Tình hình chung của các hộ điều tra huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 74)

Diễn giải ĐVT nxuất nhỏ lẻhóm hộ sản

Nhóm hộ

sản xuất tập trung

1.số hộ điều tra hộ 50 50

2.Tổng số lao động LĐ 100 88

3. Độ tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 50,17 46,83

4. Trình độ của chủ hộ % 100 100 Tiểu học % 56,00 40,00 THCS % 28,00 30,00 THPT % 16,00 30,00 5. Tỷ lệ chủ hộ tham gia TCXH, thành viên các cấp CQ % 32,14 41,67 6. BQ khẩu/hộ Khẩu 3,46 3,67 7. BQ lao động/hộ LĐ 1,78 1,58

8. Diện tích chuối tiêu hồng BQ/Hộ Sào 2,52 6,87 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Do việc sản xuất chuối không quá phức tạp nên cần ít lao động (đến mùa thu hoạch, bón phân mới cần nhiều lao động), sản xuất cũng không cần yêu cầu trình độ cao nên lao động trẻ khá ít. Cùng với đó các hộcũng sản xuất các cây trồng khác như ngô, lúa…Vì vậy, những người trồng chuối đa số là những người đã nhiều tuổi. Độ tuổi cũng ảnh hưởng tới việc áp dụng kỹ thuật mới vào trong sản xuất chuối. Ở độ tuổi bình quân tương đối cao, khả năng tiếp thu các kỹ thuật mới sẽ khó khăn hơn, gây cản trở cho việc mở rộng quy mô, nâng cao năng suất. Quyết định trong sản xuất của chủ hộ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trình độ học vấn, theo bảng ta thấy các nhóm hộ sản xuất tập trung đa số chủ hộ có trình độ học vấn từ THCS trở lên chiếm 60%, còn đối với các nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ thì tỷ lệ chủ hộ học THPT chỉ chiếm 44% và tỷ lệ chủ hộ học Tiểu học lên đến 56%. Lao động trên địa bàn huyện Khoái Châu hầu hết là những người đã có kinh nghiệm trồng trọt lâu đời, chủ hộ đều là những người trung niên, không được đào tạo bài bản qua các trường lớp. Các chủ hộ nhóm hộ 2 được học qua lớp tập huấn khuyến nông do xã tổ chức về giống cây, bệnh cây. Còn lại đều dựa vào kinh nghiệm bản thân, các chương trình TV, sách hướng dẫn kỹ thuật.

Trình độ của người sản xuất quyết định đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm chuối. Năng lực của người sản xuất càng cao càng thể hiện được tính chính xác trong quá trình sản xuất. Trình độ học vấn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tiếp thu thông tin kỹ thuật mới và sự mạch lạc áp dụng kỹ thuật vào thực tế. Ở huyện Khoái Châu năng lực chủ hộ ở trình độ THPT chưa nhiều chiếm 35,72%, tỷ lệ trình độ tiểu học ở nhóm 1 còn cao chiếm 42,85%, do độ tuổi của các chủ hộ khá cao bình quân là 48,50 tuổi gây ảnh hưởng đến lao động của hộ. Và các chủ hộ đều trồng theo kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cũng chưa cao.

4.1.2.2. Quy mô sản xuất

Các hộ sản xuất khác nhau có diện tích trồng chuối sản xuất khác nhau. Diện tích sản xuất càng lớn thì càng tạo động lực cho nông hộ tìm hiểu cách áp dụng kỹ thuật nhằm làm giảm chiphí, sức lao động, thời gian chăm sóc đến mứctối thiểu.

Hộp 4.4. Đánh giá vùng sản xuất chuối tập trung huyện Khoái Châu

So sánh hai nhóm hộ sản xuất, ta có thể nhận thấy rõ ràng từ nguồn vốn đầu tư, công chăm sóc, mức độ đầu tư và mức độ quan tâm giữa các nhóm hộ khác nhau rất rõ ràng. Tỉ lệ áp dụng công nghệ, kỹ thuật, của nhóm hộ sản xuất tập trung tương đối cao, do diện tích lớn, và đặc biệt đây là nguồn thu nhập chính của nhóm hộ này.

Tuy hiện nay huyện Khoái Châu đã có vùng sản xuất chuối tập trung, nhưng việc người dân phải bỏ giá cao để thuê đất trồng chuối vẫn còn tái diễn. Để giải quyết vấn đề này, cần những chính sách nhất quán từ phía chính quyền địa phương.

