Xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.3. Xây dựng thương hiệu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các sản phẩm nông nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.

Chính vì nhận thức được những yếu tố quan trọng đó, chính quyền tỉnh Hưng Yên nói chung và chính quyền huyện Khoái Châu nói riêng đã thúc đẩy việc đăng ký bảo hộ sản phẩm chuối tiêu Khoái Châu. Sau nhiều thời gian và công sức, sản phẩm chuối tiêu hồng Khoái Châu đã chính thức được công nhận và bảo hộ sản phẩm.

Ngày 12-1, UBND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên công bố Quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chuối tiêu hồng Khoái Châu và trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng Khoái Châu đợt một cho 20 hộ nông dân trong huyện.

Huyện Khoái Châu là vùng trồng chuối tiêu hồng lớn ở tỉnh Hưng Yên, có diện tích hơn 500ha, trồng tập trung ở các xã TứDân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Hàm Tử... Quả chuối tiêu hồng có kích thước vừa phải, từ 180g đến 200g/quả, vị ngọt, thơm; năng suất chuối tiêu hồng đạt từ 35 tấn-50 tấn/ha/ năm, cho thu nhập từ 250 triệu đồng đến 350 triệu đồng/ ha/ năm. Huyện Khoái Châu có định hướng ưu tiên phát triển cây chuối tiêu hồng, phối hợp với cơ quan, đơn vị xây dựng các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm chuối tiêu hồng về: vỏ, chiều dài quả, đường kính, trọng lượng, mùi vị, hàm lượng kali, clo, vitamin...; thiết kế mẫu nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng Khoái Châu; xây dựng quy chế về quản lý và sử dụng nhãn hiệu; xác định bản đồđịa lý sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận...

Ngày 15-12-2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã ra Quyết định số 70428/QĐ- SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận chuối tiêu hồng Khoái Châu. Việc xây dựng nhãn hiệu “chuối tiêu hồng Khoái Châu” đã giúp

người trồng chuối huyện Khoái Châu nâng cao giá trị, danh tiếng sản phẩm; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng vùng trồng chuối trong việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Khoái Châu.

Để đạt được thương hiệu “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” chính quyền huyện Khoái Châu đã phải bỏ rất nhiều công sức và thời gian và sự đồng lòng của người dân trồng chuối. Trong hai năm 2012-2015 Sở Khoa học và Công nghệHưng Yên phối hợp với huyện Khoái Châu triển khai dự án "Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chuối tiêu hồng Khoái Châu”.

Dự án gồm các mục tiêu thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận nhằm nâng cao giá trị, danh tiếng của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể trên thị trường. Theo đó, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, giá trị sản xuất cho cộng đồng người dân vùng trồng chuối tiêu hồng Khoái Châu trong việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; thiết lập và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận, tạo lập và phát triển kênh thương mại nhằm bảo đảm tính ổn định của đầu ra sản phẩm.

Đơn vị thực hiện dựán đã xây dựng các tiêu chí cần chứng nhận cho sản phẩm của quả chuối như vỏ, chiều dài, đường kính, trọng lượng và mùi vị, hàm lượng kali, clo và vitamin... đồng thời thiết kếnăm mẫu nhãn hiệu chứng nhận để lựa chọn. Theo đó, toàn bộ huyện Khoái Châu được coi là khu vực địa lý sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Chuối tiêu Khoái Châu."

Để có được giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, chuối tiêu hồng Khoái Châu phải trải qua rất nhiều bước và các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt. Có thể chia làm 4 bước lớn như sau:

4.1.3.1. Tra cứu nhãn hiệu

Đây là công đoạn đầu tiên, rất quan trọng trong toàn bộ quy trình đăng ký nhãn hiệu. Đơn giản bởi vì nếu nhãn hiệu của bạn không đủ điều kiện bảo hộ nhãn hiệu mà bạn vẫn đăng ký thì đơn đăng ký nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối, toàn bộ kinh phí nộp đơn và thời gian chờ kết quả thẩm định rất dài sẽ lãng phí.

