Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khoái Châu

Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, diện tích trồng chuối của huyện Khoái Châu tăng dần qua từng năm, kèm theo đó là sựtăng lên về năng suất cho thấy hiệu quả trong sản xuất của các hộ dân tại huyện Khoái Châu. Kết quảđó đạt được một phần là do chủtrương, chính sách của tỉnh Hưng Yên về quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên và lợi thế so sánh của địa phương.

Quy hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất chuối tiêu theo hướng xuất khẩu, trên cơ cở quy hoạch chung phù hợp sinh thái vùng và là vùng có đủđiều kiện sản xuất chuối tiêu an toàn, trên cơ sở quy hoạch đề án “Quy hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi đến năm 2010 và định hướng đến 2015” của UBnD tỉnh Hưng Yên, quy hoạch các xã vùng bãi Tân Châu, Tứ Dân, Đông ninh, Đại Tập huyện Khoái Châu thuộc Tiểu vùng một của đề án với quy mô 400 – 500ha thành vùng sản xuất chuối tiêu an toàn (bản đồ 4.1).

Bản đồ 4.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung ở Khoái Châu

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2017)

Qua bản đồ quy hoạch trồng chuối tập trung của huyện Hưng Yên, có thể nhận thấy, vùng quy hoạch được bố trí nằm sát sông Hồng, nơi có nhiều phù sa bồi đắp, chất lượng đất màu mỡ phù hợp với sản xuất các cây ăn quả, đặc biệt là chuối. Chính những chính sách hợp lý và sự khuyến khích thúc đẩy của chính quyền địa phương đã làm tăng năng suất sản xuất chuối của huyện Khoái Châu.

Bảng 4.1. Diện tích vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Vùng sản xuất tập trung 112 23,09 246 39,11 432 61,71 Không thuộc vùng sản xuất tập trung 373 76,91 383 60,89 268 38,29 Tổng 485 100 629 100 700 100

Nguồn: Phòng thống kê huyện Khoái Châu (2017)

Qua bảng 4.1, kết quả cho ta thấy, tỉ lệ diện tích vùng sản xuất tập trung chiếm tỉ lệ thấp so với tổng dện tích đất sản xuất chuối của huyện Khoái Châu, tuy nhiên, tỉ lệ này có tỉ lệ phát triển nhanh, cho đến năm 2016, diện tích vùng sản xuất chuối tập trung đã đạt tới 432ha và chiếm 61% tổng diện tích canh tác chuối của huyện Khoái Châu. Tỉ lệ này ngoài việc mở rộng quy mô vùng sản xuất tập trung còn là sự sụt giảm của diện tích chuối sản xuất nhỏ lẻ. Lý do là một phần diện tích sản xuất chuối nhỏ lẻ đã được quy hoạch, một phần được người dân thuê để sản xuất quy mô lớn, làm diện tích sản xuất tập trung tăng nhanh. Tuy nhiên, mục tiêu có từ 400ha - 500ha sản xuất chuối an toàn của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên vẫn chưa đạt đến mức tối đa.

Việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung chuối tiêu hồng tại huyện Khoái Châu mang lại rất nhiều lợi ích cho người trồng chuối và chính quyền huyện Khoái Châu. Tập trung sản xuất, người trồng chuối có cơ hội đầu tư vốn, thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách tập trung, tận dụng tối đa lợi ích về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương nhằm giảm công chăm sóc, tiết kiệm chi phí, dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất. Đối với chính quyền huyện Khoái Châu, việc sản xuất tập

trung giúp giảm chi phí cho công tác quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm bán ra trên thị trường, dễ dàng hơn trong công tác quy hoạch, đưa sản phẩm chuối trở thành sản phẩm hàng hóa, tiết kiệm chi phí và nhân lực trong việc gây dựng thương hiệu, giúp người dân liên kết nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ lẫn việc sử dụng đầu vào, từng bước đưa sản phẩm và thương hiệu chuối Khoái Châu đến những thị trường xa và giàu tiềm năng hơn, cải thiện cuộc sống của người dân tại địa phương.

Bảng 4.2. Đánh giá của hộ và cán bộ về công tác quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ 9 18,0 17 34,0 24 48,0 Nhóm hộ sản xuất tập trung 28 56,0 14 28,0 8 16,0 Cán bộ địa phương 10 58,8 5 29,4 2 11,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo kết quảđánh giá của hộ về công tác quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khoái Châu cho thấy đa số hộ sản xuất tập trung đánh giá công tác quy hoạch là phù hợp chiếm 56% số hộ, chỉ có 16% số hộ sản xuất tập trung đánh giá là chưa phù hợp. Vì nhóm hộ sản xuất tập trung là thuộc các xã quy hoạch nên đa số hộ khá hài lòng về công tác quy hoạch của huyện. Còn các hộ sản xuất nhỏ lẻ thì có 48% số hộ đánh giá là chưa phù hợp, nhiều hộ mong muốn huyện mở rộng vùng quy hoạch để có thể mở rộng quy mô sản xuất. Còn về cán bộ địa phương thì đánh giá công tác quy hoạch là phù hợp có 58,8% số cán bộ đánh giá quy hoạch phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và xu hướng phát triển nông nghiệp của huyện.

Hiện nay, vùng quy hoạch sản xuất chuối tuy đã được quy hoạch hoàn chỉnh nhưng có xu hướng mở rộng ra do người dân tựthuê đất hoặc chuyển đổi cây trồng khác sang trồng chuối. Hiện tượng này xảy ra một phần do hiệu quả kinh tế mà sản xuất chuối mang lại, mặt khác do việc sản xuất tập trung được quy

hoạch tốt, dễ dàng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và dễ quản lý nên người dân có xu hướng mở rộng sản xuất tại vùng sản xuất chuối tập trung. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, việc sản xuất chuối tập trung cũng có một số mặt hạn chế nhất định. Việc sản xuất với quy mô lớn dẫn đến việc cần tăng vốn đầu tư, khiến nhiều hộ gặp khó khăn về vốn, đòi hỏi việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cao hơn, cần những biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quảhơn, cần đầu tư nhiều công chăm sóc, đặc biệt là đối với các bệnh dễ lây lan trên cây chuối. Việc không kiểm soát được dịch bệnh có thể gây ra những tác động rất lớn, do sản xuất tập trung nên dịch bệnh có điều kiện để phát tán dễ dàng, dễ dẫn đến thiệt hại lớn cho cả vùng sản xuất.

Hộp 4.1. Huyện đang tập trung quy hoạch vùng sản xuất chuối

Hiện nay diện tích chuối tiêu hồng của huyện đã tăng lên với khoảng 500ha. Đây được coi là cây chủ lực được Khoái Châu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện cũng chủ trương đảm bảo ổn định diện tích, không mở rộng ồ ạt, tự phát để tránh chạy theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu. Hàng năm sản lượng chuối tiêu hồng đạt khoảng hơn 30.000 tấn, trị giá hơn 200 tỷ đồng.

Huyện đang quy hoạch và phát triển cây chuối tiêu hồng thành vùng sản xuất hàng hóa tại các xã Đại Tập, Tứ Dân, Tân Châu và Đông Ninh... Đây là những vùng đất bãi có thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây chuối.

Ông Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)