3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Chi Lăng, Lạng Sơn
UBND huyện Chi Lăng (2014) Chi Lăng là huyện nằm ở vị trí 21o20' đến 21o40' Vĩ Bắc và từ 106o20' đến 106o40' Kinh Đông, huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30km.
- Phía Bắc và phía tây bắc giáp huyện Văn Quan. - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp huyện Hữu Lũng. - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình.
Huyện được đánh giá là một huyện trọng điểm về kinh tế, an ninh, văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. Chi Lăng có vị trí địa lý lợi thế hơn hẳn so với các huyện khác trong tỉnh, nằm trong khảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, vừa có quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế đi qua... tạo điều kiên thuận lợi cho huyện để phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ khoa học công nghệ... với các tỉnh lân cận Hà Nội, các tỉnh khác trong cả nước và với cả Trung Quốc (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Thuộc vùng đồi núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, có địa hình khá phức tạp, trong đó núi đá và rừng chiếm 83,3% diện tích. Địa hình có thể chia làm ba vùng khác nhau (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015):
Vùng thứ nhất là vùng địa mạo cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc các xã phía Tây của huyện (từ Mai Sao đến Vạn Linh, Y Tịch). Đây là vùng núi đá thuộc vòng cung đá vôi Bắc Sơn với mật độ các dãy núi đá tương đối dày đặc, độ cao trong bình 200-300m, có những đỉnh cao 500 – 600m. Xen kẽ với các dãy núi đá vôi là các thung lũng như Thượng Cường, Vạn Linh ... (khoảng 300 ha).
Vùng thứ hai là vùng địa mạo thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc theo quốc lộ 1A, nằm giữa hai dãy núi : dãy núi đá Cai Kinh ở phía Tây và dãy núi đất Bảo Đài, Thái Hoà ở phía Đông Nam. Vùng này phần lớn là đồi gò thấp pha phiến thạch, độ cao trung bình 100-200 m với các thung lũng kéo dài từ xã Bắc Thuỷ tới thị trấn Chi Lăng.
Vùng thứ ba là vùng địa mạo sa phiến, núi cao trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã Đông Bắc. Vùng này đồi núi cao, độ cao trung bình từ 300-400 m.
3.1.1.3. Thời tiết khí hậu
Nhìn chung Chi Lăng nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài tới tháng 3 năm sau. Theo thống kê của UBND huyện, nhiệt độ trung bình năm là 15 – 25°C. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 6, 7, nhiệt độ trung bình trên 35-38°C; nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 16°C, nhiệt độ thấp nhất vào giữa tháng 12 đến khoảng cuối tháng 1, nhiệt độ trung bình 06 - 12°C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 83%. Với điều kiện khí hậu tương đối lạnh kết hợp với trồng na trên địa hình sườn núi đá vôi, thì đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển sản xuất cây na (Phòng Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Lượng mưa trung bình năm khoảng 1430 – 1.700 mm, số ngày mưa ở mức 132 ngày/năm. Mưa nhiều nhất vào tháng 7, lượng mưa trung bình khoảng 270 – 350 mm. Điều kiện khí hậu, thời tiết trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song ảnh hưởng của gió, bão, lụt đặc biệt là các điều kiện bất thường của thời tiết như sương muối, mưa đá… dễ gây thiệt hại cho sản xuất (Phòng Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Chi Lăng
3.1.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 70.602,09 ha, chiếm 8.46% tổng diện tích toàn tỉnh. Địa hình chủ yếu là đồi núi, có khả năng phát triển kinh tế rừng, trồng các loại cây ăn quả mang lại giá giá kinh tế cao đặc biệt là cây na.
