảo Thắng), từ năm 2009, người dân tham gia dự án trồng chuối và cao su trên diện tích hơn 1.400ha theo mô hình liên kết với Công ty TNHH Hoàng Lan. Dự án này mang lại việc làm cho hơn 175 hộ dân với trên 800 nhân khẩu. Trong đó, vùng trồng chuối rộng hơn 500ha cho sản lượng khoảng 15.000 tấn mỗi năm.

Theo mô hình này, doanh nghiệp hỗ trợ nông dân về vốn, giống, kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc và tính công cho tới thời điểm thu hoạch. Giống chuối trồng tại đây là chuối B5, được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô nên chất lượng cây giống đồng đều, sạch bệnh. Bà con được hướng dẫn làm các vườn ươm theo đúng kỹ thuật. Trong thời gian trồng, cán bộ doanh nghiệp hướng dẫn nông dân cách bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng và thực hiện kỹ thuật bao trái để chuối thu hoạch có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Để vùng trồng chuối cho sản lượng ổn định, chất lượng quả đều, từ năm 2009 Công ty TNHH Hoàng Lan đầu tư 3 hệ thống tưới nhỏ giọt gồm hồ chứa, hệ thống ống dẫn nước và van cho hơn 200ha chuối tại Bảo Thắng.

Từ khi có hệ thống tưới, hơn 200ha chuối tại Bảo Thắng cho quả đều đặn, năng suất trung bình 30 tấn trên một ha mỗi vụ, mang lại thu nhập ổn định cho người trồng từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm. Tới thời điểm thu hoạch, toàn bộ chuối được thị trường Trung Quốc bao tiêu toàn bộ với giá trung bình 6.000 đồng một kg. Thị trường đầu ra và sản lượng chuối đều ổn định giúp giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương.

Tỉnh Lào Cai dự kiến tiếp tục quy hoạch, mở rộng vùng và diện tích trồng chuối tại những xã có địa hình, thổ nhưỡng và lao động phù hợp, góp phần khẳng định thương hiệu chuối Lào Cai và nâng cao đời sống cho đồng bào các dântộc (Vân Nguyễn, 2017).

* Tình hình phát triển sản xuất chuối ở Long An

Trại chuối tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An của Võ Quang Huy (ngụ xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An) là không ai không biết đến người được mệnh danh là “vua chuối”, bởi ông đã đưa loại trái cây này sang bàn ăn của đất nước “khó tính” bậc nhất thế giới: Nhật Bản.

. Quá trình sản xuất chuối tại trang trại của ông Huy hoàn toàn khép kín từ khâu giống, chăm sóc cho đến thu hoạch, đóng gói và có kho bảo quản riêng. Cả trang trại được tưới nước bằng hệ thống tự động với đường ống “khủng” dài 50km. Quả chuối được bao bọc cẩn thận từ lúc trái còn ở vườn đến khi thu hoạch để tránh tình trạng bị sâu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng, cũng như thẩm mỹ. Vị giám đốc nông dân này cũng cho lắp đặt hệ thống ròng rọc trên cao quanh trang trại để vận chuyển chuối tránh va đập làm hư trái. Mỗi buồng chuối nặng 40kg sẽ được tựđộng vận chuyển về khu xử lý khi đến thời điểm thu hoạch.

Hàng ngàn nhân công chăm sóc chuối theo quy trình hoàn toàn hữu cơ.Để bảo đảm trái chuối không bị va đập trong quá trình vận chuyển, ông Huy xây dựng hệ thống vận chuyển bằng ròng rọc trên cao dài hàng trăm km quanh trang trại. Các buồng chuối theo hệ thống này tự động vận chuyển về khu xử lý. Trang trại còn có hệ thống đường ống tưới nước dài khoảng 50km.

Khi trái chuối lớn, từng buồng được “mặc áo” để ngăn chặn sâu bệnh, côn trùng. Đến khi thu hoạch, nhân viên đóng gói bắt đầu quy trình “xử lý từng trái”, loại bỏ những trái xấu. Có khi, vì vài trái xấu mà phải bỏ cả nải chuối.

Sau khi được làm sạch bụi, loại bỏ phần cuống thừa, chuối tiếp tục được thả trong hồ khử khuẩn. Sau đó, nhân viên vớt lên lau khô, lót lớp xốp mỏng giữa 2 lớp trái trong nải để chuối không bị thâm, tì vết. Chuối tiếp tục được đưa vào túi ni-lông, hút chân không rồi xếp vào thùng, đưa vàokho lạnh. Từ đây, chuối sẽ theo container ra cảng, theo tàu biển đi Dubai, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trồng chuối từ năm 2014, giữa năm 2015 ông đăng ký thương hiệu chuối FOLHA tính đến nay ông đã xuất khẩu được 500 tấn sang các nước và được đón nhận khá tốt.

Từ 100ha ban đầu, năm 2016 diện tích chuối của ông Huy đã mở rộng sang tỉnh Tây Ninh, tăng lên 200ha với sản lượng khoảng 4.000 tấn, giá chuối dao động từ 5.000 đến 10.000 đồng một kg, mỗi năm thu lãi hàng chục tỷ đồng. Trang trại chuối của ông còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.

Sản phẩm chuối sạch của "Hai Lúa" Long An này được kiểm nghiệm chặt chẽ, đủ sức đi các thị trường khó tính, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang các nước Trung Đông. Các thương gia ở Dubai đã tìm về tận khu vườn triệu đô của ông Huy kiểm tra, đánh giá và đã ký nhiều đơn hàng dài hạn để chuối Việt Nam vào các nước thuộc khu vực Trung Đông(Minh Hạnh, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)