Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
4.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh
4.3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển sản xuất chuối trên địa bàn huyện
Khoái Châu
4.3.1.1. Nhu cầu chuối của thị trường trong nước và thế giới
a. Nhu cầu chuối trên thị trường thế giới
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2010, nhu cầu tiêu thụ trái cây hàng năm của thế giới tăng bình quân 3,6%, trong khi sản lượng thế giới chỉ tăng 2,8%. Trong đó, có 4 loại trái cây chính là chuối, dứa, xoài, đu đủ. Mỹ và EU là những nhà nhập khẩu chính.
Mặc dù kinh tế thế giới suy thoái, nhưng thị trường chuối thế giới vẫn phát triển tăng 1%, đạt 14,6 triệu tấn trong năm 2008. giá chuối tiếp tục đứng vững cho đến hết năm 2008 và sang cả năm 2009.
Theo Bộ NN&PTNT, giai đoạn 2010 - 2020, nhu cầu tiêu thụ trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới sẽ tăng khoảng 24% - 25% so với hiện nay. Dự báo đến năm 2014, tổng nhu cầu nhập khẩu trái cây của thế giới sẽ vào khoảng 3,6 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 2,6 triệu tấn là trái cây khu vực các nước nhiệt đới.
Châu Âu là nhà nhập khẩu lớn nhất của thế giới với 8,4 triệu tấn hàng năm. Trái cây được nhập vào thị trường này nhiều nhất là chuối, chiếm đến 65% tổng lượng nhập khẩu của EU. Thị trường nhập khẩu thứ hai thế giới là Mỹ, trung bình hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi, chủ yếu là cam, nho, táo, chuối, dứa. Trong đó, Mỹ có khả năng sản xuất 70% và phải nhập khẩu 30% tổng lượng tiêu thụ. Đây là cơ hội tốt cho trái cây Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên, để thành công ở những thị trường này, trái cây Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời có khả năng đáp ứng đủ số lượng, liên tục, đều dặn, có hệ thống vận chuyển hiệu quả, với các tổ chức sản xuất lớn.
b. Nhu cầu chuối tiêu thị trường trong nước và xuất khẩu
Mục tiêu của Đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đạt 100.000 tấn chuối xuất khẩu, đạt kim ngạch 35 triệu USD vào năm 2010.
Siêu thị là khách hàng tiềm năng về tiêu thụ chuối ở Việt Nam. Việc kết nối siêu thị với các nhà sản xuất sẽ mở rộng thêm thị trường nội địa.
4.3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015
1.Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi để tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Đưa các giống cây, con năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất…
2.Tăng cường đầu tư nhiều cho nông nghiệp nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là đầu tư cho các công trìnhthủy lợi đảm bảo tốt nhiệm vụ phòng chống lụt bão, phục vụ tưới tiêu khoa học, đầu tư hệ thống sản xuất giống cây trồng vật nuôi, mở rộng ứng dụng và phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất.
3. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa nông sản theo quy hoạch vùng để khai thác thế mạnh của địa phương, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, khắc phục tình trạng bố trí sản xuất không dựa trên quy hoạch và đòi hỏi của thị trường về chất lượng và giá cả có sức hấp dẫn trong cạnh tranh.
4.Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, coi trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tập trung xây dựng các mô hình chế biến có quy mô vừa và nhỏ, sản xuất hàng hóa chất lượng cao... Phát triển và khai thác có hiệu quả các cơ sở chế biến thực phẩm để từng bước mở rộng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu nông sản thực phẩm đã qua chế biến.
5. Tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: Đẩy mạnh các hoạt động thông tin thị trường; xây dựng thương hiệu một số hàng hóa có thế mạnh cạnh tranh và một số chợ đầu mối tiêu thụ hàng nông sản.
6.Tăng cườngđầu tư cho công tác đào tạo cán bộ xã, phường, thị trấn, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng lao động nông nghiệp. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dậy nghề của tỉnh. Có cơ chế thu hút cán bộ kỹ thuật về nông thôn công tác. Triển khai xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống khuyến nông cơ sở,
đào tạo khuyến nông viên, tập huấn kỹ thuật để nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
7. Đổi mới quan hệ sản xuất ở nông thôn trên cơ sở đổi mới tổ chức hoạt động của các HTX. Xây dựng HTX làm ăn có hiệu quả thu hút đông đảo các hộ nông dân tham gia, giúp nông dân khắc phục những khó khăn trong sản xuất, phòng chống thiên tai và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng cánh đồng cho thu nhập 50 triệu đồng/ha, hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm.
8. Phát triển ngành nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dự kiến tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2010 tăng trung bình 5%/năm. Khai thác tiềm năng sẵn có về đất đai, khí hậu và lao động, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại.
- Quyết định số 979/QĐ-UBNDngày 30 tháng 5 năm 2007của UBND tỉnh Hưng
Yên, phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi đến năm 2010 và định hướng đến 2015” Về trồng trọt: tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, tận dụng các lợi thế vùng bãi, đến năm 2015 có 674,6 ha cây ăn quả và cây lâu năm.
- Quyết định số 779/QĐ-UBNDngày 20 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Hưng
Yên phê duyệt dự án “Trồng và thâm canh chuối tiêu hồng”.
Căn cứ vào thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu của tình hình phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu cần đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh phát triển sản xuất chuối ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.