Công tác khuyến nông trong sản xuất chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 50)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.2. Công tác khuyến nông trong sản xuất chuối

Bên cạnh kinh nghiệm trồng, chăm sóc chuối tiêu của người dân, người sản xuất chuối còn được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối tiêu ở huyện Khoái Châu với sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và PTNT, chính quyền và các Hợp tác xã ở các địa phương đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả mở 9 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ thực vật cho cây chuối với 1.160 lượt người tham gia. Hiện tại, người trồng chuối ở Tứ Dân, Tân Dân, Bình Minh… thuộc Khoái Châu là vùng được tập huấn kỹ thuật đã đưa giống chuối nuối cây mô vào sản xuất với mật độ trồng chuối tiêu hồng ở vùng đất bãi ven sông từ 2.200 - 2.500 cây/ha. Với kỹ thuật mới chu kỳ sản xuất cây chuối chỉ hai vụ, sau đó chặt bỏ và trồng mới nhằm cây chuối phát triển đồng đều, giảm khả năng lây nhiễm sâu bệnh đặc biệt là đã chủ động được thời vụ thu hoạch chuối.

Bảng 4.3. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học tiến bộ

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lớp Sốlượt

tham gia Số lớp Sốlượt

tham gia Số lớp Sốlượt tham gia

Tập huấn kỹ thuật 5 548 5 610 5 760 Chuyển giao kỹ thuật 3 160 3 175 3 240 Hướng dẫn, tham gia

các hội chợ thương mại 1 50 1 50 1 60

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu (2017)

Kết quả của bảng trên cho thấy, số lượng các buổi tập huấn trong các năm là không đổi, cho thấy công tác chuyển giao kỹ thuật và tập huấn chưa thực sự theo sát được tình hình sản xuất của địa phương. Một phần lý do là kế hoạch tổ chức các lớp, các buổi tập huấn thường được lên kế hoạch từ trước, chính vì thế rất cần những cán bộ làm công tác kế hoạch cần tìm hiểu sát sao với thực tế sản xuất của địa phương. Có thể nhận thấy, việc giới thiệu và hướng dẫn các hộ sản xuất tham gia các hội chợ thương mại chỉ được thực hiện 1 lần/năm có lẽ là chưa đủ, vì đây là cơ hội rất tốt cho người sản xuất giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng và có cơ hội ký kết hợp tác với những cơ sở, công ty lớn, nhằm có cơ hội đưa sản phẩm của mình đến những thị trường tốt hơn, và vượt ra ngoài khuôn khổ của thị trường nội địa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, số lượt người tham gia các khóa, lớp tập huấn tăng dần theo từng năm, cho thấy công tác tuyên truyền đã đạt được những thành tích nhất định và người dân đã và đang có ý thức hơn trong việc tìm hiểu kỹ thuật và tìm kiếm liên kết chủđộng.

Các hộ nông dân trên địa bàn huyện Khoái Châu quan tâm đến học hỏi kĩ thuật trong phát triển sản xuất chuối. Từ nhiều nguồn khác khác nhau, hộ có được kĩ thuật sản xuất chuối do đúc rút kinh nghiệm trồng lâu năm của bản thân. Hộ học hỏi kĩ thuật qua những người thân, hàng xóm, từ các cán bộ địa phương, thương lái, cơ quan nghiên cứu khoa học, HTX và các phương tiện thông tin đại chúng.

Bảng 4.4. Đánh giá của hộ đến công tác khuyến nông trên địa bàn huyện

Diễn giải

Nhóm hộ sản

xuất nhỏ lẻ xuất tập trungNhóm hộ sản

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (người) (người)

Tham gia tập huấn

không ? - Có 16 32,00 41 82,00

- Không 34 68,00 9 18,00

Mức độ tham gia tập huấn - Thỉnh thoảng 10 62,50 13 31,71

- Thường xuyên 6 37,50 28 68,29

Nội dung tham gia tập huấn - Phù hợp 16 100,00 39 95,12

- Không phù hợp - - 2 4,88

Áp dụng kỹ thuật mới từ tập huấn 10 62,50 39 95,12 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Tập huấn kiến thức cho người trồng chuối là hoạt động có tác động rất lớn đến phát triển sản xuất chuối trên địa bàn huyện Khoái Châu, giúp mở rộng kiến thức về sản xuất chuối, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ, tạo điều kiện cho các hộ trồng chuối được tiếp cận với các chính sách, kỹ thuật mới. Với sốlượng hộ tham gia tập huấn tăng lên qua các năm, tuy nhiên việc mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân hạn chế về mặt thời gian. Với khối lượng kiến thức lớn, thời lượng trong 1 ngày nên việc khó có thể truyền tải hết kiến thức đến cho người sản xuất.

Theo kết quả của bảng trên, số lượng các hộ thuộc nhóm sản xuất tập trung là khá cao, lên tới 82%, trong khi đó chưa đến một nửa số hộ thuộc nhóm sản xuất nhỏ lẻđược phỏng vấn tham gia tập huấn. Mức độ tham gia của 2 nhóm hộ cũng khác biệt tương đối lớn, cho thấy mức độ quan tâm của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻlà chưa cao, do điều kiện sản xuất manh mún, dẫn tới việc không có ý thức về tìm hiểu, nâng cao kiến thức.

Về nội dung tập huấn, phần lớn các hộ tham gia tập huấn đều cho rằng các kiến thức và nội dung tập huấn là phù hợp và sát sao với tình hình sản xuất của địa phương. Điều này cho thấy công tác khuyến nông đang làm khá tốt công việc nắm bắt tình hình sản xuất và nhu cầu của người trồng chuối tại huyện Khoái

Châu. Chính vì lẽ đó, tỉ lệ người dân áp dụng những kiến thức học được từ các buổi tập huấn vào thực tế sản xuất của gia đình là rất cao, lên tới 95% tại nhóm hộ sản xuất tập trung và 62% tại nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Tuy đã đạt được kết quả khá tốt, nhưng các cán bộ khuyến nông của huyện Khoái Châu vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phát triển sản xuất chuối tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)