Tình hình cơ sở vật chất của huyện Chi Lăng năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 54 - 56)

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

I Hệ thống thủy lợi

1 Đập thủy lợi Cái 74

2 Kênh mương Km 306.45

3 Trạm bơm Trạm 25

II Đường giao thông

1 Đường nhựa đường bê tông Km 86

2 Số xã có đường ô tô đến trung tâm Xã 21

III Hệ thống điện

1 Trạm biến áp Trạm 50

2 Đường dây trung thế, hạ thế Km 246,7

IV Công trình phúc lợi

1 Trường học

A Trường PTTH Trường 3

B Trường THCS Trường 17

C Trường tiểu học Trường 26

D Nhà trẻ mẫu giáo Nhà 22

2 Cơ sở y tế Cơ sở 22

3 Trạm bưu điện Bưu điện 21

V Mạng lưới truyền thông

1 Loa phát thanh Cái 13

2 Điểm đọc báo Điểm 21

3 Điểm đọc tài liệu liên quan đến nông nghiệp Điểm 14

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chi Lăng (2015)

Công trình phúc lợi:

* Giáo dục: Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình trường lớp,

mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo huyện Chi Lăng đã phát triển đồng bộ và rộng khắp bao gồm nhiều loại hình trường ở tất cả các bậc học và ngành học. Tất cả các xã , thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và 82,05% xã huyện có trường trung học cơ sở (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).

* Về y tế: Toàn huyện có 22 cơ sở y tế với 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa

khoa khu vực và 18 trạm xá. Đội ngũ bác sỹ 171 người trong đó có 34 bác sỹ, 74 y sỹ kỹ thuật viên và 63 y tá và nữ hộ sinh (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).

* Hệ thống bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính - viễn thông trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng; đến nay, huyện có 2 tổng đài STAREX-ID và STARE-SRX với trên 3.700 máy điện thoại; 100% xã, thị trấn có điện thoại và bưu điện văn hoá xã trong đó có 1 trung tâm bưu điện huyện và 20 điểm bưu điện văn hóa xã (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).

Qua bảng 3.3: Ta thấy cơ sở vật chất hiện nay ở huyện Chi Lăng là tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện .Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là có một số đoạn đường giao thông đã xuống cấp do nhu cầu vận tải và đi lại của người dân, do vậy trong thời gian tới cần được ưu tiên tu bổ và làm mới các con đường trọng điểm để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân được tốt hơn.

3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện

* Nông, lâm nghiệp:

Cơ cấu giá trị sản xuất theo nhóm ngành thì nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mang lại GTSX lớn nhất. Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, bình quân trong giai đoạn 2014 - 2015 tăng 11,78% và và luôn chiếm tỷ lệ lớn trong có cấu giá trị của nhóm ngành Trong tổng GTSX của ngành nông nghiệp thì giá trị sản xuất trồng trọt chiếm khoảng 80%. Chăn nuôi ở địa phương mặc dù đã có từ rất lâu đời song giá trị mang lại không cao. Qua số liệu thống kê năm 2015 thì toàn huyện Chi Lăng có: 24.550 con trâu bò giảm 2.703 con so với năm 2014; đàn gia súc gia cầm như lợn, vịt, ngan, ngỗng 439.035 con, tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 2.000 con.

* Công nghiệp:

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 91.140,3 triệu đồng, tăng 36,34%.

* Thương mại – dịch vụ:

Hoạt động thương mại có bước phát triển, năm 2015 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 214.902,3 triệu đồng tăng 13,4% so với năm 2013 trong đó khu vực kinh tế Nhà nước tăng 44% so với năm 2014, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 29,1%. Hàng hoá trên thị trường đa dạng phong phú dần dần đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu

43

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 54 - 56)