4.1.2.3. Nhận thức của người sản xuất

Qua kết quả điều tra các hộ nông dân không phải hộ dân nào cũng đánh giá đúng vị trí của sản xuất chuối. Do vậy, còn nhiều hộ chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và mở rộng diện tích để nâng cao chất lượng, năng suất và thu nhập. Thậm chí một số hộ còn có hướng ngừng sản xuất để chuyển sang loại cây trồng khác. Đa số người dân vẫn còn quen với phương thức sản xuất nhỏ lẻ manh mún, chưa hoàn toàn gạt bỏ được tư tưởng hám lợi trước mắt. Theo kết quả điều tra đa số hộ nông dân chưa nhận thức được vai trò, hiệu quả của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản của hộ.

Đối với chính quyền huyện Khoái Châu hiện nay, việc khuyến khích người dân mở rộng quy mô, đầu tư lớn vào cây chuối đã và đang được chính quyền hết sức quan tâm. Sau khi hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa (năm 2010), chính quyền đã có những bước tiến quan trọng trong việc quy hoạch diện tích trồng chuối tiêu hồng tập trung, cũng như khuyến khích bà con thay đổi cơ cấu giống cây trồng, chuyển sang trồng chuối cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác như vải, cam…. Tuy nhiên, do diện tích đất còn hạn chế, trong quá trình quy hoạch có nhiều khó khăn, nên hiện nay, tình trạng người dân phải thuê đất sản xuất với giá cao, để sản xuất chuối từ những người không sản xuất nhưng có diện tích đất được chia tại vùng tập trung vẫn còn tồn tại. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra các chính sách để giải quyết các bất cập trên….

Bảng 4.18. Nguồn tiếp cận thông tin về kỹ thuật và sản xuất chuối huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Từ kinh nghiệm bản thân 75 75

Từ người thân, hàng xóm 60 60

Từ cán bộ địa phương 39 39

Từ thương lái 15 15

Từ cơ quan nghiên cứu khoa học 21 21

HTX/ Tổ hợp tác/CLB 53 53

Tivi/internet/sách.... 75 75

Nguồn khác 11 11

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Nguồn tiếp cận thông tin về kỹ thuật và quá trình sản xuất của hộ cũng khá đa dạng nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân. Tuy nhiên, nguồn tiếp cận chỉ cung cấp một số thông tin nhất định đến các hộ về giống cây, mức sử dụng phân bón hợp lý.

Từ bảng 4.18 kết quả điều tra cho thấy, nguồn tiếp cận thông tin kỹ thuật của các hộ trồng chuối tại huyện Khoái Châu là rất phong phú, trong đó các hộ được biết thông tin kỹ thuật và sản xuất chuối từ các chương trình khuyến nông thông qua cán bộ khuyến nông xã với tỷ lệ là 53%, chiếm hơn một nửa các hộ tham gia trả lời phỏng vấn. Cho thấy, công tác khuyến nông của các HTX và các tổ chức khác là tương đối hiệu quả, tuy nhiên, vẫn cần nâng cao tỉ lệ tham gia các buổi tập huấn của các hộ sản xuất tại huyện Khoái Châu. Các cán bộ khuyến nông của xã cũng thường được tập huấn trên huyện, tỉnh chính vì vậy họ cũng là bộ phận tiếp cận kỹ thuật và quy trình sản xuất thường xuyên. Kinh nghiệm sản xuất của cá nhân các hộ chiếm tỉ lệ lớn nhất, lên tới 75%, cho thấy tầm quan trọng của việc tự đúc rút kinh nghiệm, tích lũy từ những năm tháng trực tiếp sản xuất của các hộ dân.

Đây là nguồn kiến thức phong phú, trực tiếp ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất, do được đúc rút từ điều kiện của từng hộ sản xuất khác nhau nên rất phù hợp với tình hình sản xuất của hộ đó. Tiếp đến là thông tin đại chúng chiếm đến 75% người dân thường thông qua các chương trình khuyến nông, làm bạn nhà nông trên TV, báo đài. Kết quả này cho thấy các hộ sản xuất của huyện Khoái Châu rất nghiêm túc và ham học hỏi, tiếp thu rất tốt khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào công tác sản xuất. Và một yếu tố cũng quan trọng đó là thông tin trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất của các hộ trồng chuối với nhau chiếm tới 60%. Khi có thời gian nhàn rỗi sau khi ra đồng, các hộ gặp nhau trao đổi về khó khăn cũng như những kinh nghiệm sản xuất nhằm giúp nhau kết hợp hợp lý các kỹ thuật mới với các kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Tuy nhiên, các hộ tiếp cận thông tin qua Cán bộ Hội Nông Dân và hội chợ tham quan chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Hội chợ, tham quan về các sản phẩm, kỹ thuật ở huyện Khoái Châu còn ít, một số chỉ tiếp cận thông tin qua các hội chợ trên huyện, tỉnh, hoặc các tỉnh trồng chuối tiêu hồng lân cận.

