Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.4. Nội dung phát triển sản xuất na theo hướng bền vững
Từ khái niệm, vai trò cũng như xuất phát từ các vấn đề thuộc nội dung kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất na bền vững sẽ cung cấp cho chúng ta nội dung của phát triển sản xuất na bền vững. Nội dung cụ thể của phát triển sản xuất na bền vững bao gồm: Về kinh tế: Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất na, Quy hoạch và quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, liên kết và sự tham gia của các tác nhân, thị trường và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả về kinh tế trong phát triển sản xuất na; Về xã hội: Kết quả và hiệu quả về xã hội của phát triển sản xuất na; Về môi trường: Kết quả và hiệu quả về môi trường của phát triển sản xuất na (Minh Xuân, 2015).
Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất na
Các chủ trương, chính sách như về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết, thị trường … của các ban ngành, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành na. Việc ban hành chủ trương, chính sách kịp thời, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các hộ/trang trại và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh na phát triển. Chủ trương, chính sách đúng sẽ tạo sự tin tưởng cho người sản xuất kinh doanh na yên tâm đầu tư, đem lại kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao và ổn định (Minh Xuân, 2015).
Các chủ trương, chính sách quan trọng, chủ yếu ở trên sẽ tác động trực tiếp tới sản xuất na nói chung, sự ổn định, bền vững của phát triển sản xuất na bền vững nói riêng có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng. Chính sách đất đai phù hợp, ổn định sẽ giúp người sản xuất na yên tâm sản xuất, đầu tư từ đó góp phần ổn định sản xuất. Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người nông dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh na cũng góp phần quan trọng trợ giúp, hỗ trợ các ñối tượng sản xuất kinh doanh. Khi người sản xuất kinh doanh na gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực về vốn để ổn định sản xuất thì việc đưa ra và thực hiện các chính sách như khuyến nông, liên kết, tín dụng ưu đãi là hết sức cần thiết… Do đó, việc ban hành cũng như thực hiện tốt các chủ trương chính sách đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho các cá nhân và tổ chức kinh tế, tạo nền tảng để phát triển sản xuất na bền vững. Bên cạnh đó, chính sách còn có tác ñộng thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm và điều tiết thị trường na (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, 2015).
Quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển sản xuất na
Nguyên tắc để lập và hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất na bền vững là phát triển sản xuất na tập trung theo hướng thâm canh và công nghiệp hóa từ sản xuất đến thu mua, chế biến ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng lao động, đất đai, khí hậu. Từ đó, mỗi huyện phải hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất na của mình trên cơ sở quy hoạch chung (Phòng kinh tế huyện Chi Lăng, 2015).
Mức độ ổn định của quy hoạch phát triển sản xuất na tác động đến mức độ ổn định của các vùng sản xuất và mức độ đầu tư của các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong phát triển sản xuất na bền vững. Mục đích của quy hoạch là
sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý. Quy hoạch phát triển sản xuất na bao gồm quy hoạch tổng thể (vùng sản xuất) và quy hoạch chi tiết (hệ thống thu mua, chế biến và xuất khẩu sản phẩm). Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai, nước tưới cho sản xuất, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy định hiện hành về điều kiện sản xuất na và phù hợp với trình độ sản xuất, đạt được hiệu quả sau đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đảm bảo gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất na bền vững cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần gắn kết với quy hoạch sử dụng đất (nhất là đối với quy hoạch sản xuất na) (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, 2015).
Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất na
Sản xuất - kinh doanh na bền vững đòi hỏi các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình phải có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất như đường giao thông, nguồn nước tưới (giếng, hồ đập trữ nước và máy bơm nước), hệ thống điện, hệ thống sân phơi, máy sấy và máy xát quả, nhà kho bảo quản nông sản… Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiệu quả sẽ đáp ứng cho yêu cầu sản xuất, chế biến, đảm bảo tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó đảm bảo cho phát triển sản xuất na bền vững (Nguyễn Văn An, 2010).
Thực hiện các khâu trong sản xuất na
Các khâu trong sản xuất na ở đây là những công việc người sản xuất thường xuyên phải thực hiện, bao gồm: công tác về giống; sử dụng phân bón; nước tưới; tác dụng của cây trồng xen na; kỹ thuật chăm sóc; việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; thu hoạch và bảo quản; v.v.. Các nội dung này giữ vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất na. Việc thực hiện các nội dung sản xuất na đó một cách phù hợp, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất na bền vững (Minh Xuân, 2015).
Mục tiêu của phát triển sản xuất na là hướng tới phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Nếu phát triển sản xuất na chỉ chú ý đến phát triển chiều rộng mà không quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, hay ngược lại thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, và từ đó dẫn đến phát triển sản xuất na kém bền vững (Minh Xuân, 2015).
