Kết quả phát triển sản xuất chuối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 74)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chu ổi tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng

4.1.6. Kết quả phát triển sản xuất chuối

4.6.1.1. Diện tích và năng suất chuối của huyện Khoái Châu

a. Diện tích trồng chuối của huyện Khoái Châu

Chuối ở Hưng Yên là cây trồng phổ biến và đang được coi là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng đất bãi ven sông Hồng. Khác với các tỉnh thành trong cả nước, cây chuối không được coi là cây trồng chủ lực và không có trong quy hoạch sản suất cây ăn quả. UBND tỉnh Hưng Yên đã có quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2007 phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vùng bãi đến năm 2010 và định hướng đến 2015” và quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2009 phê duyệt Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2009 trong đó có dự án “Trồng và thâm canh chuối tiêu hồng”.

Bảng 4.11. Phân bố diện tích trồng chuối theo địa phương của tỉnh Hưng Yên

TT Địa phương 2012 2013 2014 2015 2016 DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) DT (ha) Tỷ lệ (%) 1 TP. Hưng Yên 21 1,81 20 1,98 18 1,66 20 1,68 25 1,76 2 Văn Lâm 49 4,22 18 1,78 14 1,29 6 0,50 20 1,41 3 Văn giang 69 5,94 45 4,45 40 3,70 35 2,93 50 3,52 4 Yên Mỹ 162 13,95 151 14,92 152 14,05 156 13,07 165 11,61 5 Mỹ Hào 65 5,60 35 3,46 31 2,87 17 1,42 42 2,96 6 Ân Thi 147 12,66 104 10,28 102 9,43 106 8,88 126 8,87 7 Khoái Châu 340 29,29 380 37,55 485 44,82 629 52,68 700 49,26 8 Kim Động 138 11,89 112 11,07 103 9,52 98 8,21 160 11,26 9 phủ Cừ 96 8,27 85 8,40 79 7,30 71 5,95 71 5,00 10 Tiên Lữ 74 6,37 62 6,13 58 5,36 56 4,69 62 4,36 Tổng cộng 1.161 1.00 1.012 100 1.082 100 1.194 100 1.421 100

Khoái Châu là huyện có phong trào và các chính sách trồng chuối tập trung tại tỉnh Hưng Yên. Theo thống kê của tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái Châu có diện tích trồng chuối lớn nhất huyện Hưng Yên và có tốc độ phát triển nhanh nhất toàn tỉnh. Hiện tại ở Khoái Châu, bình quân mỗi hộ 2 - 3 thửa, thuận lợi cho tiến hành sản xuất trồng trọt nhưng bình quân diện tích trên đầu người không cao, khoảng 460m2/lao động. Trong năm 2016, diện tích trồng chuối của huyện Khoái Châu đạt 700ha chiếm gần 50% diện tích trồng chuối của tỉnh Hưng Yên, cho thấy, tại huyện Khoái Châu, chuối là một trong những cây trồng chủ lực, là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân trong huyện. Trong những năm gần đây, do hiệu quả của cây chuối cao hơn một số cây trồng khác như cây dong giềng. Nhiều hộ thuộc các vùng bãi ven sông Hồng thuộc các huyên Khoái Châu, Kim Động có khả năng về vốn, lao động kỹ thuật đã phát triển mở rộng diện tích chuối tiêu đặc biệt là chuối tiêu hồng bằng cách đấu thầu các khu đất của xã hoặc thuê đất của các hộkhác để tiến hành sản xuất với quy mô lớn.

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu, năm 2016 toàn huyện hiện có tới 700 ha chuối tiêu trong đó có hơn 80 % là diện tích chuối tiêu hồng. Xã Tứ Dân là xã có diện tích chuối lớn nhất với 111,11ha, trong đó chuối tiêu hồng là 103,7ha chiếm 93,33% diện tích chuối của xã và khoảng 21,38% diện tích chuối tiêu hồng của toàn huyện. Có nhiều hộ trồng chuối tiêu điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Đáng ởthôn Năm Mẫu, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu với 9.720m2 chuối tiêu hồng được trồng với mật độ 2.500 cây/ha thu 72.900kg bình quân mỗi khóm chuối 30 kg/buồng, doanh thu vào khoảng 150.000.000 đồng/năm.