Cụ thểtrong giai đoạn này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ sử dụng chuyên môn và nghiệp vụđểđánh giá khảnăng bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Với kết quả tra cứu chuẩn xác, cam kết khả năng nhãn hiệu bảo hộ thành công

trước khi tiến hành soạn hồsơ và nộp đơn đăng ký, hạn chế tối đa chi phí và thời gian cho địa phương khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trong trường hợp nhãn hiệu có khảnăng bị từ chối bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có trách nhiệm tư vấn cho địa phương lựa chọn các phương án sử dụng tên nhãn hiệu, logo và đưa ra các giải pháp để doanh nghiệp có thể bảo hộ thành công nhãn hiệu của mình. Tất cả các khảnăng trùng, tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác, các khảnăng bị từ chối của nhãn hiệu đều có đối chứng bằng văn bản và giải thích chi tiết.

4.1.3.2. Soạn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Ởgiai đoạn này, các chuyên viên tư vấn của Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp xúc với đơn vịđăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hoàn thiện đầy đủ thông tin. Tiến hành lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu, viết mô tả mẫu nhãn hiệu, sao chụp mẫu nhãn hiệu theo đúng quy định và quy chuẩn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Chuẩn bị các văn bản pháp lý khác có liên quan. - Nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Theo dõi tiến trình của đơn, xử lý sai sót nếu có và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu trí tuệ về việc chấp nhận đơn hình thức đăng ký nhãn hiệu.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định hình thức trong thời gian 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

4.1.3.3. Công bố đơn và thẩm định nhãn hiệu

Trong thời gian 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽđược công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định nội dung trong thời hạn 9 tháng tiếp theo. Trên thực tế, do lượng đơn đăng ký được nộp vào Cục sở hữu trí tuệ quá lớn nên thời gian thẩm định nội dung thường kéo dài thêm từ3 đến 12 tháng. Muốn nhãn hiệu của mình được thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong đúng thời gian quy định, doanh nghiệp cần có cam kết với đơn vị đại diện của mình.

Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm luôn theo sát quá trình thẩm định đơn của doanh nghiệp, thông báo và trực tiếp xử lý phát sinh, tranh chấp nếu có. Đồng thời với kinh nghiệm và thẩm quyền chuyên môn, Cục Sở hữu trí tuệ cam kết hỗ trợ doanh nghiệp nhận được văn bằng bảo hộđúng thời hạn.

4.1.3.4. Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo về việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Doanh nghiệp có thể tự làm thủ tục nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc liên hệ với đơn vị đại diện của mình để được hướng dẫn.

Với việc được công nhận bảo hộ nhãn hiệu “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” đã mở ra một tương lai mới cho sản phẩm chuối của huyện Khoái Châu. Trước khi được cấp giấy bảo hộ, sản phẩm chuối của huyện Khoái Châu tuy đã khẳng định được thương hiệu và chất lượng trong tâm trí người tiêu dùng, nhưng việc giả danh, sản phẩm kém chất lượng trà trộn, lợi dụng làm mất uy tín của sản phẩm chuối huyện Hưng Yên gây ảnh hưởng rất lớn đến người sản xuất.

Tuy đã được cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể nhưng chuối tiêu hồng Khoái Châu (Hưng Yên) vẫn chưa phát triển bền vững, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Diện tích trồng chuối chưa tập trung với quy mô chuyên nghiệp và công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng trên diện tích nhỏ lẻ. Việc quản lý chất lượng chưa hiệu quả nên sản phẩm không xuất được sang các nước khó tính, chỉ bán trôi nổi nên giá trị kinh tế thấp, thậm chí có lúc không bán được. Do đó, các doanh nghiệp thu mua chuối đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không gom đủ hàng, còn các trang trại có muốn hội nhập thì lại không có nguồn vốn để mở rộng sản xuất.