Nhằm nâng cao hơn nữa về nhận thức của người dân trồng chuối đòi hỏi chính quyền địa phương huyện Khoái Châu cần có những biện pháp khắc phục để người dân sản xuất hiệu quả hơn tránh tình trạng tuyên truyền phổ biến kiến thức mang tính hình thức.

4.2.2. Nhóm nhân tố thịtrường

4.2.2.1. Yêu cầu của thị trường

Đối với các sản phẩm được tiêu thụ trong địa phương, chuối thường chủ yếu được dùng để phục vụ mục đích tâm linh như cúng, thắp hương... nên người mua thường ưu tiên về hình thức của chuối. Chuối bán ra cần có nải to, quảđều, bóng, những nải chuối có số quả lẻ, tươi và còn “râu” thường được khách hàng ưa chuộng.

Còn đối với thị trường xuất khẩu, chuối cần đạt những yêu cầu cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chuối tiêu tươi được phân thành 3 hạng và phải đạt những yêu cầu kỹ thuật quy định theo bảng dưới đây:

Bảng 4.19. Tiêu chuẩn về chuối tươi xuất khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tên chỉ tiêu

Hạng chất lượng

Hạng đặc biệt Hạng 1 Hạng 2

1. Hình dạng bên ngoài

Quả chuối - Quả chuối phải nguyên vẹn, phát triển tự nhiên, không giập, gãy, nứt. Không cho phép quả dính đôi, dị dạng.

Vỏ quả - Vỏ quả phải xanh, tươi, khô ráo, sạch sẽ. Không cho phép vỏ quả bị rám nắng, rám muội, thâm đen, dính nhựa, dính bụi đất.

Cuống chuối - Mặt cắt cuống chuối phải khô, không thâm đen và phải được xử lý bằng hóa chất bảo quản thích hợp đểtránh hư, thối cuống.

Nải, chùm chuối

- Chuối được cắt thành từng nải hoặc chùm tùy theo yêu cầu của hợp đồng thương mại và được cắt sát cuống buồng, loại bỏ toàn bộ phận thân buồng. Cho phép tỉa không quá 2 quả hỏng trong một nải, nhưng không ảnh hưởng đến hình thức chung của nải chuối.

- Không cho phép đóng gói chuối còn nhựa ướt, chưa khô, có dấu hiệu bị nấm mốc, chớm thối hoặc còn sót phần thân buồng.

Khuyết tật trên vỏ quả Hạng đặc biệt - Cho phép vỏ quả có vết xước nhẹ nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng và hình thức quả. - Tổng diện tích vết xước trên bề mặt mỗi quả, không lớn hơn 1cm2.

- Số quả có vết xước không lớn hơn 1/4 số quả của 1 nải.

Hạng 1 và 2

- Cho phép quả có vết sẹo, vết xước, vết muội nhẹcũ trong quá trình sinh trưởng của quả nhưng không ảnh hưởng đến phẩm chất quả.

- Cho phép quả có vết xước nhẹ mới do va chạm cơ học trong quá trình thu hái, vận chuyển, đóng gói nhưng không gây hư hỏng đến thịt quả bên trong, và trong quá trình bảo quản, vận chuyển sau.

- Tổng diện tích các vết xước trên bề mặt mỗi quả, không lớn hơn 3cm2.

- Số quả có vết xước trên vỏ quả không lớn hơn1/3 số quả của 1 nải.

2. Độ chín Chuối tiêu tươi xuất khẩu phải đạt độ chín thu hoạch (có độ già 75 – 80%), biểu hiện cụ thể là :

- Vỏ quả có màu xanh lục hoặc xanh sáng; - Cạnh quả chuối hơi tròn nhưng rõ cạnh; - Vỏ quả còn dính sát vào thịt quả và khó bóc;

- Thịt quả cứng, chắc, bẻ dễ gãy, có màu trắng ngà. Khi bẻ quảcó tơ nhựa dính và trong, nhựa không chảy thành giọt. Thịt quả còn vị chát, chưa có mùi đặc trưng của chuối chín.

