Các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 33 - 39)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hướng tới phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

2.1.5.1. Điều kiện tự nhiên

Là một loại cây trồng, sinh trưởng phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, bao gồm: Khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, địa mạo đất đai, môi trường, sinh thái,…trong đó yếu tố đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất na; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến các thời kỳ sinh trưởng, năng suất và chất lượng cua na (UBND huyện Chi Lăng, 2014).

- Địa hình:

Địa hình của vùng trồng na, liên quan tới địa bàn của huyện Chi Lăng: Vùng thứ nhất là vùng địa mạo cacxtơ với những dãy núi đá vôi thuộc các xã phía Tây của huyện (từ Mai Sao đến Vạn Linh, Y Tịch). Đây là vùng núi đá thuộc vòng cung đá

vôi Bắc Sơn với mật độ các dãy núi đá tương đối dày đặc, độ cao trong bình 200- 300m, có những đỉnh cao 500 – 600m. Xen kẽ với các dãy núi đá vôi là các thung lũng như Thượng Cường, Vạn Linh... (UBND huyện Chi Lăng, 2014).

Vùng thứ hai là vùng địa mạo thung lũng thềm đất thấp bao gồm các xã, thị trấn chạy dọc theo quốc lộ 1A, nằm giữa hai dãy núi: dãy núi đá Cai Kinh ở phía Tây và dãy núi đất Bảo Đài, Thái Hoà ở phía Đông Nam. Vùng này phần lớn là đồi gò thấp pha phiến thạch, độ cao trung bình 100-200 m với các thung lũng kéo dài từ xã Bắc Thuỷ tới thị trấn Chi Lăng (UBND huyện Chi Lăng, 2014) .

Vùng thứ ba là vùng địa mạo sa phiến, núi cao trung bình sắp xếp thành dải, thuộc các xã Đông Bắc. Vùng này đồi núi cao, độ cao trung bình từ 300-400 m (UBND huyện Chi Lăng, 2014).

- Địa chất:

Sự hình thành cũng như quá trình phát sinh của lớp vỏ thổ nhưỡng có mối liên hệ chặt chẽ với đá và khoáng chất hình thành chúng. Do vậy, tính chất cơ bản của đất chịu sự chi phối của đặc điểm đá mẹ và mẫu chất tạo đất. Qua khảo sát chi tiết cho thấy ở vùng trồng na, huyện Chi Lăng có các loại đá mẹ sau (UBND huyện Chi Lăng, 2014):

- Đá Granit: Thuộc nhóm đá mác ma axit có hàm lượng SiO2 khá cao 67,3%, trong khi đó hàm lượng CaO lại rất thấp 3,12%, tỉ lệ AL2O3 khá cao 15,1%. Do vậy, lớp vỏ phong hoá thường mỏng, độ dày tầng đất mịn nông, thành phần cơ giới nhẹ, lẫn nhiều sạn thạch anh, hàm lượng cation trao đổi thấp, đất chua và độ phì nhiêu thấp. Đất hình thành từ đá Granit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng và độ phì nhiêu kém.

- Đá trầm tích:Đá trầm tích được tạo thành do quá trình tái trầm tích các sản phẩm phong hoá vỡ vụn của các loại đá trước đó, có thể là đá macma hoặc cũng có thể là đá biến chất. Các sản phẩm phong hoá này có thể được di chuyển đến một nơi khác rồi mới lắng đọng hoặc là được lắng đọng tại chỗ và được liên kết vững chắc với nhau tạo thành một loại đá mới gọi là đá trầm tích. Các loại đá trầm tích có trong vùng bao gồm:

- Đá phiến sét: Đá phiến sét bao phủ trên một diện tích rộng. Đây là loại đá thuộc nhóm đá trầm tích, cấu tạo chủ yếu bằng các hạt có đường kính <0,01mm, ngoài khoáng sét còn có Sắt, Canxi... bị ép lại tạo thành từng lớp khá

rõ rệt. Loại đá này phân bố ở hầu khắp các xã trên nhiều bậc địa hình. Đá chịu sự phong hoá mạnh của các yếu tố tự nhiên nên tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, màu đỏ vàng, độ phì tự nhiên khá.

- Đá cát:Đá cát là loại đá được cấu tạo chủ yếu bằng các hạt cát. Do vậy, thành phần chính của đá cát là thạch anh, chất gắn kết trong đá cát thường là Sắt, Canxi, Khoáng sét, Silíc. Do vậy khi phong hoá cho đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên thấp, đất chua và độ bão hoà Bazơ thấp.

- Sản phẩm bồi tụ phù sa:Bao gồm mẫu chất phù sa cổ có tuổi địa chất kỷ đệ tứ và phù sa hiện đại được hình thành và phân bố ở ven các con sông, phân bậc địa hình khá rõ nét. Mẫu chất phù sa cổ thường gắn với địa hình đồi thấp, lượn sóng nhẹ, độ cao trên 25 m. Đất hình thành từ mẫu chất này có thành phần cơ giới nhẹ, có sự chuyển lớp đột ngột về thành phần cơ giới giữa tầng mặt và tầng kế tiếp, đất cũng có quá trình feralit, độ phì tự nhiên thấp và có xu hướng suy thoái. Mẫu chất phù sa mới phân bố ở một số diện tích được bồi tụ do suối. Độ phì tự nhiên của các loại đất này rất khác biệt và bị chi phối mạnh mẽ bởi chất lượng phù sa.

- Đặc điểm khí hậu vùng trồng na huyện Chi Lăng:

Na là loại cây ưa khí hậu Ôn đới, Á nhiệt đới, không chịu được nhiệt độ quá thấp, càng không chịu được nhiệt độ quá cao. Trong thời gian nghỉ Đông (tháng 12 đến đầu tháng 2 năm sau), cây cần nhiệt độ tương đối lạnh để cho năng suất tốt. Trong thời kỳ sinh trưởng cần nhiệt độ từ 20 - 300C, tốt nhất là từ 22 - 260C, nhiệt độ cần để nảy mầm là 13 - 170C, nở hoa 20 - 220C, quả lớn 26 - 270C. Lượng mưa hàng năm thích hợp từ 1.200 – 2.100 mm.

Độ ẩm cùng với lượng mưa cao ở vùng trồng na huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn chín của quả na, là lý do làm cho na có chất lượng cao, góp phần duy trì hàm lượng các chất dinh dưỡng và làm cho quả có hình thức đẹp hơn.

2.1.5.2. Yếu tố về kinh tế - xã hội

- Thói quen tiêu dùng: Đó là sự hình thành tập quán của người tiêu dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm vủa vùng, mỗi quốc gia, cũng như trình độ dân trí của vùng đó. Ví dụ như khi tiêu thụ na ở thị trường các thành phố lớn thì sản phẩm

có thể không nhất thiết đẹp về mẫu, chất lượng quả nhưng giá phải hạ hơn mới được người tiêu dùng dễ chấp nhận (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

- Tập quán sản xuất: Liên quan tới giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị thu hoạch được trên một đơn vị diện tích (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

- Thị trường và các chính sách của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất, hay một hàng hóa, dịch vụ nào đó. Người sản xuất chỉ sản xuất những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra từ thị trường. Thị trường với các quy luật cầu – cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường na ở đây được đề cập đến cả hai yếu tố cầu - cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất na, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ bất ổn (Vũ Văn Hùng, 2012).

Vai trò của Nhà nước: Thể hiện qua các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng loạt các chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất na. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất na, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. Bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất chính xác, sẽ phát huy được lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng các quá trình tiên tiến; Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao (Vũ Văn Hùng, 2012).

- Trình độ, năng lực của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh, có tác dụng quyết định trực tiếp việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây na. Năng lực của các chủ thể sản xuất được thể hiện qua: Trình độ tổ chức quản lý và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; Khả năng ứng xử trước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh; Khả năng vốn và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,...Về trình độ, năng lực của các chủ thể sẽ có ảnh hưởng tích cực tới sản xuất na và ngược lại (Võ Phước Tấn, 2003).

- Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng na khác nhau. Có một số hộ gia đình ngoài phần diện tích của gia đình được chia theo số khẩu còn có diện tích nhận đấu thầu. Diện tích càng lớn thì công tác quản lý giảm đi và mọi công việc như tổ chức chăm sóc, thu hoạch, chi phí... cũng được tiết kiệm và ngược lại. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

* Nhóm biện pháp về giống và các kỹ thuật

- Cây giống

Cây na nhân giống bằng hạt: - Tiêu chuẩn cây giống na - Chăm sóc

- Tưới nước, giữ ẩm, làm cỏ: - Bón phân

- Thu hoạch , bảo quản

2.1.5.3. Yếu tố khác

- Người tiêu dùng và cầu

Điều đầu tiên ảnh hưởng đến tiêu thụ na, đó là những nhu cầu của người tiêu dùng. Với xu hướng dùng nhiều rau quả cho bữa ăn hàng ngày, giảm bớt lượng tinh bột, đường sữa, chất béo, các đồ uống có ga... việc sử dụng các loại quả có xu hướng tăng lên, trong đó có na dẫn đến cầu về na tăng (Nguyễn Thế Đồng, 2013).

- Người sản xuất và cung

Đóng vai trò hết sức quan trọng: Vì người sản xuất đã biến các yếu tố đầu vào thành sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường, không có sản xuất sẽ không có sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; không có cung sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ sẽ không có hoạt động của thị trường. Tác động qua lại của người sản xuất – người tiêu dùng, cầu – cung là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ này gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại, cùng phát triển (Nguyễn Thế Đồng, 2013).

- Mùa vụ: Sản phẩm của cây na cho thu hoạch rất tập trung, do đó thời điểm chín của na ảnh hưởng rất lớn đến giá bán và tiêu thụ vì thông thường giá na đầu vụ và cuối vụ đều cao. Vì vậy cần phải kéo dài thời gian cho thu hoạch có ý nghĩa trong

việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất na. Hiện nay tại một số vùng sản xuất na tập trung đã xuất hiện hiện tượng dư thừa cục bộ, đặc biệt vào đỉnh vụ. Như vậy, đặt ra vấn đề chế biến na dưới dạng chế biến, nấu rượu na...để giải quyết một cách có hiệu quả lượng na dư thừa, mở hướng cho sự phát triển vùng na tập trung (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

- Chế biến: Công nghiệp chế biến mới ở giai đoạn đầu, số lượng quả chế biến không đáng kể so với số lượng ăn tươi, do đó lãng phí và hư hỏng nhiều (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

- Tổ chức tiêu thụ

Bao gồm tổ chức không gian của các hình thức tiêu thụ như chợ, cửa hàng, siêu thị và công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động của các hinh thức này; Nếu tổ chức quản lý, điều hành tốt sẽ xử dụng hết công năng cơ bản của cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh doanh cho hiệu quả cao.

Tổ chức kênh tiêu thụ, bao gồm: Các hệ thống thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng và mối quan hệ giữa chúng. Tổ chức các kênh tiêu thụ hợp lý sẽ làm giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh doanh (Đoàn Thị Vân Anh, 2013).

- Cơ sở hạ tầng cho công tác tiêu thụ

Bao gồm kết cấu kiến trúc xây dựng các khu bán hàng, hệ thống đường đi trong các chợ, cửa hàng, siêu thị, kho bãi bảo quản cất giữ sản phẩm, phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống chiếu sáng, bảo vệ và các dịch vụ khác. Cơ sở hạ tầng tốt tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho quản lý điều hành và các hoạt động của các tác nhân tham gia tiêu thụ (Trần Quốc Nhân, 2012).

- Thông tin thị trường

Các thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Đối với tiêu thụ na các thông tin thị trường giúp người kinh doanh biết nguồn hàng ở đâu, số lượng, giá cả bao nhiêu, hình thức giao dịch và thanh toán thế nào. Người tiêu dùng biết mua các loại na ở đâu cần tìm ở đâu, chất lượng ra sao, giá cả thế nào,...Thông tin thị trường cập nhật và thông suốt giúp công tác tiêu thụ thuận lợi (Trần Quốc Nhân, 2012).

- Chính sách Nhà nước

Chính sách là tập hợp các quyết sách của Nhà nước nhằm điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế thông qua các văn bản của Chính phủ; Chính phủ là những phương sách, những biện pháp cụ thể của Nhà nước trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và thực trạng kinh tế - xã hội trong và ngoài nước nhằm điều tiết, đảm bảo những cân bằng nhất định theo những mục tiêu đã định nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế tháo gỡ các ách tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chính sách bao gồm các chính sách tự do hóa thương mại, kích thích xuất khẩu, khuyến khích tiêu thụ sản xuất trong nước, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thuế, vay vốn và kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ na, các chính sách của nhà nước trong tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong lưu thông hàng hóa trên thị trường (Vũ Văn Hùng, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)