Vai trò phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 26 - 28)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Vai trò phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

2.1.3.1. Đối với hộ sản xuất na

• Nâng cao thu nhập

Sản xuất kinh doanh na đóng vai trò quan trọng trong nâng cao thu nhập, đặc biệt là đối với những hộ nghèo điều kiện kinh tế khó khăn.

• Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh na

Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh na là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh na chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá na tác động rất lớn. Do đó, phát triển sản xuất na ổn định và bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh na.

• Tạo ra, ổn định công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững

Một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu ở Lạng Sơn là phát triển cây na, cây trồng có lợi thế, thế mạnh của vùng. Phát triển sản xuất na bền

vững góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo và giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo…

2.1.3.2. Đối với địa phương, cộng đồng, xã hội

• Phát triển kinh tế xã hội

Phát triển sản xuất na bền vững sẽ đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh na, đóng góp vào sự phát triển cho kinh tế của địa phương và cả nước (Báo cáo Tình hình Kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015 huyện Chi Lăng).

• Tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo

Thực tế phát triển sản xuất na không những tạo việc làm ổn định cho lao động trực tiếp sản xuất na, mà còn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động trong vùng (đến năm 2015, ngành hàng na đã tạo việc làm cho gần 300 lao động trực tiếp và 200 lao động gián tiếp của huyện). Tuy nhiên có một số nơi cây na đã không mang lại kết quả như mong muốn. Người sản xuất không đủ vốn và cả kỹ thuật chăm sóc, vườn na còi cọc không cho năng suất, kết quả và hiệu quả như mục tiêu kế hoạch đề ra, thậm chí cũng có những nơi na phải hủy bỏ hàng loạt. Vì vậy, phát triển sản xuất na bền vững sẽ tạo ra và ổn định công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững (Minh Xuân, 2015).

• Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Chi Lăng là huyện có địa hình đồi núi, điều này đã tạo nên lợi thế cho địa phương về phát triển kinh tế vườn đồi, nhất là thế mạnh về cây ăn quả đặc biệt là cây na. Từ đó, bước đầu cho thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, được thị trường ưa chuộng và cho giá trị kinh tế cao, điều này đã mở ra hướng đi mới giúp người dân nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu (Hồng Vân, 2014).

• Góp phần cải thiện môi trường

Một yếu tố hết sức quan trọng và là điều kiện cần thiết trong phát triển sản xuất na là nguồn nước để tưới na vào mùa khô. Đảm bảo nguồn nước tưới và lượng nước tưới hợp lý, kết hợp với các biện pháp canh tác, bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình kỹ thuật… sẽ là những điều kiện cần thiết, cơ bản để cây na cho năng suất, chất lượng cao. Phát triển sản xuất na bền vững sẽ góp phần làm tăng độ che phủ đất, chống xói mòn đất, tái tạo và duy trì nguồn nước, cải thiện môi trường đất, nước, không khí và góp phần điều tiết tiểu vùng

• Góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội và an ninh – quốc phòng

Na là cây trồng chỉ thích nghi đối với những vùng nhất định, có thể trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và đặc biệt phù hợp. Các tỉnh này có chung đường biên giới với nhiều quốc gia láng giềng, an ninh - quốc phòng khá phức tạp. Dân cư sống ở vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư từ mọi miền đất nước. Nhận thức và sự hiểu biết của các tộc người rất khác nhau, dân tộc thiếu số thường trình độ dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, mức sống thường thấp hơn so với người kinh di cư từ nơi khác đến. Do vậy, họ dễ bị kẻ xấu kích động gây mất an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển sản xuất na bền vững, nhất là ở các tỉnh thuộc vùng biên giới về các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường thì cũng ổn định trật tự ATXH và an ninh - quốc phòng (GS.VS. Nguyễn Duy Quý , 2010).

2.1.3.3. Đối với người tiêu dùng

Vai trò thiết yếu của ngành trồng trọt là cung cấp cho con người nguồn sản phẩm dồi dào, ổn định, đảm bảo chất lượng và vệ sinh ATTP. Ngoài sản phẩm Na còn cung cấp cho con người sản phẩm chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể người. Trong na có hàm lượng Protein cao, ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng khác như lipid, các vitamin và các nguyên tố vi lượng khác (Nguyễn Duy Quý, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)