Tỷ lệ hô nghèo của huyện Chi Lăng qua các năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 89 - 91)

STT Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015

A Hộ nghèo

1 Số hộ nghèo Hộ 3,805 3,134 2,749 2,223 1,776

2 Số nhân khẩu hộ nghèo 17,756 14,065 12,183 9,582 7,493

3 Số hộ nghèo có thành viên: Hộ

- Là người dân tộc thiểu số: Hộ 2,532 2,396 1,677 1,183

- Đang hưởng trợ cấp người

có công hàng tháng Hộ 9 6 0 1

- Đang hưởng trợ cấp xã hội

hàng tháng Hộ 211 232 230 230

B Hộ cận nghèo

1 Số hộ cận nghèo Hộ 1,954 1,731 1,715 2,169 2,109

2 Nhân khẩu hộ cận nghèo người 9,134 8,111 7,953 10,042 9,709

3 Số hộ cận nghèo là người

dân tộc thiểu số Hộ 1,613 1,473 1,982 1,512

C Số xã nghèo Xã 4 3 3 1

Nguồn: Phòng lao động thương binh – xã hội (2015) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 vẫn còn khá cao so với cả nước trong đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 8,95% tổng số hộ dân tộc thiểu số, chiếm 15,7% tổng hộ nghèo. Có 3 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, 5 xã và 96 thôn có tỷ lệ hộ nghèo trên 10%.

Tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh và hộ sản xuất na thuộc diện nghèo liên tục giảm qua từng năm, tốc độ giảm nghèo của huyện là 4%/năm, tốc độ giảm nghèo của hộ sản xuất na là 2%/năm. Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo sản xuất na chỉ còn khoảng 8,3% tổng số hộ nghèo toàn huyện và hầu hết tập trung chủ yếu ở những vùng không thích hợp trồng na, trình độ và năng lực sản xuất kém.

Tại địa bàn nghiên cứu, tỷ lệ hộ nghèo chung và hộ nghèo sản xuất na thấp hơn so với bình quân chung toàn huyện, đặc biệt mức hộ nghèo sản xuất na

ở thị trấn Chi Lăng là thấp nhất (0,92%, so với tỷ lệ hộ nghèo ở địa bàn là 1,5%). Điều đó cho thấy: tại những vùng có điều kiện sản xuất na thuận lợi hơn thì số hộ và tỷ lệ nghèo cũng thấp hơn, đời sống của các hộ sản xuất na cao hơn so với những vùng sản xuất na kém thuận lợi.

- Trật tự an toàn xã hội và an ninh - quốc phòng

Khi diện tích trồng na ở những vùng trung tâm ngày càng thu hẹp, trong khi nhu cầu sản xuất ngày càng tăng thì người sản xuất phải khai phá đất trồng na ở những vùng sâu, vùng xa. Do đó, nếu có chính sách, quy hoạch sản xuất na phù hợp không những tạo điều kiện cho phát triển sản xuất mà còn ổn định trật tự an toàn xã hội và giữ vững quốc phòng vùng hẻo lãnh.

c) Hiệu quả về môi trường

Khí thải phát sinh do đốt nhiên liệu trong quá trình chuẩn bị đất trồng na, ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông trong quá trình vận chuyển na, chở người và các vật tư (phương tiện người sản xuất sử dụng phổ biến là xe công nông), mùi hôi từ thuốc BVTV trong quá trình sản xuất na gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, mức độ tác động của các loại chất thải nêu trên đối với sức khỏe con người là không đáng kể, nhưng chúng gây nhiễm độc cho đất và nguồn nước ngầm ở vùng trồng na và các vùng lân cận.

Kết quả điều tra ở các hộ sản xuất cho thấy: trên 80% các hộ đã và đang sử dụng phân bón, phun thuốc BVTV không tuân thủ đúng quy trình, nguyên tắc (pha thuốc và phun đại trà trên toàn vườn cây, kể cả những cây không có bệnh); có khoảng 50% số hóa chất phun ra bị rơi xuống đất, trên 60% các hộ vứt chai thuốc tại vườn na v.v… từ đó tác động trực tiếp đến môi trường của đất (kết cấu của đất, nhiễm độc cho đất, làm chua đất) và ảnh hưởng đến môi trường không khí.

Tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô nên người sản xuất tự đào, khoan giếng, làm cho nguồn tài nguyên nước đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, mực nước ngầm tụt sâu và nghèo kiệt; tài nguyên rừng bị tàn phá làm ảnh hưởng đến quá trình biến đổi khí hậu khu vực, từ đó ảnh hưởng đến năng suất, kết quả và hiệu quả sản xuất na.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 89 - 91)