Bảng 4.12. Năng suất và sản lượng chuối của huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Diện tích Ha 189 308 340 380 485 629 700 Năng suất tạ/ha 217,7 220,0 350,0 375,0 385,0 450,0 500,0 Sản lượng tấn 4.114 6.776 11.900 14.250 18.672 28.305 35.000 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Khoái Châu (2017)

Kết quả của bảng 4.12 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng chuối của huyện Khoái Châu tăng dần qua từng năm. Đến năm 2016, năng suất chuối của huyện Khoái Châu đã đạt 500 tạ/ha tăng 50 tạ/ha so với năm 2015. Xu hướng

tăng dần về cả diện tích và năng suất cho thấy, nghề trồng chuối đang phát triển nhanh tại huyện Khoái Châu, không chỉ về diện tích gieo trồng mà năng suất chuối tăng cho thấy, kỹ thuật và hiệu quả của việc trồng chuối của người dân huyện Khoái Châu ngày càng tăng. So với năm 2010, tính tới năm 2016, diện tích và năng suất chuối của huyện Khoái Châu đã tăng gấp đôi, cho thấy nỗ lực của cả chính quyền và người dân về quy hoạch, và có các giải pháp để phát triển trồng chuối tại huyện Khoái Châu.

Năng suất chuối tăng một phần là do người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng chuối theo quy trình VietGap vào sản xuất. Người dân tại huyện Khoái Châu bắt đầu sản xuất chuối theo hướng VietGap từ cuối năm 2014, một số hộđã đầu tư công nghệnước tưới tựđộng, giàn phun mưa, tận dụng nước ở hệ thống sông và giếng khoan sâu hơn 40 mét, hệ thống này giúp giảm lượng phân bón, giảm công lao động mà hiệu quả lại cao. Trung bình 3 đến 4 ngày hệ thống tưới nước tựđộng lại được bật lên một lần. Theo kinh nghiệm trồng chuối lâu năm của người dân, với điều kiện ởđồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8 m tương đương 3.500 cây/ha. Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ, vườn chuối cần được thường xuyên chăm sóc đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, sớm ra hoa và đạt năng suất cao.

b. Diện tích và năng suất chuối của các nhóm điều tra

* Tình hình sử dụng đất canh tác chuối tại huyện Khoái Châu

Đất là nguồn tài nguyên đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp, là nguồn tài nguyên bắt buộc đối với những người làm nông nghiệp. Theo kết qủa của những phần trên, ta có thể thấy, chuối chiếm diện tích canh tác khá lớn so với các loại cây trồng ăn quả khác của huyện Khoái Châu.

Bảng 4.13. Diện tích đất trồng chuối bình quân tại huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu Nhóm hộ sản xuất tập trung Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ Diện tích (sào) Tỉ lệ (%) Diện tích (sào) Tỉ lệ (%) Diện tích trồng chuối bình quân 6,83 100 2,54 100 Đất tự có 2,87 42,1 2,12 83,49 Đất đi thuê 3,95 57,9 0,42 16,51 Nguồn: Tổng hợp nguồn số liệu điều tra (2017)

Huyện Khoái Châu đã thực hiện dồn điền đổi thửa và tiến hành quy hoạch vùng sản xuất chuối tập trung, diện tích trồng chuối đã tăng lên đáng kể, dẫn tới sự khác biệt về diện tích đất canh tác giữa nhóm hộ sản xuất tập trung và nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ.

Theo kết quả từ số liệu điều tra, nhóm hộ sản xuất tập trung có diện tích đất canh tác lớn hơn tương đối nhiều so với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Diện tích đất tự có của 2 nhóm hộ không có sự khác biệt nhiều, nhưng về diện tích đất thuê để sản xuất chuối có sự chênh lệch rất lớn. Điều này thể hiện rõ sự khác nhau trong canh tác và đầu tư giữa 2 nhóm hộ, nhóm hộ sản xuất tập trung có diện tích đất thuê là 3,95 sào/hộ, và chiếm tới gần 60% trong tổng diện tích đất sản xuất chuối. Thực tế, Huyện Khoái Châu đã có những vùng quy hoạch trồng chuối tập trung lớn, tận dụng đất bồi ven sông Hồng, diện tích vùng quy hoạch lên tới hơn 400ha, tuy nhiên, vì diện tích đất chia thường nhỏ hẹp nên các hộ sản xuất tập trung thường phải thuê lại đất của các hộ không sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất. Để mở rộng sản xuất, nhóm hộ sản xuất tập trung thường phải thuê thêm đất của các hộ khác để canh tác, hầu hết các hộ thuộc nhóm này đều thuê thêm đất sản xuất tại khu quy hoạch sản xuất tập trung, với diện tích đất canh tác, nhóm hộnày có xu hướng đầu tư thêm về kỹ thuật, vốn đểtăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quy mô và canh tác trên quy mô lớn giúp nhóm hộ sản xuất tập trung có thể kiểm soát chất lượng canh tác một cách đồng bộ, và hiệu quảcao hơn.

Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, thường là những nhóm hộ trồng chuối quy mô nhỏ, tận dụng đất vườn nhà để sản xuất thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Hầu hết các nhóm hộ không có nhu cầu thêu đất để canh tác chuối, thậm chí có những hộcòn cho thuê đất để những hộ khác sản xuất. Chuối trồng tại các hộ sản xuất nhỏ lẻthường ít được đầu tư vốn và công nghệ, hầu hết chuối được trồng và thu hoạch từ 2-3 năm rồi thay mới. Thị trường tiêu thụ chính của các nhóm hộ này chủ yếu là tại địa phương, sản phẩm thường không có để cung cấp thường xuyên, chỉ tập trung tiêu thụ vào các dịp lễ tết hoặc các ngày đầu tháng âm lịch. Chính vì lý do đó, họ thường không có nhu cầu thuê thêm đất canh tác, chính vì thế tỉ lệđất thuê của nhóm hộ này chỉ chiếm 16,51% và tổng diện tích đất trồng chuối bình quân 2,56 sào/hộ. Với việc không nằm trong vùng quy hoạch sản xuất chuối tập trung, việc đầu tư kỹ thuật, công nghệlà tương đối khó khăn, nếu muốn đầu tư đồng bộ thì cần phải số vốn lớn, nhưng diện tích canh tác nhỏ nên khó có thể mang lại lợi nhuận cao. Với việc sử dụng chủ yếu là đất vườn của gia đình,

manh mún và nhỏ lẻđem tới rất nhiều khó khăn cho việc sản xuất và đầu tư của nhóm hộ này.

* Năng suất và sản lượng chuối giữa các nhóm hộ

Về diện tích, nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ có diện tích thấp hơn với 2,52 sào/hộ. Nhóm hộnày chưa coi cây chuối là cây trồng chủ lực, không phải là loại cây mang lại thu nhập chính của hộ nên diện tích này còn khá nhỏ và manh mún. Trong khi đó đặc biệt là nhóm hộ sản xuất tập trung diện tích trồng chuối tiêu hồng cao gấp 2,72 lần diện tích trồng chuối của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Nhóm hộ này đầu tư rất mạnh vào việc sản xuất chuối và nhìn thấy được hiệu quả từ cây chuối.

Bảng 4.14. Diện tích, năng suất chuối bình quân của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ Nhóm hộ sản xuất tập trung

Diện tich bình quân (sào) 2,54 6,83

Sản lượng bình quân

(nải/sào) 1.046,86 4.240,06

Năng suất bình quân (nải) 412,15 620,8 Nguồn: Tổng hợp nguồn số liệu điều tra (2017)

Về năng suất, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài mà năng suất chuối thu hoạch được ở mỗi nhóm hộ có sự khác biệt. Nhóm hộ sản xuất quy mô lớn có năng suất bình quân là 620,8 nải/sào và nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ lẻcó năng suất là 412,15 nải/sào. Nguyên nhân ở nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ lẻ, mức độ đầu tư còn thấp, kỹ thuật trồng truyền thống nên năng suất bình quân còn thấp so với nhóm hộ sản xuất tập trung.

Diện tích canh tác của nhóm hộ sản xuất tập trung trung bình lớn gấp 3 lần so với nhóm sản xuất nhỏ lẻ, nên năng suất của nhóm sản xuất tập trung lớn gấp 4 lần so với nhóm sản xuất nhỏ lẻ. Năng suất của nhóm sản xuất tập trung đạt 620,8 nải/sào cao hơn so với nhóm sản xuất nhỏ lẻ. Nguyên nhân là do việc đầu tư sản xuất, công nghệ, giống của nhóm sản xuất tập trung tốt hơn. Đặc biệt, tại huyện Khoái Châu vùng quy hoạch sản xuất chuối chủ yếu là giống chuối tiêu hồng, chủ yếu sử dụng giống chuối cấy mô, được sản xuất trong phòng thí nghiệm hoặc các công ty giống, và giống chuối tiêu hồng cũng thường có năng suất cao hơn những giống chuối khác. Năng suất của nhóm sản xuất nhỏ lẻ tuy

