Mong muốn của người dân về hỗ trợ của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 94)

Hỗ trợ SL (hộ CC (%)

Được đào tạo về kiến thức khoa học kỹ thuật 68 75,56

Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 75 83,33

Được hỗ trợ về chính sách đất đai 78 86,67

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm (2015) Trên là những mong muốn của người dân về các chính sách của nhà nước. Nếu những mong muốn này của người dân được đáp ứng, giải quyết sẽ tạo động lực giúp người nông dân đưa ra quyết định phát triển sản xuất na Chi Lăng trong thời gian tới.

4.2.4. Điều kiện sản xuất của hộ

a) Quy mô sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sản phẩm nông sản không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà con phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các loại nông sản hàng hóa. Đặc biệt là các sản phẩm ăn quả như na. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với lĩnh vực sản xuất đó mất dần đi khách hàng, mất đi thị trường…nhất là ngày nay, chất lượng sản phẩm lại được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là người sản xuất hay người cung ứng.

Cùng với việc các hộ phát triển sản xuất na theo chiều rông là mở rộng quy mô sản xuất bình quân qua 3 năm là 0,53% đã góp phần tăng sản lượng bình quân 3 năm tăng 3,46%.

b) Tập quán sản xuất

Nhìn chung trong 3 năm gần đây tập quán canh tác của người dân có sự thay đổi, mức độ đầu tư thâm canh tăng. Bằng việc tăng đầu tư công lao động, phân hóa học, phân hữu cơ, áp dụng kỹ thuật cho sản xuất na đã đem lại kết quả là năng suất/ha bình quân 3 năm tăng 8,88%. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ còn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún nên chưa tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các nhóm hộ. Cho nên vấn đề đặt ra là cần thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của các hộ trồng na. Có thế mới thúc đẩy được việc phát triển xuất na.

c) Năng lực tổ chức quản lý sản xuất của các hộ.

Nhìn chung trình độ, năng lực tổ chức quản lý của các hộ trong những năm gần đầy đã thay đổi theo chiều hướng tốt. Số hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất bình quân 3 năm đã tăng 23,92%. Tuy nhiên số hộ tham gia tập huấn chưa cao, số còn lại sản xuất theo lối truyền thống hoặc một số học tập kinh nghiệm các hộ trong làng. Mặt khác sau khi tập huấn số hộ áp dụng kỹ thuật vào sản suất chưa nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến năng suất na trong những năm qua có tăng nhưng không nhiều.

4.2.5. Khoa học kỹ thuật

a) Kỹ thuật chọn giống

Nguồn giống hiện nay các hộ trồng đều do tự ươm. Sau mỗi vụ thu hoạch ăn quả xong các hộ để lại hạt làm giống gieo trồng. Giống hiện nay các hộ đem gieo trồng chưa qua kiểm định, qua nhiều năm nguy cơ thoái hóa giống rất có thể xảy ra. Năm 2013 nhờ có dự án mà cơ cấu giống cây đã có sự thay đổi nhưng chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện nay theo sự đánh giá ban đầu thì số cây này đang sinh trưởng và phát triển tốt hơn giống người dân tự ươm. Điều này hứa hẹn việc tăng cao về năng suất trong những năm tới.

b) Kỹ thuật chăm sóc

- Bón phân

Từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nông dân Việt Nam đã có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những câu ca dao đó đã khẳng định vai trò của phân bón trong các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng và giống mới chỉ được phát huy tiềm năng khi được bón phân đầy đủ và cân đối.

Yếu tố phân vi lượng có vai trò xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống của cây như quang hợp, hô hấp, hút khoáng và vận chuyển các chất hữu cơ cho cây. Tuy nhiên hiện nay các nhóm hộ chưa sử dụng loại phân này.

Nhìn chung kỹ thuật bón phân của của các hộ chưa đạt so với tiêu chuẩn kỹ thuật chăm sóc. Trong thời gian tới các hộ cần bón phân hợp lý hơn để cây na phát triển tốt hơn.

- Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới năng suất sản lượng na. Các bệnh thường gặp là bệnh rệp rất hay gặp đối với

vườn cây ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, có màu trắng khi có trái rệp bám vào quả cho tới khi quả chín. Rệp ngoài ra còn mở đường cho một số bệnh sâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoại đen.

