Liên kết trong phát triển chuối tại huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 55 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.4. Liên kết trong phát triển chuối tại huyện Khoái Châu

4.1.4.1. Liên kết giữa các nhóm hộ điều tra

Liên kết ngang trong sản xuất chuối thể hiện sự liên kết giữa người sản xuất hoặc cụ thể là các hộ trồng chuối với nhau trong quá trình sản xuất. Qua điều tra, trên địa bàn huyện Khoái Châu, hình thức liên kết ngang giữa các hộ sản xuất là vẫn còn đơn giản, chủ yếu dưới 3 hình thái: góp vốn mua phương tiện sản xuất, lao động theo tổnhóm và lao động đổi công cho nhau.

Qua điều tra phỏng vấn, 100% số hộ sản xuất nhỏ cho rằng quá trình sản xuất chuối tiêu diễn ra đơn giản nên các hộ đều tự sản tự tiêu, không hoặc hiếm khi hợp tác với các hộ khác trong quá trình sản xuất.

Vớiđặc tính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sửdụng đất vườn là chính, nên việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất là rất ít. Đặc biệt do hình thức sản xuất theo từng hộ gia đình cụ thể, số lượng cây trồng ít, chủ yếu tận dụng lao động gia đình, không sản xuất theo quy trình hay lịch trình đã định sẵn nên không hộ điều tra nào thuộc nhóm này lao động theo tổ nhóm hay thực hiện đổi công.

Bảng 4.6. Tỉ lệ liên kết với hộ trồng chuối khác

Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ Nhóm hộ sản xuất tập trung Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Góp vốn mua phương tiện sản xuất - - 15 30 Sản xuất theo tổ nhóm - - 5 10 Lao động đổi công 10 20 35 70

Đổi công lao động, dùng chung phương tiện sản xuất, trao đổi kinh nghiệm với nhau, sản xuất theo nhóm/tổ hợp tác... chính là những hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất chuối tập trung. Do huyện Khoái Châu đã khoanh vùng sản xuất tập trung nên việc các hộ dân có thể liên kết sản xuất với nhau trở nên dễ dàng hơn, những hộ có đất canh tác gần nhau có thể góp vốn để mua công cụ dụng cụ như: máy bơm nước, máy phun thuốc, máy cày,… để sản xuất. Tuy nhiên hình thức liên kết và các loại hình liên kết vẫn còn ít, giản đơn và tự phát, chủ yếu loại hình liên kết vẫn là lao động động đổi công. Lao động theo tổ nhóm được thực hiện dưới sự chỉ đạo, tổ chức của các HTX nông nghiệp trên địa bàn 3 xã điều tra, việc lập kế hoạch sản xuất chi tiết hàng năm, phân công rõ ràng nhiệm vụ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và vật tư đầu vào cho các hộ sản xuất.

Chính quyền huyện Khoái Châu nên có những hình thức khuyến khích các hộ thực hiện liên kết ngang, điều này sẽ đem lại sự dễ dàng trong quản lý, chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất chuối tại địa phương.

4.1.4.2. Liên kết giữa người sản xuất với đại lý cung ứng dịch vụ đầu vào

Các đại lý địa phương là nơi cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các công cụ sản xuất khác cho bà con nông dân. Ngoài ra khi tham gia liên kết với các đại lý bán vật tư đầu vào, một số hộ dân được mua chịu một vài tháng tùy theo mức độ quen biết và lượng vật tư đầu vào mà hộ mua.

Khi các hộ sản xuất mua đầu vào cũng đươc các đại lý hướng dẫn kĩ thuật, phương pháp sử dụng và cung cấp đầu vào một cách kịp thời và hiểu quả nhất. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm đầu vào vẫn còn bị bỏ ngỏ, thông thường các hộ thường phải đi xa, lên trung tâm huyện, thành phố hoặc các tỉnh lân cận để có thể mua được giống tốt, đảm bảo.