Hộp 4.2. Xây dựng thương hiệu phát huy được lợi thế tuy còn nhiều hạn chế

Nhãn hiệu tập thể “Chuối tiêu hồng Khoái Châu” đã được cấp hơn một năm. Việc bảo hộ nhãn hiệu tạo thuận lợi cho nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh chuối liên kết sản xuất chuối chất lượng cao, đáp ứng về số lượng cho thịtrường nội địa và mởra hướng xuất khẩu ổn định. Chuối tiêu hồng của huyện Khoái Châu hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường bởi chất lượng thơm ngon, mẫu mã đẹp; cho năng suất hiệu quả cao. Không những được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước chuối tiêu hồng Khoái Châu còn được xuất khẩu ra nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga. Tuy nhiên, những ưu thế này chưa được tận dụng triệt để. Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất để phát triển bền vững ngành chuối Việt Nam nói chung và huyện Khoái Châu nói riêng chưa được đề cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, vì vậy chưa có nhiều hộ trồng chuối đạt được các tiêu chuẩn để xuất khẩu bởi còn nhiều khó khăn

Việc chuối tiêu hồng Khoái Châu được cấp nhãn hiệu và bảo hộ đã có những ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trồng chuối của huyện Khoái Châu. Tuy nhiên, các hộđược cấp chứng nhận nhãn hiệu và bảo hộ sản phẩm địa phương vẫn còn rất hạn chế so với sốlượng các hộ trồng chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc nhãn hiệu sản phẩm của địa phương có tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất và phát triển sản xuất chuối tại địa phương.

Bảng 4.5. Đánh giá của người dân và cán bộ vềảnh hưởng của việc bảo hộ

nhãn hiệu chuối tiêu hồng Khoái Châu

Rất tốt Tốt Bình thường SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ 5 10,0 10 20,0 35 70,0 Nhóm hộ sản xuất tập trung 20 40,0 20 40,0 10 20,0 Cán bộđịa phương 5 29,4 12 70,6 - -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Qua kết quảđiều tra khảo sát 17 cán bộđịa phương, 100 hộ sản xuất chuối thuộc 2 nhóm: sản xuất nhỏ lẻ và sản xuất tập trung về tác động của việc được công nhận và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm địa phương cho thấy: Hầu hết các đối tượng cho rằng, việc được bảo hộ nhãn hiệu có tác động tích cực đến việc sản xuất của người trồng chuối. Trong đó, 70,6% cán bộ địa phương cho rằng tác động của thương hiệu là tốt cho sản xuất và phát triến sản xuất chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu, 29,4% cán bộ cho rằng tác động này là rất tốt.

Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ có tỉ lệ 70% người cho rằng, tác động của việc được bảo hộthương hiệu là bình thường, chỉ có 20% và 10% số hộđược hỏi cho rằng tác động của nhãn hiệu tác động tốt và rất tốt tới sản xuất và tiêu thụ chuối của hộ. Tỉ lệ này phản ánh thực tế, đối với những hộ sản xuất nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ chủ yếu là tại địa phương, tại các chợ nhỏ lẻ thì việc chuối tiêu hồng Khoái Châu được công nhận và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm không ảnh hưởng nhiều đến việc sản xuất kinh doanh của hộ, thậm chí có những người khi được phỏng vấn còn không biết đến thông tin này. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền của địa phương cần được làm tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Nhóm hộ sản xuất quy mô lớn khi nhận xét vềtác động của việc nhãn hiệu chuối tiêu hồng Khoái Châu được công nhận và bảo hộ nhãn hiệu, tỉ lệngười cho rằng việc này có tác động tốt và rất tốt đến sản xuất và phát triển sản xuất chuối tại địa phương, là khá cao, với tỉ lệ cùng là 40% số hộ, 20% hộđược phỏng vấn còn lại đánh giá tác động là bình thường. Phần lớn các hộ thuộc nhóm sản xuất tập trung đều cho rằng, đây là cơ hội đểđưa danh tiếng, sản phẩm và chứng minh chất lượng của chuối tiêu hồng Khoái Châu đến các thị trường lớn và xa hơn, và cũng chính là cơ hội để họ có thể đưa sản phẩm của mình đến với những thị trường và người tiêu dùng tiềm năng hơn, là cơ hội đểtăng thu nhập và phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)