Hiện nay các hộ đã tăng cường phòng trừ sâu bênh nhưng chủ yếu bằng cách tăng liều lượng thuốc sâu sử dụng. Tuy cách này mang lại hiệu quả nhanh nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường chưa được đảm bảo.

- Thu hoạch

Hiện nay công tác thu hoạch và bảo quản na hiện đang còn nhiều hạn chế. Do na trồng trên đồi núi đá công tác vận chuyển khó khăn. Kỹ thuật thu hoạch đặc biệt là bảo quản với các hộ hiện nay là rất xa lạ. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng na, ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ.

c) Hoạt động khuyến nông

Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2013 và 2014 các xã có na đã kêt hợp với phòng nông nghiệp & PTNT huyện đã mở các buổi tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc na, cho cán bộ đi tham quan các tỉnh có nghề trồng na phát triển như Đông Triều Quảng Ninh... Chính nhờ có sự chuyển giao kỹ thuật nên đã thúc đẩy việc sản xuất na tại na.

d) Thông tin đối với người dân.

Thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Thông tin giúp công bằng hơn trong tiêu thụ tránh cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất bị thiệt hại do tư thương ép giá.Tuy nhiên khả năng thỏa thuận giá giữa người sản xuất với người bán buôn còn kém, dẫn tới chênh lệch giá bán tại vườn và bán buôn tại chợ chưa được cải thiện.

Nhìn chung hiện nay công tác tiếp cận thông tin thị trường của người dân còn rất kém. Chưa chủ động trong việc tìm kiếm thúc đẩy thị trường tiêu thụ, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân trung gian.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN

4.3.1. Định hướng chung cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ nông dân nông dân

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiếp tục thực hiện phát triển na theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tối đa tiềm năng từ tài nguyên, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm na trong thời gian tới.

- Phát triển sản xuất gắn liền với nhu cầu thị trường.

- Lấy người dân làm nhân tố chính của sự phát triển bền vững.

Nguồn: Sở Khoa học và Phát triển công nghệ tỉnh Lạng Sơn (2013)

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

Điểm mạnh (Strengths)

- Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thích hợp.

- Diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng có khả năng trồng na còn nhiều. - Các hộ gia đình có truyền thống trồng na lâu đời .

- Đã có những du khách tới Lạng Sơn và tìm đến mua na do có chất lượng tốt. - Na là sản phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao.

- Trồng na nhàn, tốn ít công lao động hơn so với các loại cây trồng khác - Tiềm năng kinh tế của các hộ trồng na khá cao, chất lượng nhân lực khá tốt có thể tiếp cận khoa học tiến bộ.

-Đã có nhiều hộ đã áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đạt hiệu quả cao.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Đât trồng na hiện nay còn phân tán, nhỏ lẻ manh mún.

- Các hộ trồng na chưa có sự liên kết để bảo vệ sản phẩm và áp dụng kỹ thuật chung để tạo ra sản phẩm đồng đều.

- Do địa hình phức tạp nên nguồn nước tưới hiện nay còn khó khăn

- Kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh còn lạc hậu ở một số hộ quy mô nhỏ

- Người dân chưa mạnh dạn đầu tư để sản xuất quy mô lớn - Sản xuất na ở nhiều hộ chỉ được coi là thu nhập thêm.

- Giống chỉ có 1 loại do người dân tự để, nguy cơ thoái hóa giống cao. - Người nông dân thiếu thông tin thị trường, giá cả phụ thuộc vào người - Người nông dân thiếu thông tin thị trường, giá cả phụ thuộc vào người bán buôn nên thường xuyên bị ép giá.

Cơ hội (Opportunities)

- Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn khá tốt tạo điều kiện cho việc vận chuyển na về Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nên cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ lớn.

- Thị trường đa dạng. Người tiêu dùng đang có nhu cầu cao về sản phẩm này. - Sự phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất.

Thách thức (Threats)

- Thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Hiện tượng nhiệt độ giảm mạnh vào tháng 3-4 diễn ra trường xuyên trong những năm gần, gây ảnh hưởng tới giai đoạn đậu quả của na.

