Số lượng mẫu được chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 45)

Chỉ tiêu Huyện Tân Dân Tứ Dân Đại Tập Tổng

Cán bộ 5 4 4 4 17

Số hộ trồng chuối - 50 25 25 100

Sốlượng mẫu: 17

- Cán bộ huyện: 5 người - Cán bộ xã: 12 người

- Hộ sản xuất chuối: 100 hộ (Tân Dân: 50 hộ, Tứ Dân: 25 hộ, Đại Tập: 25 hộ). Để tìm hiểu rõ và so sánh sự khác biệt của giữa 2 nhóm hộ, nhóm hộ trồng chuối trong vùng sản xuất tập trung và nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, đề tài chọn ngẫu nhiên 50 hộ cho mỗi nhóm hộ, 50 hộ được chọn phỏng vấn sẽ nằm tại 2 xã Tứ Dân và Đại Tập, 50 hộ thuộc nhóm sản xuất nhỏ lẻ (không nằm trong vùng sản xuất chuối tập trung) sẽ được chọn ngẫu nhiên tại xã Tân Dân, xã không nằm trong vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung.

Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra

- Đối với các hộ: thông tin cơ bản người được điều tra, các thông tin liên quan đến khả năng sản xuất, sựđầu tư cho sản xuất chuối, số năm tham gia sản xuất chuối, ý kiến về công tác khuyến nông, quy hoạch chuối tại địa phương, công tác quản lý sản xuất chuối tại địa phương, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chuối tại địa phương.

- Đối với cán bộ: thông tin về người được phỏng vấn, chức vụ, trình độ chuyên môn, thông tin về các hoạt động hỗ trợ của địa phương trong công tác sản xuất chuối như vốn, đất đai. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn trong thời gian qua.

3.2.3. Phương pháp phân tích

- Xử lý thông tin có sẵn: Phân loại, tổng hợp và đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài.

- Xử lý thông tin mới (điều tra): Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng máy tính cầm tay, công cụ excel.

* Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu dùng để phản ánh thực trạng việc sản xuất chuối trên địa bàn trong thời gian và địa điểm cụ thể (sự biến động theo thời gian), công tác phát triển sản xuất chuối trong thời gian vừa qua tại địa phương.

Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê với các chỉ tiêu: diện tích, sản lượng, liên kết tiêu thụ sản phẩm, từ đó so sánh đối chiếu sự biến động qua về tình hình phát triển sản xuất qua các năm.

- Sử dụng ma trận SWOT: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích vấn đề trong sản xuất chuối của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu, từ đó làm cơ sở đưa ra giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng lợi thế đồng thời hạn chế điểm yếu và thách thức nhằm phát triển, nâng cao lợi ích của người trồng chuối.

Bảng 3.6 Bảng phân tích SWOT Bên Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S): S1 S2 S3 Điểm yếu (W): W1 W2 W3 Cơ hội (O): O1 O2 O3 S1O1 W1O1 … Thách thức (T): T1 T2 T3 S1T1 ... W1T1 ...

3.2.4. Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng sản xuất và phát triển sản xuất

- Diện tích trồng chuối theo địa phương của tỉnh qua các năm - Năng suất và sản lượng chuối của huyện

- Diện tích đất trồng chuối bình quân tại huyện

- Diện tích, năng suất chuối bình quân của các nhóm hộđiều tra

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chuối

- Diện tích vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung - Số lớp tập huấn chuyển giao khoa học

- Đánh giá của hộđến công tác khuyến nông trên địa bàn huyện - Tỷ lệ liên kết với hộ trồng chuối khác

- Tỷ lệ vay vốn của các hộđiều tra

- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với tác nhân thu gom

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất

* Nhóm chỉ tiêu kết quả sản xuất

- Tổng doanh thu (TR): Là tổng số tiền thu được khi bán tất cả các sản phẩm sản xuất ra, ởđây được tính trong năm.

- Chi phí sản xuất (TC): Là toàn bộ các chi phí bằng tiền về vật chất, dịch vụđã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.

- Thu nhập = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

* Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất

- Giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm (sản phẩm chính + sản phẩm phụ) thu được trong một thời kỳ, thường tính là 1 năm.

∑ = = n i i ixP Q GO 1 ) ( Trong đó: GO: Giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ởđây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất)

n: Sốlượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoàn chi phí vật chất (trừ phần khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất. Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí như giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Giá trị tăng thêm (VA) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra từ quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.

Giá trịtăng thêm là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian Giá trịtăng thêm

(VA) =

Giá trị sản xuất

(GO) -

Chi phí trung gian (IC)

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất bao gồm phần trảcông lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHUỔI TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

4.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung tại huyện Khoái Châu

Với những kết quả đã đạt được trong những năm qua, diện tích trồng chuối của huyện Khoái Châu tăng dần qua từng năm, kèm theo đó là sựtăng lên về năng suất cho thấy hiệu quả trong sản xuất của các hộ dân tại huyện Khoái Châu. Kết quảđó đạt được một phần là do chủtrương, chính sách của tỉnh Hưng Yên về quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên và lợi thế so sánh của địa phương.

Quy hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất chuối tiêu theo hướng xuất khẩu, trên cơ cở quy hoạch chung phù hợp sinh thái vùng và là vùng có đủđiều kiện sản xuất chuối tiêu an toàn, trên cơ sở quy hoạch đề án “Quy hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi đến năm 2010 và định hướng đến 2015” của UBnD tỉnh Hưng Yên, quy hoạch các xã vùng bãi Tân Châu, Tứ Dân, Đông ninh, Đại Tập huyện Khoái Châu thuộc Tiểu vùng một của đề án với quy mô 400 – 500ha thành vùng sản xuất chuối tiêu an toàn (bản đồ 4.1).

Bản đồ 4.1. Quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung ở Khoái Châu

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên (2017)

Qua bản đồ quy hoạch trồng chuối tập trung của huyện Hưng Yên, có thể nhận thấy, vùng quy hoạch được bố trí nằm sát sông Hồng, nơi có nhiều phù sa bồi đắp, chất lượng đất màu mỡ phù hợp với sản xuất các cây ăn quả, đặc biệt là chuối. Chính những chính sách hợp lý và sự khuyến khích thúc đẩy của chính quyền địa phương đã làm tăng năng suất sản xuất chuối của huyện Khoái Châu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)