Qua bảng 3.1 ta thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm. Đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp đã giảm còn 14.633,85 ha chiếm 20,73% tổng diện tích đất tự nhiên. Bình quân mỗi năm diện tích đất nông nghiệp giảm đi 0,13%. Nguyên nhân của việc giảm này là do sau khi có dự án làm các công trình công cộng đất chuyên dùng tăng lên vì đầu tư được mở rộng đường giao thông, đất xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi. Điều đó cho thấy nền kinh tế xã hội của huyện Chi Lăng ngày càng phát triển theo chiều hướng có lợi, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Còn diện tích đất chưa sử dụng năm 2015 là 11.360,78 ha chủ yếu là đất núi đá chưa sử dụng không có khả năng canh tác.
Trong diện tích đất dành cho nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm chủ yếu. Năm 2013, diện tích trồng cây hàng năm chiếm đến 73,89% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Đến năm 2014, diện tích này có giảm nhưng không đáng kể. Xu hướng biến động qua 3 năm cho thấy diện tích đất trồng cây hàng năm bình quân mỗi năm giảm 0,15%.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện được giữ ổn định có tỷ lệ giảm chậm. Năm 2013 là 3.838,15 ha chiếm 26,16% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Bình quân mỗi năm diện tích đất trồng cây lâu năm giảm 0,17%. Nguyên nhân do diện tích đất chưa sử dụng không có khả năng canh tác để khai hoang, phục hóa và việc thu hồi đất để làm các công trình công cộng. Diện tích đất trên được giữ ổn định và giảm không đáng kể là do nhận thấy hiệu quả kinh tế từ việc trồng các loại cây ăn quả là cao, nên các hộ nông dân tiếp tục đầu tư, thâm canh trồng các loại cây như: cây hồng, nhãn, vải.
37
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Chi Lăng qua 3 năm (2013-2015)
Loại đất
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)
DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 14/13 15/14 BQ
Tổng DT đất tự nhiên 70.602,09 100,00 70.602,09 100,00 70.602,09 100,00 100,00 100,00 100,00
I. DT đất nông nghiệp 55.362,10 78,41 55.362,95 78,42 55.871,34 79,14 100,00 100,92 100,46
1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.672,02 20,78 14.644,77 20,74 14.633,85 20,73 99,81 99,93 99,87
1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.841,87 15,36 10.819,22 15,32 10.808,57 15,31 99,79 99,90 99,84
1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.838,15 5,44 3.825,55 5,42 3.825,28 5,42 99,67 99,99 99,83
2. Đất lâm nghiệp 40.539,62 57,42 40.567,35 57,46 41.087,23 58,20 100,07 101,28 100,67
3. Đất nuôi trồng thủy sản 111,21 0,16 111,03 0,16 111,01 0,16 99,84 99,98 99,91
4. Đất nông nghiệp khác 39,25 0,06 39,25 0,06 39,25 0,06 100,00 100,00 100,00
II. Đất Phi nông nghiệp 3.863,66 5,47 3.878,31 5,49 3.369,97 4,77 100,38 86,89 93,39
III. Đất chưa sử dụng 11.376,39 16,11 11.360,83 16,09 11.360,78 16,09 99,86 100,00 99,93
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Chi Lăng (2015)
Đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, năm 2013 chiếm tỷ lệ 57,42%. Bình quân qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp tăng 1,35%. Điều này cũng là dễ hiểu đối với 1 huyện miền núi như Chi Lăng do nhân dân đã đầu tư trồng rừng trên diện tích đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng còn chiếm 1 diện tích lớn, năm 2013 là 11.376,39 ha, chiếm 16,11%trong tổng diện tích, và mặc dù có giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể. Đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 11.360,78ha, chiếm 16,09% trong tổng diện tích Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai, đưa vào khai thác một diện tích lớn đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Số liệu bảng 3.1 cho chúng ta thấy tình hình đất đai của huyện ít có biến động giữa diện tích các loại đất. Diện tích đất tự nhiên theo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thì không thay đổi qua các năm là 70.602,09 ha (Phòng Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Con người luôn là yếu tố mang tính quyết định trong sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nắm giữ nguồn lao động và điều tiết dân số một cách hợp lý, tổ chức khai thác triệt để nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay huyện Chi Lăng có 17.632 hộ với tổng dân số 75.748 người, bao gồm 16 dân tộc cùng sinh sống lâu đời như Kinh, Tày, Nùng, Mường... trong đó dân tộc Nùng chiếm 50,84% và dân tộc Tày chiếm 34,93%. Tổng số lao động 45135 người, chiếm 59,99% tổng dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 93.69% tổng lao động xã hội, lao động các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ chiếm 6,31%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,67%/năm, mật độ dân số toàn huyện khoảng 107 người /km2, cao hơn mức trung bình của tỉnh. Sự tăng nhanh về dân số đã tăng cường nguồn lao động góp phần phát triển kinh tế- xã hội của huyện, xong gây sức ép không nhỏ tới tài nguyên môi trường và xã hội.