- Sự bất ổn về giá cả thị trường gây ảnh hưởng tới tâm lý của người trồng na. - Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về nhãn hiệu, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

- Việc lạm dụng thuốc BVTV có thể ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

4.3.3. Một số giải pháp cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ dân

4.3.3.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

* Giải pháp về vốn:

- Cây na cần có sự đầu tư về phân bón và chăm sóc thì cây mới đạt hiệu quả cao. Trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng na chưa cao và chưa ổn định.Vốn sản xuất đối với người nông dân là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:

- Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân về giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.

- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

* Giải pháp về quản lý, chính sách:

Để cây na ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành cũng như sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất.

Do đó cần có nhiều hơn những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực hơn cho các hộ sản xuất na trong thời gian tới. Đồng thời có cơ chế tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất của mọi thành phần kinh tế:

- Các cấp ngành, các tổ chức có liên quan cần có định hướng đúng đắn về cách quản lý, các chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất na có hiệu quả và bền vững như: Tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, bảo vệ Nhãn hiệu đã có và quảng bá thương hiệu hơn nữa; Xây dựng chính sách về vốn, thuế, đất đai, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất na trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình, phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân.

- Phát triển mạnh na ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.

Do hộ nghèo thường không có khả năng đầu tư sản xuất nên hiệu quả sản xuất thường thấp hơn hộ kinh tê khá. Nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất na đối với nhóm hộ này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.

Nhà nước cần xây dựng cách chính sách, chủ trương, chỉ thị nhằm đẩy mạnh tốc độ quy hoạch sử dụng đất, giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân nhằm khai thác tiềm năng đất có hiệu quả. Định hướng phát triển cho các cấp chính quyền địa phương chỉ nên trồng và phát triển cây na trên những mảnh đất có điều kiện phù hợp để phát triển trồng na.

Nhà nước cần đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, trong nông nghiệp cần tập trung vào nghiên cứu giống mới, có năng suất, chất lượng cao để nhân rộng, thay thế giống kém hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, trong đó có na nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cao.

4.3.3.2. Giải pháp quy hoạch và bố trí phát triển diện tích trồng na trên địa bàn huyện

Hiện nay diện tích, sản lượng na ngày càng tăng. Tuy nhiên các hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công tác quy hoạch đã được tiến hành

và đã đạt được được thành công ban đầu. Để thúc đẩy việc phát triển suất na hơn nữa cần tăng cường công tác quy hoạch.

Để thực hiện được trong thời gian tới cần thực hiện những bước sau: + Rà soát lại, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện; Công bố quỹ đất có khả năng sản xuất na có thể giao hoặc cho thuê đưa vào khai thác, sử dụng.

+ Với những vùng đất có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, diện tích còn nhỏ, tiềm năng khai thác lớn thì cần tiếp tục đầu tư.

+ Tuyên truyền cho người dân về việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất đai theo quy định tích tụ đất theo quy định của pháp luật về đất đai, để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư kinh tế hộ.

4.3.3.3. Giải pháp áp dụng kỹ thuật trong sản xuất na của hộ

Hiện nay giống na đem trồng đều do các hộ tự để giống, trong tương lai có nguy cơ thoái hóa giống. Chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền và người dân cần quan tâm hơn về vấn đề giống. Vẫn còn nhiều hộ nông dân còn sản xuất na theo lối truyền thống, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Việc tỉa cành kích thích ra sớm, thụ phấn cho na sẽ giúp na chín sớm hơn, chất lượng quả đồng đều, mẫu mã đẹp hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn.

Việc bón phân của các hộ còn chưa hợp lý. Các hộ vẫn còn bón theo cảm tính, chưa đúng thời điểm, lượng phân còn thấp hơn nhiều so với định mức. Các hộ vẫn còn sử dụng phân bón tổng hợp trong khi lại rất mập mờ về tác dụng phân này mang lại.

Kỹ thuật thu hái, bảo quản dường như còn rất xa lạ với các hộ nông dân. Năm 2015 mới chỉ có 22 hộ thực hiện bảo quan nhưng rất đơn giản. Sau khi thu hoạch các hộ lấy giấy báo bọc quanh quả để tránh dập, nát. Chính vì vậy các hộ cần trú trọng hơn trong khâu thu hái, bảo quản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 94)