Năng suất na của hộ nông dân huyện Chi Lăng năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 66 - 69)

Tuổi cây (năm)

Năng suất thấp nhất (kg/cây/năm)

Năng suất cao nhất (kg/cây/năm)

4 – 8 3 7

>8 - 13 7 15

>13 – 18 5 10

>18 4 8

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chi Lăng (2015) Năng suất phụ thuộc vào độ tuổi của cây, na tuổi từ 4 - 8 tuổi có năng suất thấp nhất đạt được là 3 kg/cây/năm, cao nhất đạt 7 kg/cây/năm. Cây có tuổi từ 8 - 13 tuổi có năng suất là 7 kg/cây/năm, cao nhất đạt 15 kg/cây/năm. Cây có tuổi từ 13 - 18 tuổi có năng suất thấp nhất là 5 kg/cây/năm, cao nhất đạt 10 kg/cây/năm. na trên 18 năm tuổi năng suất bắt đầu giảm vì lúc này cây đã già cỗi, năng suất từ 4 - 8 kg/cây/năm.

Sản lượng na

Giai đoạn 2013 - 2015, do điều kiện tư nhiên thuận lợi cộng thêm người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa số các vườn na đang ở giai đoạn từ 8 - 13 năm tuổi ở Chi Lăng sản lượng na thu được tăng qua các năm. Năm 2013 tổng sản lượng na toàn huyện là 8.115,72 tấn; Năm 2014 đạt 8.465,06 tấn, tăng 349,34 tấn, tốc độ tăng là 4,13% so với năm 2013; Năm 2015 sản lượng na đạt 8.687,9 tấn, tăng 222,84 tấn, tốc độ tăng là 2,56% so với năm 2014. Tốc độ tăng về sản lượng na của huyện giai đoạn 2013 – 2015 có được sản lượng cao như vậy là do người trồng na ở xã Quang Lang, xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng đã có kinh nghiệm sản xuất lâu nay, mặt khác người dân nơi đây đang có phong trào phát triển kinh tế cây ăn quả mũi nhọn.

Bảng 4.2. Sản lượng na tươi của các xã huyện Chi Lăng qua các năm (2013 - 2015)

STT Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát triển (%)

SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1 Xã Chi Lăng 1.770,53 21,82 1795 21,21 1.869,68 21,87 101,38 104,16 102,77 2 Xã Quang Lang 3.021,31 37,23 3.190,4 37,69 3.224,05 36,55 105,6 101,05 103,3 3 Xã Mai Sao 358,01 4,41 374,4 4,42 380,86 4,34 104,58 101,72 103,14 4 Xã Nhân Lý 14,41 0,18 15,5 0,18 16,34 0,19 107,56 105,42 106,49 5 Xã Bắc Thủy 1,01 0,01 1,85 0,02 2,31 0,03 183,17 124,86 151,23 6 Xã Chiến Thắng 0,19 0 0,86 0,01 1,45 0,02 452,63 168,6 276,25 7 Xã Y Tịch 215,5 2,66 216,1 2,55 241,32 2,59 100,28 111,67 105,82 8 Xã Vạn Linh 10,11 0,12 12,1 0,14 13,86 0,16 119,68 114,54 117,09 9 Xã Bằng Hữu 90,41 1,11 103,7 1,23 110,32 1,29 114,7 106,38 110,46 10 Xã Thượng Cường 34,35 0,42 42 0,5 45,56 0,53 122,27 108,48 115,17 11 Xã Hòa Bình 31,54 0,39 36,47 0,43 39,84 0,47 115,63 109,24 112,39 12 Xã Bằng Mạc 0,24 0 1,08 0,01 2,45 0,03 450 226,85 319,5 13 Thị trấn Chi Lăng 2.376,31 29,28 2.404,1 28,4 2.455,62 28,61 101,12 102,14 101,65 14 Thị trấn Đồng Mỏ 191,8 2,37 271,5 3,21 284,24 3,32 141,55 104,69 121,73 Tổng số 8.115,72 100 8.465,06 100 8.687,9 100 104,31 102,51 103,46

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chi Lăng (2015)

Các hộ trồng na, để tiêu thụ sản phẩm đa phần bán quả na tươi tại nhà cho những người thương lái thu gom tại thôn, xóm, một phần được đem bán ở chợ chợ và đại lý, hoặc các đại lý thu gom trong huyện. Trên địa bàn huyện chưa có hộ dân hay cơ sở nào thu mua và chế biến na.

Sản phẩm quả na tươi bán tại điểm thu gom cho tư thương ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với bán tại chợ và đại lý. Năm 2013, quả na tươi bán cho tư nhân tại nhà là 1225 tấn, chiếm tỷ lệ 15,09% sản lượng; Năm 2014 bán tại nhà là 1322 tấn, chiếm tỷ lệ 15,62% sản lượng và năm 2015 bán tại nhà là 1105 tấn, chiếm tỷ trọng 12,72% sản lượng.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm na của huyện tương đối thuận lợi, dễ dàng, sản lượng na tươi đều được bán hết trong vụ thu hoạch mà không có tình trạng tồn đọng. Nguyên nhân chủ yếu là trong những năm gần đây nhu cầu sản phẩm na ở cả thị trường trong tinh và các tỉnh khác, nhất là các tỉnh miền xuôi ngày càng tăng và sản phẩm quả na tươi sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng được. Đây là điều kiện rất thuận lợi kích thích sản xuất và tiêu thụ phát triển. Tuy nhiên, sản phẩm quả na tươi vừa thu hoạch xong bán tại nhà chỉ được giá rẻ, sản phẩm quả na đem bán tại các đại lý được giá cao hơn nhiều lần.

Giá cả na tươi trong giai đoạn 2013 - 2015 tăng giảm không ổn định qua các năm, trong đó giá na tươi (Năm 2013 là 25.340 đồng/kg; Năm 2014 là 30.370 đồng/kg và năm 2015 là 25,670 đồng/kg). Đây là một trong những yếu tố chưa thuận lợi về giá cho phát triển sản xuất na trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để đảm bảo hàng năm đạt sản lượng na cung ứng ra thị trường với mức giá chưa thật sự ổn định nhưng người dân vấn đảm bào nguồn thu so với cây trồng khác thì công tác tăng cường phát triển sản xuất là thực sự cần thiết.

Với việc sản xuất nhỏ lẻ, chế biến thủ công nên chất lượng sản phẩm na vẫn ở mức thấp, đây là một bài toán khó đối với các cấp chính quyền địa phương. Để tháo gỡ tình trạng này huyện Chi Lăng cũng cần có chính sách như thu hút đầu tư của các doanh nghiệp để xây dựng nhà máy thu mua chế biến sản phẩm na riêng, thành lập tổ hợp tác, HTX thu gom na, trợ cước, trợ giá trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất….những hoạt động này sẽ góp phần ổn định yên tâm trong sản xuất na của hộ nông dân trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)