Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển sản xuất na trên thế giới
Na là cây nhiệt đới có tính thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn thế giới, trước đây na được coi là loài cây trồng thứ yếu, chưa trở thành một loại hoa quả chính trên thị trường thế giới. Hiện nay nhu cầu thi trường ngày càng tăng cao nên cây na đã được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển nhiều hơn. Tuy nhiên thống kê về sản xuất na trên thế giới hiện nay rất ít, hơn nữa mỗi nước khác nhau có giống loài trồng khác nhau. Ở các nước Tây Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số nước vùng trung Mỹ, Mexxicô, Israel và Califorlia các giống thương mại na thuộc loài Annona Cherimola (Cherimoya) (Vũ Công Hậu, 2008).
Cây na được du nhập sang miền nhiệt đới châu Á từ rất sớm. Hiện nay cây na được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới của cả Bắc và nam bán cầu, thậm chí ở cả vùng á nhiệt đới Florida của nước Mỹ.
Tây Ban Nha:
Được coi là nơi sản xuất Annona Cherimoya quan trọng nhất thế giới, diện tích khoảng 3.266 ha năm 1999 (Guirado và cs.. 2001, dẫn bởi Scheldeman, 2002). Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích của Tây Ban Nha khoảng 3.090 ha, trong đó 90% được tưới với sản lượng 29.000 tấn. Pê ru năm
1998 có khoảng 1.975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng Đông Bắc Mararion là vùng sản lượng chính khoảng 655 ha. Chi Lê có khoảng 1.152 ha, Bolovia 1.000 ha, Ecuador 700 ha. Theo Grane, Campbell, Grossberger (1999) cũng cho biết Califorlia có khảng 100 đến 200 ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn, Dominica và Costa Rica là nước xuất khẩu na quan trọng cho Mỹ(Vũ Công Hậu, 2008).
Mêxxico là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước Châu Âu theo (Haranadez và Angel, 1997), Mêxxico có khảng 5.915 ha với sản lượng 34.900 tấn, lớn nhất thế giới năng suất lại giảm dần 6,8 tấn/ha năm 1990, và 5,9 tấn/ha năm 1997. Tỉnh Nayrit là tỉnh có diện tích trồng nhiều nhất Mexico với 380 ha. Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng 10.096 tấn (Diego, 1989), Braxin 2000 ha, sản lượng 8.000 tấn năng suất 4 tấn/ha. Pe Ru 443 ha, sản lượng 3.262 tấn (Phùng Thị Hoa, 2010).
Loài Asquasmona là mãng cầu ta (na dai) là loài cây rất có tiềm năng thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Loài quả này có hương vị thích hợp với nhiều người, nhiều dân tộc tuy nhiên hiện vẫn được coi là cây trồng chủ yếu nội tiêu. Những nghiên cứu về na hiện nay rất ít chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu tuyển chọn giống quả to, ít hạt, độ đường cao, các kỹ thuật chăm bón, cắt tỉa… Một số nghiên cứu đã cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của na nhưng chưa có nghiên cứu nào và số liệu nào về tình hình phát triển sản xuất na trên thế giới. na dai chủ yếu được trồng ở Bắc, Nam bán cầu, quần đảo West indies nước cộng hòa Đô Mica, Mỹ, Trung đông, Malaysia, Thái Lan (Grane, Campbell, 1990). Ở Philippine theo báo của cục kinh tế nông nghiệp, 1978 có khoảng 2.059 ha với sản lượng 6.262 tấn. Những nước được đánh giá na dai cao là Ấn Độ, Cu Ba, Brazil. Năm 1986- 1987, chỉ riêng Thái Lan trồng được 51.500 ha, sản lượng 188.900 tấn. Ở Ấn Độ diện tích trồng na dai đạt tới 44.463 ha (Vũ Công Hậu, 2008; Đỗ Đình Ca, 2011).