Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 38 - 39)

Tại tỉnh Hưng Yên cây chuối được trồng ở hầu hết các huyện, nhưng nơi có diện tích chuối chất lượng cao tập trung nhiều nhất ở huyện Khoái Châu và cây chuối ở đây hiện đang được coi là cây kinh tế chủ lực của địa phương, được huyện Khoái Châu khuyến khích phát triển trong mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu phát triển sản xuất chuối tại Khoái Châu. Tại Huyện Khoái Châu tôi chọn 3 xã Tứ Dân, Tân Dân và Đại Tập vì đây là 3 xã có diện tích trồng chuối lớn nhất huyện với diện tích chiếm trên 1/3 diện tích chuối toàn huyện và là một trong những xã đi đầu trong việc phát triển sản xuất chuối và rất hiệu quả.

Bảng 3.3. Đặc điểm của xã được chọn

Chỉ tiêu ĐVT Tân Dân Tứ Dân Đại Tập Tổng

DT chuối Ha 87 73 80 240

Số hộ trồng chuối Hộ 218 147 187 552

Nguồn: Phòng thống kê huyện Khoái Châu (2017)

Diện tích trồng chuối của 3 xã được chọn là rất lớn, chiếm khoảng 1/3 diện tích trồng chuối của huyện Khoái Châu. Trong đó có 2 xã Tứ Dân và Đại Tập là những xã nằm trong vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung của huyện Khoái Châu. Xã Tân Dân tuy không nằm trong vùng quy hoạch chuối của huyện Khoái Châu nhưng diên tích trồng chuối thuộc dạng lớn, thậm chí lớn hơn so với 2 xã nằm trong quy hoạch, số hộ trồng chuối lớn, hầu như nhà nào cũng trồng chuối như một loại hình thu nhập thêm. Chính vì thế, chúng ta có thể so sánh giữa 2 nhóm hộ: sản xuất trong vùng sản xuất tập trung và không sản xuất trong vùng sản xuất tập trung (sản xuất nhỏ lẻ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)