Đặc biệt là cây giống, hiện nay, các cơ sở sản xuất giống uy tín trên địa phương là chưa có nhiều, đặc biệt là giống chuối cấy mô, các hộ thường phải đặt hàng qua các công ty giống hoặc lên tận nơi để chọn cây giống ưng ý. Vài năm trở lại đây, nông dân đã được tiếp cận với giống chuối tiêu hồng nuôi cấy mô của Viện Nghiên cứu rau quả trung ương. Giống được sản xuất và nhân giống hoàn toàn trong phòng thí nghiệm nên chủ động được thời gian ra hoa, thu hoạch, năng suất, chất lượng quả cao, hạn chếđược nhiều rủi ro.

Hộp 4.3. Khó khăn của hộkhi mua được giống tốt

Qua phỏng vấn người dân trồng chuối tại huyện Khoái Châu, người dân cho biết viếc sửdụng giống tốt uy tín mang lại những lợi ích rất lớn cho việc sản xuất, giảm lượng phân bón, lượng thuốc BVTV, giảm dịch bệnh, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm.

4.1.4.3. Mối liên kết giữa người sản xuất với người thu gom, người bán lẻ

Để nâng cao giá trị của sản phẩm chuối tiêu hồng, từ tháng 5/2011, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yênđã triển khai đề tài “Ứng dụng công nghệ bảo quản quả chuối bằng phương pháp khí điều biến và xây dựng sổ tay thu hái cho giống chuối tiêu hồng Hưng Yên” do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch thực hiện. Dự án trên được thực hiện đã giúp kéo dài thời gian bảo quản quả chuối 25-40 ngày, tỉ lệ đạt giá trị thương phẩm lớn hơn 90%, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng được sổ tay thu hái theo từng mục đích sử dụng: vận chuyển xa, gần, ăn ngay,…Nhằm giúp bà con chủ động được công nghệ bảo quản sản phẩm bằng phương pháp khí điều biến (MAp), Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành thực hiện các nội dung sau: điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, bảo quản và tiêu thụ chuối, lựa chọn các hộ tham gia đề tài tại 3 huyện có diện tích trồng chuối lớn tại tỉnh Hưng Yên là Tp Hưng Yên, huyện Kim Động và huyện Khoái Châu.

Mối quan hệ này chỉ diễn ra khi người sản xuất chuối có số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người thu gom, tuy nhiên mối quan hệ cũng không lâu dài. Hình thức liên kết này thông qua hợp đồng bằng miệng chứ không có văn bản pháp lý nào nên người dân thường chịu nhiều rủi ro như tiêu thụ không ổn định nếu tư thương mua đủ rồi họ không mua nữa, đôi lúc bị ép giá. Cùng với đó, việc áp dụng kỹ thuật còn rất ít, chất lượng chuối cũng như thương hiệu trên thị trường chuối tiêu hồng của huyện, tuy đã được công nhận bảo hộ nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến. Vì vậy, việc để có sự liên kết giữa người thu gom và thương lái là chưa đảm bảo và bền chặt.

Hiện nay, đối với những người sản xuất lớn và tập trung như gia đình tôi, chất lượng cây giống là đặc biệt quan trọng. Gia đình tôi đang có hơn 7 sào chuối sử dụng giống chuối tiêu hồng, nhân giống theo phương pháp cấy mô. Qua thực tế, đây là giống cây có sức chống chịu khỏe, có thể miễn nhiễm với một số sâu bệnh, có khả năng chịu úng, hạn tốt, có thể sinh trưởng tốt mà không cần bón thêm các loại phân hóa học. Tuy nhiên, để mua được giống tốt, chúng tôi phải liên hệ với các công ty giống tại Hà Nam, Hà Nôi,… điều này gây khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển….

Bảng 4.7. Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với tác nhân thu gom trong sản xuất – tiêu thụ chuối

Tiêu chí Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Tham gia liên kết 38 38,00

- Thương lái, người thu gom 18 18,00

- Người bán lẻ 12 12,00

- Công ty chế biến 8 8,00

2. Không tham gia liên kết 62 62,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trong tham gia liên kết giữa các tác nhân, chủ yếu là các nhóm hộ sản xuất tập trung, chủ yếu là bán cho các thương lái, thu gom. Chỉ có duy nhất 8 hộ có liên kết với các công ty chế biến chuối, để sản xuất chuối khô và các sản phẩm khác từ chuối. Tuy nhiên, việcliên kết với các công ty chế biến, chuối cần đáp ứng đầy đủ về chất lượng, kích thước và hình dáng. Nếu không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu và tiêu chí của công ty, họ sẽ không thu mua sản phẩm của hộ.

