Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất na của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 76 - 78)

ĐVT: Triệu đồng/ha

Diễn giải Quy mô

Nhỏ TB Lớn

1. Giá trị sản xuất (GO) 208,44 189,70 182,00

3. Chi phí trung gian (IC) 8,67 8,84 9,03

4. Giá trị gia tăng (VA) 199,77 180,86 172,97

5. Công lao động (L) 30 29,4 29

6. Khấu hao TSCĐ (A) 4,14 3,99 3,92

7. Thu nhập hỗn hợp (MI) 165,63 147,48 140,05

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Với giá bán bình quân 25,67 đồng/1kg thì giá trị sản xuất bình quân chung 1 năm tính theo hộ là 208,44 triệu đồng đối với hộ quy mô nhỏ, 189,7 triệu đồng đối với hộ quy mô trung bình và 182 triệu đồng với hộ quy mô lớn.

Thu nhập hỗn hợp bình quân 1 hộ gia đình có quy mô sản xuất nhỏ trồng na trong 1 năm đạt 165,63 triệu đồng, hộ quy mô trung bình đạt thu nhập hỗn hợp là 147,48 triệu đồng, hộ quy mô lớn đạt 140,05 triệu đồng.

Như vậy qua nghiên cứu cho thấy hộ quy mô nhỏ có thu nhập hỗn hợp cao hơn 2 hộ quy mô trung bình và quy mô lớn.

4.1.3. Tình hình tiêu thụ na tại hộ nông dân trên địa bàn huyện Chi Lăng

Sau khi thu hoạch, thông thường người sản xuất bán na cho nhiều tác nhân khác nhau như: thu gom, bán buôn (bán buôn trong huyện, bán buôn nhỏ ngoài huyện), hoặc người bán lẻ. Tuy nhiên, tỷ lệ na bán cho các tác nhân thương mại là khác nhau, lượng na bán cho bán buôn lớn ngoài huyện khoảng 70 – 80% tổng sản lượng na thông qua hệ thống thu gom địa phương, những bán buôn nhỏ ngoài huyện và bán buôn trong huyện mua được khoảng 15% tổng sản lượng na sản xuất, phần còn lại ñược tiêu thụ trong huyện thông qua các hộ bán lẻ trên địa bàn huyện (khoảng 15% tổng sản lượng na). Sau đó, các tác nhân này sẽ bán lại cho các chủ buôn ở chợ đầu mối, và các hộ bán lẻ hay người tiêu dùng cuối cùng.

Lý do chính để các hộ sản xuất bán na là giá cao, những hộ này sẽ bán cho bất kỳ người mua nào trả giá cao hơn mà không trung thành với người mua nào. Tuy nhiên, người sản xuất cũng thường bán cho người mua quen biết khi giá mua ở mức gần giống nhau giữa những người mua.

Phần lớn hộ sản xuất bán na cho hộ thu gom, do có mối quan hệ quen biết, tạo nên sự tin cậy giữa hai nhóm tác nhân, giữa họ có giá mua ổn định, hộ sản xuất được thanh toán tiền ngay sau khi mua, và tiêu chuẩn mua dễ dàng.

Hầu như các hộ SX đều áp dụng hình thức tự vận chuyển na đến bán cho người mua mà không thông qua bất kỳ một sự ràng buộc nào. Việc mua bán diễn ra sau khi có sự thoả thuận miệng giữa người mua và người bán về giá cả, chất lượng và số lượng sản phẩm đem bán. Các phương tiện chủ yếu được người dân ở đây sử dụng để vận chuyển na là xe máy và xe đạp, xe cải tiến tự chế, xe ô tô…

4.1.3.1. Giá bán na của hộ sản xuất

Các loại na chất lượng khác nhau được bán trên thị trường với giá khác nhau, na chín sớm được trả giá cao hơn na chín chính vụ do số lượng na đầu vụ thấp hơn nhu cầu thị trường. na cuối vụ chất lượng thấp hơn thường được bán với giá thấp hơn tại các quầy hàng cạnh đường lớn, các buổi chợ phiên; các quầy hàng này tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa và chi phí thuê chỗ nên dù bán ở mức giá thấp hơn vẫn thu được lợi nhuận từ việc bán na.

Năm 2015, na Chi Lăng giá không cao hơn so với những năm trước. Giá na loại I cao nhất ở đầu vụ là 40.000 đồng/kg. Giá bình quân chung các loại na quả tại thời điểm đầu vụ là là 28,000 đồng/kg.

Vào thời điểm chính vụ, bình quân giá bán là 25,000 đồng/kg. Vào thời điểm cuối vụ, năng suất và chất lượng na giảm dần, giá bình quân chỉ còn 24,000 đồng/kg. Giá na bình quân của cả vụ mùa năm 2014 là 30,370 đồng/kg., giá na bình quân vụ mùa 2013 là 25,340 đồng/kg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)