Diện tích đất trồng chuối bình quân tại huyện Khoái Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

Chỉ tiêu Nhóm hộ sản xuất tập trung Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ Diện tích (sào) Tỉ lệ (%) Diện tích (sào) Tỉ lệ (%) Diện tích trồng chuối bình quân 6,83 100 2,54 100 Đất tự có 2,87 42,1 2,12 83,49 Đất đi thuê 3,95 57,9 0,42 16,51 Nguồn: Tổng hợp nguồn số liệu điều tra (2017)

Huyện Khoái Châu đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tiến hành quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, diện tích trồng chuối đã tăng lên đáng kể, dẫn tới sự khác biệt về diện tích đất canh tác giữa nhóm hộ sản xuất tập trung và nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Theo kết quả từ số liệu điều tra, nhóm hộ sản xuất tập trung có diện tích đất canh tác lớn hơn tương đối nhiều so với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Diện tích đất tự có của 2 nhóm hộ không có sự khác biệt nhiều, nhưng về diện tích đất thuê để sản xuất chuối có sự chênh lệch rất lớn. Điều này thể hiện rõ sự khác nhau trong canh tác và đầu tư giữa 2 nhóm hộ, nhóm hộ sản xuất tập trung có diện tích đất thuê là 3,95 sào/hộ, và chiếm tới gần 60% trong tổng diện tích đất sản xuất chuối. Thực tế, Huyện Khoái Châu đã có những vùng quy hoạch trồng chuối tập trung lớn, tận dụng đất bồi ven sông Hồng, diện tích vùng quy hoạch lên tới hơn 400ha, tuy nhiên, vì diện tích đất chia thường nhỏ hẹp nên các hộ sản xuất tập trung thường phải thuê lại đất của các hộ không sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất. Để mở rộng sản xuất, nhóm hộ sản xuất tập trung thường phải thuê thêm đất của các hộ khác để canh tác, hầu hết các hộ thuộc nhóm này đều thuê thêm đất sản xuất tại khu quy hoạch sản xuất tập trung, với diện tích đất canh tác, nhóm hộnày có xu hướng đầu tư thêm về kỹ thuật, vốn đểtăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quy mô và canh tác trên quy mô lớn giúp nhóm hộ sản xuất tập trung có thể kiểm soát chất lượng canh tác một cách đồng bộ, và hiệu quảcao hơn.

Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, thường là những nhóm hộ trồng chuối quy mô nhỏ, tận dụng đất vườn nhà để sản xuất thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Hầu hết các nhóm hộ không có nhu cầu thêu đất để canh tác chuối, thậm chí có những hộcòn cho thuê đất để những hộ khác sản xuất. Chuối trồng tại các hộ sản xuất nhỏ lẻthường ít được đầu tư vốn và công nghệ, hầu hết chuối được trồng và thu hoạch từ 2-3 năm rồi thay mới. Thị trường tiêu thụ chính của các nhóm hộ này chủ yếu là tại địa phương, sản phẩm thường không có để cung cấp thường xuyên, chỉ tập trung tiêu thụ vào các dịp lễ tết hoặc các ngày đầu tháng âm lịch. Chính vì lý do đó, họ thường không có nhu cầu thuê thêm đất canh tác, chính vì thế tỉ lệđất thuê của nhóm hộ này chỉ chiếm 16,51% và tổng diện tích đất trồng chuối bình quân 2,56 sào/hộ. Với việc không nằm trong vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung, việc đầu tư kỹ thuật, công nghệlà tương đối khó khăn, nếu muốn đầu tư đồng bộ thì cần phải số vốn lớn, nhưng diện tích canh tác nhỏ nên khó có thể mang lại lợi nhuận cao. Với việc sử dụng chủ yếu là đất vườn của gia đình,

manh mún và nhỏ lẻđem tới rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất và đầu tư của nhóm hộ này.

* Năng suất và sản lượng chuối giữa các nhóm hộ

Về diện tích, nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ có diện tích thấp hơn với 2,52 sào/hộ. Nhóm hộnày chưa coi cây chuối là cây trồng chủ lực, không phải là loại cây mang lại thu nhập chính của hộ nên diện tích này còn khá nhỏ và manh mún. Trong khi đó đặc biệt là nhóm hộ sản xuất tập trung diện tích trồng chuối tiêu hồng cao gấp 2,72 lần diện tích trồng chuối của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Nhóm hộ này đầu tư rất mạnh vào việc sản xuất chuối và nhìn thấy được hiệu quả từ cây chuối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)