3.Kích thước, khối lượng Hạng đặc biệt Hạng 1 Hạng 2 - Chiều dài quả, cm, không nhỏ hơn 17 15 13 - Đường kính quả, mm, không nhỏ hơn 32 30 28 Nải chuối: - Số quả một nải, không lớn hơn 25 25 25 - Khối lượng nải, kg, không nhỏ hơn 1,7 1,5 1,3 Chùm chuối: - Số quả một chùm 6 - 8 6 - 8 8 4. Tỉ lệ cho phép

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở hạng đặc biệt, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 1, không lớn hơn 5% khối lượng. Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở hạng 1, nhưng đạt yêu cầu ở hạng 2, không lớn hơn 10% khối lượng.

Tỉ lệ quả không đạt yêu cầu ở các hạng trên, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả, không lớn hơn 10% khối lượng.

Nguồn: Quyết định số 76/2003/QĐ-BNN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003

4.2.2.2. Biến động giá chuối

Việc thống kê giá bán chuối của các hộ dân và thu mua của các thương lái là tương đối khó khăn, vì giá chuối thường có những biến động lớn theo từng thời kỳ và trong thời gian ngắn. Ví dụ, trong một tháng, giá chuối có thể biến động nhiều lần và giá chuối phụ thuộc nhiều vào mẫu mã và độ đẹp của chuối. Trong tháng, những dịp đầu tháng (âm lịch), giá chuối thường tăng cao, đặc biệt đối với những nải chuối đẹp, màu sắc đều, kích thước quả tương đương do nhu cầu mua của người dân tăng cao. giá chuối không cố định mà phụ thuộc nhiều vào sự mặc cả và thỏa thuận giữa người bán và người tiêu thụ sản phẩm trực tiếp. Do chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng chuối nên việc người bán bị thương lái ép giá thường xuyên xảy ra.

đối với chuối người dânbán cho thương lái, hoặc đi bán ngoài chợ nên giá cả phụ thuộc vào người mua. Người dân không có khả năng thỏa thuận cũng như trao đổi giá với các thương lái. Việc mua bán chuối tại huyện Khoái Châu đa số chỉ thỏa thuận qua miệng, không ký hợp đồng nên việc phụ thuộc rất lớn vào thương lái. Việc thương lái không thu mua khiến cho hàng nghìn buồng chuối bị ế phải bán với giá rẻ cho người dân, các chợ. Vì vậy, việc tìm hướng đầu ra cho người dân là vấn đề cần thiết để giúp bà con ổn định sản xuất.

Ở mỗi thời điểm khác nhau trong năm, mức giá tiêu thụ chuối cũng có sự thay đổi lớn, nhất là giá cuối năm (dịp tết) tăng cao, vì đây là thời điểm nhu cầu mua chuối của người dân tăng cao, cộng thêm sự tăng giá thường xuyên của tất cả mặt hàng vào dịp Tết.

Qua biểu đồ trên ta thấy, giá chuối có khuynh hướng tăng lên vào dịp cuối năm. Giá đầu năm của năm 2014 là 45.000 đồng/buồng, năm 2015 và 2016 là 40.000 đồng/buồng. Vào cuối năm, chuối có chất lượng tốt, hình thức đẹp được người tiêu dùng chọn lựa để trang trí mâm hoa quả trên bàn thờ vào dịp tết. Vì vậy, chuối cuối năm 2014 có giá khoảng 140.000 đồng/buồng và năm 2016 khoảng 120.000 đồng/buồng. Riêng năm 2015, giá giảm mạnh xuống còn 35.000 đồng/buồng do việc tăng diện tích sản xuất ồạt không quan tâm chất lượng cùng với thương lái không thu mua. Do vậy, việc tìm đầu ra cho chuối là vấn đề cấp thiết cần giải quyết trên địa bàn huyện Khoái Châu.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

Đầu năm Giữa năm Cuối năm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Biểu đồ 4.1. Biến động giá cả của chuối tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

4.2.3. Nhóm nhân tố chính sách

4.2.3.1. Chính sách đất đai

Hưng Yên trước đây vốn là tỉnh thuần nông, nhưng trong những năm gần đây đã phát triển rất mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Hưng Yên đã có hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)