thấp hơn so với nhóm sản xuất tập trung khoảng 200 nải/sào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, năng suất của nhóm sản xuất nhỏ lẻtăng lên khá nhiều, do kỹ thuật sản xuất chuối không quá phức tạp, có nhiều kỹ thuật có thể ứng dụng tốt cho diện tích sản xuất nhỏ lẻ, không tốn nhiều công đầu tư. Ví dụ: Hiện nay có nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻđã có xu hướng thay cây chuối hàng năm, bỏ những cây cũ để thay thế để chuối đạt được năng suất cao hơn và không làm giảm chất lượng của sản phẩm.

4.1.6.2. Chi phí – kết quả và hiệu quả sản xuất

Bảng 4.15. Chi phí đầu vào cho sản xuất cho một sào chuối của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Nghìn đồng

Diễn giải Nhóm sản

xuất nhỏ lẻ Nhóm stập trung ản xuất BQ

Tổng chi phí 1.663,8 2.382,5 2.023,15

I. Chi phí trung gian (IC) 1.583,8 2.137,5 1.860,65

1. Cây giống 300 650 475 2. Phân bón 1.326,2 1.467 1.396,6 +) NPK 325 215 270 +) Đạm 105 230 167,5 +) Lân 0 43 21,5 +) Kali 146,2 390,5 268,35

+) Phân đầu trâu xanh 150 288,5 219,25

+) Phân chuồng 600 300 450

3. thuốc BVTV 8 16 12

II. Thuê lao động 80 245 162,5 Nguồn: Tổng hợp nguồn số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.15 ta thấy, tổng chi phí trồng chuối của 2 nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ và sản xuất tập trung lần lượt là: 1,67 triệu đồng và 2,38 triệu đồng. So với nhóm sản xuất nhỏ lẻ, chi phí về thuốc BVTV, chi phí trung gian, phân bón, thuê lao động và giống của nhóm hộ sản xuất tập trung đều lớn hơn. Chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của cả 2 nhóm hộ là chi phí cho phân bón, chi phí lần lượt của 2 nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ và sản xuất tập trung lần lượt là: 1,33 triệu đồng và 1,46 triệu đồng. Ta có thể thấy, chi phí phân bón của 2 nhóm hộ không có sự khác biệt nhiều, tuy nhiên điều này không phản ánh trình độ sản xuất và quy trình bón phân của 2 nhóm hộ. Ta có thể thấy, 2 chỉ tiêu phân chuồng và thuốc BVTV

chi phí của nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻcao hơn hăn so với nhóm sản xuất tập trung. Lý do là họ muốn tận dụng phân chuồng, sự lạm dụng phân bón NPK, và việc bón phân theo kinh nghiệm bản thân của nhóm hộ này.

Chi phí lao động của nhóm hộ sản xuất tập trung lớn hơn gấp 3 lần so với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Đối với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, họ chỉ thuê người theo mùa vụ hoặc khi có việc cần người làm thuê. Lao động chủ yếu của nhóm hộnày là lao động gia đình, do diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, nên việc thuê người lao động là không cần thiết nhằm tiết kiệm chi phí và tận dụng thời gian rảnh rỗi của lao động gia đình. Thông thường, hộ chỉ thuê người khi thu hoạch và vận chuyển chuối đến thịtrường. So với nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhóm hộ sản xuất tập trung có diện tích gieo trồng lớn hơn, nên họthường xuyên đầu tư chi phí lao động để phun thuốc BVTV, bón phân và các hoạt động khác nhằm chăm sóc chuối.

b4.1.6.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ điều tra

Qua những phân tích ở bảng chi phí đầu vào trên cho ta thấy mức độđầu tư cho sản xuất chuối của các hộ nông dân tại huyện Khoái Châu còn thấp và có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Sựđầu tư đó có tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của cây trồng giữa các nhóm hộ.

Bảng 4.16. Kết quả và hiệu quả cho một sào chuối tại huyện Khoái Châu

Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hxuất nhộỏ s lảẻn Nhóm htập trung ộ sản xuất

1.Giá trị sản xuất (GO) 1.000d 3.618,5 6.582,25 2.Chi phí trung gian (IC) 1.000d 1.583,8 2.137,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất chuối ở huyện khoái châu, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)