Chính vì thế, tác nhân lớn trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm của người nông dân là thương lái và người thu gom. Có tới 18% số hộ bán sản phẩm của mình cho người thu gom, thương lái. Khi có sản phẩm, họ thường gọi điện, liên lạc trực tiếp với người thu gom, trao đổi về giá bán sản phẩm, số lượng bán. Chính vì thế, các hộ thường không chủ động được giá bán sản phẩm, gây khó khăn, dễ rơi vào tình trạng bị ép giá và giảm thu nhập của hộ.

Đối với những người không tham gia liên kết, người dân chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, mà không qua bất cứ tác nhân nào khác. Các hộ không tham gia liên kết, chủ yếu là nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, họ chủ yếu mang sản phẩm bán tại các chợ địa phương, hoặc chợ ở các trung tâm huyện, tỉnh. Do sản xuất với số lượng nhỏ, sản phẩm không có thu hoạch thường xuyên, nên việc bán sản phẩm có giá cả rất bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào hình dáng, chất lượng và sự mặc cả của người tiêu dùng. Do giá chuối thường có sự thay đổi, tăng giá vào các dịp lễ, hoặc đầu tháng, nên người sản xuất thường bảo quản chuối tại nhà và thường chờ tới thời điểm lên giá để đem đi bán.

4.1.4.4. Mối liên kết giữa người sản xuất và các ngân hàng, tổ chức tín dụng

Trong sản xuất trồng trọt nói chung và sản xuất chuối tiêu hồng nói riêng luôn cần một lượng vốn nhất định quyết định tới quá trình đầu tư vào sản xuất. Với những hộ trồng có quy mô lớn, vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất.

Bảng 4.8. Tỉ lệ vay vốn của các hộ điều tra tại huyện Khoái Châu Nhóm hộ sản xuất Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ Nhóm hộ sản xuất tập trung Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Tổng số hộ vay vốn 12 24 45 90 Vay vốn ngân hàng 1 2 20 40

Vay từ bạn bè, người quen 11 22 16 32

Vay từ các tổ chức tín dụng khác 0 0 9 18

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Qua số liệu điều tra, tại nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, tỉ lệ hộ sản xuất vay vốn để trồng chuối chỉ chiếm 24%. Đây là điều dễ hiểu, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nên số vốn đầu tư vào sản xuất là tương đối nhỏ, tận dụng tốt lao động gia đình nên chi phí được giảm rất nhiều. Số hộ có nhu cầu vay vốn chủ yếu là vay từ người thân bạn bè, số tiền vay cũng không lớn, chỉ có duy nhất một hộ vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất,

Nhu cầu vay vốn để sản xuất của nhóm hộ sản xuất tập trung là rất lớn, qua điều tra, có thời 90% hộ dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất chuối. Số tiền này được dùng để trả tiền thuê đất, và mua sắm các sản phẩm đầu vào. Nguồn vốn vay của nhóm hộ này khá phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là vay ngân hàng và vay từ bạn bè người thân. Tỉ lệ số hộ vay vốn ngân hàng là lớn nhất, chiếm tới 40% số hộ sản xuất. Tuy nhiên, các hộ không chỉ vay vốn tại một nguồn duy nhất, rất nhiều hộ do đầu tư với số vốn lớn, mà số tiền ngân hàng cho vay bị hạn chế và phải làm nhiều thủ tục, cần có tài sản thế chấp, nên họ vay tiền từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới công tác quản lý, gây ảnh hưởng xấu tới cả người vay và cho vay. Chính vì thế, để thúc đẩy và phát triển sản xuất chuối tại huyện Khoái Châu, chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ, có nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các hộ sản xuất quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)