Vấn đề liên kết giữa các tác nhân sản xuất na
Trong thực tế, sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng na không đồng đều, kém hiệu quả, giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao... Vì vậy, tổ chức sản xuất na theo hướng liên kết là yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất na bền vững. Mục đích liên kết là nhằm hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, lao động và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua liên kết giữa các tác nhân (hộ - hộ, hộ - doanh nghiệp, hộ - nhà khoa học,…) trong các nội dung liên kết (liên kết trong cung ứng giống, liên kết trong chuyển giao kỹ thuật, liên kết trong tiêu thụ,…) sẽ góp phần giúp các tác nhân có điều kiện tiếp thu, phổ biến, truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, kết quả và hiệu quả sản xuất từ đó góp phần cho phát triển sản xuất na ổn định, bền vững. Đối với đối tượng hộ/trang trại (đối tượng quan trọng, chủ yếu trong sản xuất na) thì trong liên kết cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản xuất na tổ chức thành từng nhóm, tổ hợp tác, HTX… để tạo điều kiện về vay vốn ưu đãi đảm bảo cho nhu cầu đầu tư, tránh tình trạng thu hái non, hái vội; khuyến nông, tăng cường quản lý, bảo quản trước và sau thu hoạch… giúp cho hộ yên tâm sản xuất (Nguyễn Văn An, 2010).
Thị trường tiêu thụ na
Thị trường tiêu thụ na bao gồm 3 yếu tố cơ bản, đó là: thị trường thu mua, thị trường tiêu thụ và giá cả.
- Thị trường thu mua:
Đối với sản xuất na hầu hết na sản xuất ra là để bán. Thị trường thu mua na là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán na giữa người sản xuất na với bên có nhu cầu mua. Có 3 đối tượng chủ yếu thu mua na là: đại lý, lái buôn (người thu gom) và doanh nghiệp. Do đó, xây dựng và hoàn thiện nhằm tạo lập một thị trường thu mua na ổn định, tạo sự cạnh tranh lành mạnh sẽ tác động tích cực, góp phần cho phát triển sản xuất na bền vững (Nguyễn Văn An, 2010).
- Thị trường tiêu thụ:
Đối với thị trường tiêu thụ, mục tiêu luôn là có đầu ra cho sản phẩm na. Thị trường tiêu thụ là nơi sản phẩm na sẽ được đưa tới người tiêu dùng. Xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định không những sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận được sản phẩm mà còn giúp cho người sản xuất yên tâm ở đầu ra. Tránh
tình trạng được mùa mà mất giá, hay sản lượng cao mà không có nơi tiêu thụ (Nguyễn Văn An, 2010).
- Giá cả:
Giá na là một trong những yếu tố tác động trực tiếp và mang tính quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Khi giá na trên thị trường tăng thì người sản xuất bán sản phẩm để có thu nhập đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng và chi phí để đầu tư cho vụ mùa kế tiếp, và thường trong thực tế khi giá na lên cao thì người sản xuất mở rộng diện tích trồng na. Và ngược lại khi giá cả sụt giảm mạnh hiệu quả kinh tế của người sản xuất bị giảm sút, giảm thu nhập, khó khăn cho đầu tư và từ đó thường dẫn đến việc phá bỏ cây na để chuyển sang cây trồng khác làm cho phát triển sản xuất na kém ổn định (Nguyễn Văn An, 2010).
Thị trường tiêu thụ là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Để phát triển sản xuất na bền vững thì yêu cầu đặt ra là các yếu tố của thị trường tiêu thụ như thu mua, thị trường, giá cả cần phải được quan tâm để đảm bảo tính gắn kết với quá trình sản xuất na nhằm giúp cho phát triển sản xuất na ổn định, bền vững.
Kết quả, hiệu quả phát triển sản xuất na bền vững
Sơ đồ 1.1. Mô tả nội dung phát triển sản xuất na bền vững
Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (1987)
-Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất na -Quy hoạch và quản lý quy hoạch
-Đầu tư cơ sở hạ tầng -Các khâu trong sản xuất na
-Thị trường và tiêu thụ
-Kết quả và hiệu quả về kinh tế trong phát triển sản xuất na Về Xã hội:
-Lao động và việc làm -Xóa đói, giảm nghèo
-Trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng -Kết quả và hiệu quả về xã hội của phát triển sản xuất na Về Môi trường:
-Các tác động liên quan đến chất thải
-Các tác động không liên quan đến chất thải
-Kết quả và hiệu quả về môi trường của phát triển sản xuất na
Kết quả phát triển sản xuất na bền vững yêu cầu thực hiện được ba mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững là sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao; Giải quyết tốt việc làm cho lao động trong vùng, từng bước nâng cao mức sống của cư dân và góp phần xóa đói giảm nghèo; Môi trường sinh thái được bảo vệ, tăng cường độ che phủ đất, chống xói mòn, phục hồi hệ động thực vật. Trên cơ sở phát triển sản xuất na bền vững giải quyết tốt việc làm, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng, xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản… Góp phần bảo đảm an ninh – quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ gìn vững chắc vùng biên giới (Phạm Ngọc Linh, 2013).