Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 92 - 93)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh

4.3.5. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ và xúc tiến thương mại

Hiện nay, tiêu thụ là một trong những vấn đề mà khiến người sản xuất ở huyện Khoái Châu lo lắng. Chính vì vậy cần nâng cao chất lượng sản phẩm, có những công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm để người tiêu dùng biết đến đồng thời thu hút các nhà thu mua đến địa bàn huyện. Một số biện pháp khắc phục hạn chế sau:

- Doanh nghiệp, tư thương, cán bộ khuyến nông cần cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra, nhu cầu thị trường cho người dân được biết để họ có phương hướng sản xuất thích hợp.

- Đối với các thương lái thu mua cần phải ký kết hợp đồng tiêu thụ với để đảm bảo đầu ra cho các hộ dân. Hợp đồng phải có các điều khoản rõ ràng, chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của 2 bên khi kí kết. Tránh tình trạng ép giá và không thu mua nhằm xây dựng được mối quan hệ bạn hàng lâu dài.

- Địa phương hỗ trợ đầu ra, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, công ty và ký hợp đồng với nông dân mua chuối tiêu hồng trên địa bàn huyện.

- Tạo mọi điều kiện khuyến khích các hình thức hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm cho hoạt động trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và thiết thực hơn. Mặt khác phải nâng cao hợp tác liên kết chặt chẽ bốn nhà: Nhà nước - Nhà khoa học – Nhà nông – Nhà doanh nghiệp để phát triển các mô hình trồng chuối tập trung của huyện một cách bền vững và lâu dài. Nhà nước là chính quyền địa phương đứng ra hỗ trợ vềhàng lang pháp lý, là người trung gian để điều tiết mối quan hệ; nhà khoa học là các viện nghiên cứu, các trường đại học tiến hành nghiên cứu và chuyển

giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất; nhà doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào và doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm) đứng ra ký hợp đồng sản xuất và tiêu thụ trực tiếp với nông dân, nhóm nông dân hoặc thông qua các tổ chức đoàn thể như hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm sản xuất,...; còn người sản xuất là người thực hiện quá trình sản xuất và đảm bảo thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa các tác nhân trong liên kết và đảm bảo mối liên kết được bền chặt, lâu dài và hiệu quả.

- Huyện Khoái Châu cần quan tâm đầu tư cho việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản trong và ngoài nước, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản hàng hoá có nhãn hiệu; nhất là việc hỗ trợ, xây dựng các tổ hợp tác, mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.

- Hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại; nhất là thị trường nước ngoài theo các hiệp định thương mại tự do nước ta đã ký. Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đã cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo vùng sản xuất lớn, với công nghệ tiên tiến. Hỗ trợ người sản xuất xây dựng tem, nhãn hiệu gắn trên sản phẩm theo tiêu chuẩn truy xuất sản phẩm để khẳng định trách nhiệm của người sản xuất, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

- Hỗ trợ xây dựng các trang website quảng bá sản phẩm, tiếp nhận thông tin phản hồi của người tiêu dùng, liên kết với các trang thông tin điện tử của huyện… để tạo thế cạnh tranh. Người sản xuất cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, kết hợp với tổ chức giới thiệu rộng rãi sản phẩm, xây dựng các phóng sự truyền hình, các clip giới thiệu kỹ thuật sản xuất và các sản phẩm trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)