Tình hình dân số và lao động của huyện năm 2015 được thể hiện trong bảng 3.2:
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Chi Lăng năm 2015
Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu
Đơn vị Số lượng (%)
I. Tổng số hộ Hộ 17.632 100,00
1. Hộ nông nghiệp " 13.796 78,24
2.Hộ phi nông nghiệp " 3.836 21,76
II. Tổng nhân khẩu Người 75.748 100,00
1. Nhân khẩu nông nghiệp " 62.359 82,32
2. Nhân khẩu phi nông nghiệp " 11.859 17,68
III. Tổng số lao động " 45.135 100,00
1. Lao động nông nghiệp " 42.286 93,69
2. lao động phi nông nghiệp " 2.679 6,31
IV. Một số chỉ tiêu bình quân "
1.Nhân khẩu/hộ Nhân khẩu/hộ 4,30
2.Lao động/hộ Lao động/hộ 2,56
3.Nhân khẩu NN/hộ NN Người 4,52
4.Lao động NN/hộ NN " 3,07
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng (2015)
3.1.2.3. Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng của huyện Chi Lăng
Mỗi quốc gia hay mỗi khu vực muốn phát triển kinh tế thì cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thu hút đầu tư từ bên ngoài vào, phát huy tiềm năng, thế mạnh và giao lưu, là những yêu cầu để phát triển đồng bộ và toàn diện hơn. Những năm gần đây hệ thống điện, đường, trường, trạm… của huyện đã được tỉnh Lạng Sơn và UBND huyện Chi Lăng quan tâm đầu tư.
Hệ thống thủy lợi:
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp các ngành, huyện đã chú trọng đến việc đầu tư sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ lợi, đặc biệt chương trình 135 đã đầu tư xây dựng mới nhiều công trình nên hầu hết các công trình đã phát huy tác dụng, đảm bảo diện tích tưới ổn định.
Trên địa bàn huyện có 9 hồ, đập thủy lợi, và hệ thống kênh mương, kiên cố hóa được 3.300 m kênh mương các loại góp phần nâng diện tích chủ động nước sản xuất đạt trên 60% diện tích đất canh tác toàn huyện, còn lại dựa vào nguồn nước tự nhiên (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện hiện nay đã đáp ứng được cho 76% tổng số hộ, trong đó 96% số hộ ở khu vực thành thị và 72% số hộ khu ở vực nông thôn đảm bảo chất lượng hợp vệ sinh (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Đường giao thông:
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn huyện khá thuận lợi, do vị trí địa lý Chi Lăng là huyện nằm ở phía Nam Thành Phố Lạng Sơn chỉ cách Thành Phố Lạng Sơn 30 km. Bên cạnh đó chạy qua địa bàn huyện có trục đường quốc lộ 1A chiều dài 40,7 km, quốc lộ 297 là 21 km và tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăng là 40 km đi qua với 5 ga, trong đố ga Đồng Mỏ là lớn nhất, Tổng số đường tỉnh trên địa bàn huyện 109,7 km, hệ thống đường huyện, xã được nâng cấp và mở mới, với 7 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 59,5 km, tổng chiều dài đường xã là 283,3 km. Hiện 17/21 xã, thị trấn có đường nhựa đến trung tâm, 95,2% thôn bản có đường giao thông liên thôn (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Tính đến thời điểm hiện nay hàng ngày liên tục có các chuyến xe chạy liên tục từ Hà Nội lên các tỉnh Đông Bắc và theo chiều ngược lại tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá của xã đi nơi khác. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường liên thôn, liên huyện đã bị xuống cấp, hệ thống cống, rãnh thoát nước chưa được xây kiên cố,...Đến nay, 100% xã trên địa bàn huyện có đường ô tô đi được 4 mùa (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Hệ thống điện:
Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng mở rộng đến trung tâm xã, thôn bản. Hiện nay, cấp điện trên địa bàn huyện có 4 trạm 110/10kv, 3 trạm 35/0,4kv, 11 trạm 10/0,4kv, trong tổng số 246,7km đường dây cao thế, hạ thế bao gồm 49km đường dây 100kv, đi qua huyện, 161,3km đường dây 35kv từ trạm 110kv đi qua các huyện và 35,4km đường dây 10kv. Tính đến thời điểm 2014 có 100% xã thị trấn có điện lưới quốc gia, trên 91% số hộ được sử dụng điện, sản lượng điện thương
Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Chi Lăng năm 2015
STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
I Hệ thống thủy lợi
1 Đập thủy lợi Cái 74
2 Kênh mương Km 306.45
3 Trạm bơm Trạm 25
II Đường giao thông
1 Đường nhựa đường bê tông Km 86
2 Số xã có đường ô tô đến trung tâm Xã 21
III Hệ thống điện
1 Trạm biến áp Trạm 50
2 Đường dây trung thế, hạ thế Km 246,7
IV Công trình phúc lợi
1 Trường học
A Trường PTTH Trường 3
B Trường THCS Trường 17
C Trường tiểu học Trường 26
D Nhà trẻ mẫu giáo Nhà 22
2 Cơ sở y tế Cơ sở 22
3 Trạm bưu điện Bưu điện 21
V Mạng lưới truyền thông
1 Loa phát thanh Cái 13
2 Điểm đọc báo Điểm 21
3 Điểm đọc tài liệu liên quan đến nông nghiệp Điểm 14
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chi Lăng (2015)
Công trình phúc lợi:
* Giáo dục: Thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình trường lớp,
mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo huyện Chi Lăng đã phát triển đồng bộ và rộng khắp bao gồm nhiều loại hình trường ở tất cả các bậc học và ngành học. Tất cả các xã , thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học và 82,05% xã huyện có trường trung học cơ sở (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
* Về y tế: Toàn huyện có 22 cơ sở y tế với 1 bệnh viện, 3 phòng khám đa
khoa khu vực và 18 trạm xá. Đội ngũ bác sỹ 171 người trong đó có 34 bác sỹ, 74 y sỹ kỹ thuật viên và 63 y tá và nữ hộ sinh (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
* Hệ thống bưu chính viễn thông: Trong những năm qua, hệ thống bưu chính - viễn thông trên địa bàn huyện ngày càng phát triển và mở rộng; đến nay, huyện có 2 tổng đài STAREX-ID và STARE-SRX với trên 3.700 máy điện thoại; 100% xã, thị trấn có điện thoại và bưu điện văn hoá xã trong đó có 1 trung tâm bưu điện huyện và 20 điểm bưu điện văn hóa xã (Chi cục Thống kê huyện Chi Lăng, 2015).
Qua bảng 3.3: Ta thấy cơ sở vật chất hiện nay ở huyện Chi Lăng là tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển kinh tế- xã hội của toàn huyện .Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là có một số đoạn đường giao thông đã xuống cấp do nhu cầu vận tải và đi lại của người dân, do vậy trong thời gian tới cần được ưu tiên tu bổ và làm mới các con đường trọng điểm để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân được tốt hơn.
3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện