Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất na theo hương bền vững của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 91 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất na theo hương bền vững của

4.2.1. Điều kiện tự nhiên

Nhìn chung, các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của huyện Chi Lăng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây na.

Đặc biệt, trong các yếu tố trên thì yếu tố khí hậu đóng vai trò quyết định. Bởi thổ nhưỡng, đất đai thì có thể cải tạo được bằng nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác, cải tạo đất... Nhưng đối với yếu tố khí hậu, mặc dù áp dụng rất nhiều biện pháp thì cũng chỉ hạn chế được phần nào tác hại của nó chứ không thể nào thay đổi được.

Tuy nhiên cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết không tuân theo quy luật nên tạo điều kiện cho sâu bệnh sinh trưởng, tăng về số lượng và chủng loại, cây dễ mắc bệnh và việc ra hoa, đậu quả của cây bị ảnh hưởng.

4.2.2. Thị trường tiêu thụ

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng. Đây chính là giai đoạn bù đắp và thu lợi nhuận. Để thực hiện tốt nhất khâu tiêu thụ, nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, việc quan trọng hơn cả là lựa chọn kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt ngay từ đầu sẽ làm tăng sản lượng hàng hóa và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận, kéo theo tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích sự phát triển sản xuất.

Hiện nay hình thức tiêu thụ na chủ yếu là tự phát, chưa có sự liên kết rằng buộc chặt chẽ, chủ yếu là các chủ mua buôn trong và ngoài tỉnh đến mua tại nhà hoặc mua ở các chợ.

Người bán lẻ thường là người dân bản địa, thường mua bán tại vườn, thanh toán ngay, tốc độ chu chuyển tiền tệ nhanh. Địa bàn hoạt động của nhóm này thường là tại các chợ địa phương. Tuy nhiên nhóm này lại thường thu mua với khối lượng sản phẩm nhỏ nên thường xảy ra hiện tượng ứ đọng hàng hóa khi quả chín rộ.

Hiện nay các hộ sản xuất na trên địa bàn na thường bán cho người bán buôn. Người bán buôn thường có vốn lớn, có phương tiện vận chuyển. Sau khi thu mua xong đem tiêu thụ cho người bán lẻ ăn chênh lệch về giá. Chính vì thế lượng tiêu thụ được nhiều hơn nhưng giá người sản xuất nhận được lại thấp hơn. Vì việc mua bán hiện nay chủ yếu thỏa thuận bằng miệng, khi gặp rủi ro người bán buôn không tiêu thụ được họ có thể không mua nữa mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với người sản xuất.

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cầu – cung. Giữa người bán và người mua có sư thỏa thuận với nhau để đi đến được mức giá cuối cùng. Giá cả giữ vai trò quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hay bán của cả hai bên.

Bảng 4.18. So sánh giá bán tại nhà so với bán tại chợ và điểm thu gom

Chỉ tiêu SL

(hộ)

CC (%)

Thấp hơn bán tại chợ và điểm thu gom 69 76,67

Ngang giá bán tại chợ và điểm thu gom 21 23,33

Tổng 90 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra các hộ dân (2015) Như số liệu điều tra cho ta thấy giá na bán tại nhà thường thấp hơn giá bán tại chợ và các điểm thu gom (chiếm 76,67%) do có sự thuận tiện trong thu mua. Bên cạnh đó vẫn có một vài hộ bán được giá ngang bằng với giá tại chợ và các điểm thu gom do đây là những mối quan hệ mua bán lâu năm và các hộ có sự liên kết tốt với những người thu gom.

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cầu – cung. Giữa người bán và người mua có sư thỏa thuận với nhau để đi đến được mức giá cuối cùng. Giá cả giữ vai trò quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hay bán của cả hai bên.

Hộp 4.2. Ý kiến về giá bán

“Chúng tôi bán na vào lúc đầu vụ có khi được 50 - 60 nghìn đồng/kg lúc đầu vụ nhưng lúc đấy cả vườn thu được nhiều cũng chỉ 7 - 9 kg. Còn vào chính vụ giá bình quân chỉ được hơn 17000 đồng/kg đôi khi còn bị tư thương ép giá. Nên mặc dù việc năng suất có tăng nhưng lợi nhuân tăng không nhiều nên chúng tôi cũng đang rất băn khoăn có nên tiếp tục mở rộng sản xuất hay không"

ÔngNguyễn Văn Hữu, thị trấn Chi Lăng

Nguồn điều tra phỏng vấn Qua nghien cứu cho ta thấy giá na dai bình quân 3 năm tăng 0.32%. Nhưng hiện nay lợi ích đem lại từ việc tăng giá cho người sản xuất là không nhiều. Bởi đa số sản lượng na dai sản xuất ra được bán cho người bán buôn tại nhà trong khi giá của đối tượng thu mua này chỉ tăng 0,99%. Và đây cũng là lý do khiến rất nhiều hộ sản xuất na dai băn khoăn có nên đưa ra quyết định tiếp tục mở rộng sản xuất trong thời gian tới.

4.2.3. Chính sách của Nhà nước

Chính sách của nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững na tại địa bàn. Người dân được hỏi về mong muốn nguyện vọng của

các hộ sản xuất na về chính sách nhà nước trong thời gian tới và kết quả điều tra được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.19. Mong muốn của người dân về hỗ trợ của nhà nước

Hỗ trợ SL (hộ CC (%)

Được đào tạo về kiến thức khoa học kỹ thuật 68 75,56

Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 75 83,33

Được hỗ trợ về chính sách đất đai 78 86,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm (2015) Trên là những mong muốn của người dân về các chính sách của nhà nước. Nếu những mong muốn này của người dân được đáp ứng, giải quyết sẽ tạo động lực giúp người nông dân đưa ra quyết định phát triển sản xuất na Chi Lăng trong thời gian tới.

4.2.4. Điều kiện sản xuất của hộ

a) Quy mô sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sản phẩm nông sản không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà con phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các loại nông sản hàng hóa. Đặc biệt là các sản phẩm ăn quả như na. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với lĩnh vực sản xuất đó mất dần đi khách hàng, mất đi thị trường…nhất là ngày nay, chất lượng sản phẩm lại được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là người sản xuất hay người cung ứng.

Cùng với việc các hộ phát triển sản xuất na theo chiều rông là mở rộng quy mô sản xuất bình quân qua 3 năm là 0,53% đã góp phần tăng sản lượng bình quân 3 năm tăng 3,46%.

b) Tập quán sản xuất

Nhìn chung trong 3 năm gần đây tập quán canh tác của người dân có sự thay đổi, mức độ đầu tư thâm canh tăng. Bằng việc tăng đầu tư công lao động, phân hóa học, phân hữu cơ, áp dụng kỹ thuật cho sản xuất na đã đem lại kết quả là năng suất/ha bình quân 3 năm tăng 8,88%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ còn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún nên chưa tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các nhóm hộ. Cho nên vấn đề đặt ra là cần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của các hộ trồng na. Có thế mới thúc đẩy được việc phát triển xuất na.

c) Năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các hộ.

Nhìn chung trình độ, năng lực tổ chức quản lý của các hộ trong những năm gần đầy đã thay đổi theo chiều hướng tốt. Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất bình quân 3 năm đã tăng 23,92%. Tuy nhiên số hộ tham gia tập huấn chưa cao, số còn lại sản xuất theo lối truyền thống hoặc một số học tập kinh nghiệm các hộ trong làng. Mặt khác sau khi tập huấn số hộ áp dụng kỹ thuật vào sản suất chưa nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất na trong những năm qua có tăng nhưng không nhiều.

4.2.5. Khoa học kỹ thuật

a) Kỹ thuật chọn giống

Nguồn giống hiện nay các hộ trồng đều do tự ươm. Sau mỗi vụ thu hoạch ăn quả xong các hộ để lại hạt làm giống gieo trồng. Giống hiện nay các hộ đem gieo trồng chưa qua kiểm định, qua nhiều năm nguy cơ thoái hóa giống rất có thể xảy ra. Năm 2013 nhờ có dự án mà cơ cấu giống cây đã có sự thay đổi nhưng chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện nay theo sự đánh giá ban đầu thì số cây này đang sinh trưởng và phát triển tốt hơn giống người dân tự ươm. Điều này hứa hẹn việc tăng cao về năng suất trong những năm tới.

b) Kỹ thuật chăm sóc

- Bón phân

Từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nông dân Việt Nam đã có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những câu ca dao đó đã khẳng định vai trò của phân bón trong các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng và giống mới chỉ được phát huy tiềm năng khi được bón phân đầy đủ và cân đối.

Yếu tố phân vi lượng có vai trò xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống của cây như quang hợp, hô hấp, hút khoáng và vận chuyển các chất hữu cơ cho cây. Tuy nhiên hiện nay các nhóm hộ chưa sử dụng loại phân này.

Nhìn chung kỹ thuật bón phân của của các hộ chưa đạt so với tiêu chuẩn kỹ thuật chăm sóc. Trong thời gian tới các hộ cần bón phân hợp lý hơn để cây na phát triển tốt hơn.

- Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới năng suất sản lượng na. Các bệnh thường gặp là bệnh rệp rất hay gặp đối với

vườn cây ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, có màu trắng khi có trái rệp bám vào quả cho tới khi quả chín. Rệp ngoài ra còn mở đường cho một số bệnh sâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoại đen.

Hiện nay các hộ đã tăng cường phòng trừ sâu bênh nhưng chủ yếu bằng cách tăng liều lượng thuốc sâu sử dụng. Tuy cách này mang lại hiệu quả nhanh nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường chưa được đảm bảo.

- Thu hoạch

Hiện nay công tác thu hoạch và bảo quản na hiện đang còn nhiều hạn chế. Do na trồng trên đồi núi đá công tác vận chuyển khó khăn. Kỹ thuật thu hoạch đặc biệt là bảo quản với các hộ hiện nay là rất xa lạ. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng na, ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ.

c) Hoạt động khuyến nông

Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2013 và 2014 các xã có na đã kêt hợp với phòng nông nghiệp & PTNT huyện đã mở các buổi tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc na, cho cán bộ đi tham quan các tỉnh có nghề trồng na phát triển như Đông Triều Quảng Ninh... Chính nhờ có sự chuyển giao kỹ thuật nên đã thúc đẩy việc sản xuất na tại na.

d) Thông tin đối với người dân.

Thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Thông tin giúp công bằng hơn trong tiêu thụ tránh cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất bị thiệt hại do tư thương ép giá.Tuy nhiên khả năng thỏa thuận giá giữa người sản xuất với người bán buôn còn kém, dẫn tới chênh lệch giá bán tại vườn và bán buôn tại chợ chưa được cải thiện.

Nhìn chung hiện nay công tác tiếp cận thông tin thị trường của người dân còn rất kém. Chưa chủ động trong việc tìm kiếm thúc đẩy thị trường tiêu thụ, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân trung gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 91 - 96)