Tính trung bình 1 ha
Chỉ tiêu
Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn
Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%)
I. Chi phí trung gian (IC) 8.136 16,23 8.275 17,14 8.490 17,88
1.Giống cây (1000 cây) 2.000 3,99 2.000 4,14 2.000 4,21
2. Phân chuồng 2.808 5,60 2.950 6,11 3.005 6,33
3. Phân đạm 1.980 3,95 1.990 4,12 2.050 4,32
4. Thuốc trừ cỏ 1.080 2,15 1.000 2,07 1.100 2,32
5. Chi phí khác (cây dặm,
vôi bột) 268 0,53 335 0,69 335 0,71
II. Chi phí Lao động 42.000 83,77 40.000 82,86 39.000 82,12
Tổng 50.136 100,00 48.275 100,00 47.490 100,00
Kết quả tổng hợp về chi phí đầu tư sản xuất 1 ha na thời kỳ kiến thiết cơ bản của hộ quy mô nhỏ trong 3 năm có tổng chi phí đầu tư cơ bản 50,136 triệu đồng/ha. Như vậy chi phí khấu hao cơ bản được xác định là 3.856.000 đ/ha/năm cho 13 năm sản xuất kinh doanh. Hộ quy mô trung bình đầu tư sản xuất 1 ha na thời kỳ kiến thiết cơ bản của hộ trong 3 năm có tổng chi phí đầu tư cơ bản 48,275 triệu đồng/ha. Như vậy chi phí khấu hao cơ bản được xác định là 3.713.000 đ/ha/năm cho 13 năm sản xuất kinh doanh, tương tự ta có chi phí khấu hao vườn cây cơ bản của hộ quy mô lớn là 3.653.000 đ/ha/năm.
Trong cơ cấu chi phí đầu tư cơ bản, chi phí lao động chiếm trên 80%, trong đó lao động gia đình chiếm 100% tổng chi phí lao động. Như vậy, trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vuờn na, chi phí cho phân chuồng và lao động gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hạng mục chi phí.
Vì lao động gia đình do chính hộ nông dân đóng góp, nên chi phí tiền mặt thật sự mà hộ quy mô nhỏ cần có để đầu tư trồng mới 1 ha na trung bình là 8,136 triệu đồng/ha/3 năm. Lao động gia đình đóng góp trung bình 210 ngày công/3 năm, trong đó năm đầu tiên cần nhiều lao động hơn do mất thêm công cuốc hố, trồng cây. Trong hai năm chỉ cần 1 lao động chính trong gia đình là có thể đảm nhận các công việc chăm sóc vườn na thuờng xuyên. Chi phí giống cây trồng chỉ chiếm 4,21% cơ cấu chi phí đầu tư nhưng đòi hỏi phải thực hiện ở năm đầu tiên. Chi phí giống năm thứ 2 chủ yếu đáp ứng việc trồng dặm những cây chết hoặc không đạt yêu cầu. Các loại chi phí khác như thuốc trừ cỏ, có tỷ trọng thấp so với chi phí lao động và phân bón.
- Chi phí, cơ cấu chi phí trong giai đoạn sản xuất kinh doanh
Chu kỳ sản xuất kinh doanh của cây na trung bình khoảng 13 năm. Giá trị này được sử dụng để tính mức khấu hao hàng năm trên một đơn vị diện tích (1 ha), Theo điều tra chúng tôi nhận thấy cây na trong thời kỳ SXKD của các hộ chủ yếu được trồng từ năm 2005 - 2008. Do vậy chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của cây na dai đang trong giai đoạn tuổi từ 8 - 13 trong năm 2015.
Chi phí đầu tư cho sản xuất bình quân trên 1 ha na Chi Lăng giai đ oạn SXKD tuổi từ 8 - 13 năm trong toàn bộ thời kỳ SXKD của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.8:
Bảng 4.8. Chi phí chăm sóc na của hộ trong thời kỳ SXKD của các hộ điều tra năm 2015
Tính bình quân 1ha trong 1 năm
Chỉ tiêu
Quy mô nhỏ Quy mô TB Quy mô lớn
Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000đ) Tỷ lệ (%)
I. Chi phí trung gian (IC) 8.670 20,26 8.840 20,93 9.030 21,53
1. Phân chuồng 1.560 3,64 1.650 3,91 1.700 4,05 2. Phân đạm 3.300 7,71 3.300 7,82 3.300 7,87 3. Kali 780 1,82 780 1,85 780 1,86 4. NPK 1.080 2,52 1.080 2,56 1.080 2,57 5. Thuốc BVTV 900 2,10 900 2,13 950 2,26 6. Chi phí khác 1.050 2,46 1.130 2,66 1.220 2,91
II. Chi phí Lao động 30.000 70,08 29.400 69,63 29.000 69,13
III. Khấu hao TSCĐ 4.137 9,66 3.985 9,44 3.919 9,34
- Khấu hao TSCĐ 281 0,66 272 0,64 266 0,63
- Khấu hao vườn cây 3.856 9,01 3.713 8,79 3.653 8,71
Tổng 42.807 100,00 42.225 100,00 41.949 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2015) Trong chăm sóc na giai đoạn SX kinh doanh, các công đoạn sử dụng lao động chủ yếu là bón phân, phun thuốc, vệ sinh vuờn, làm cỏ, vận chuyển phân bón, đốn cành, thụ phấn, hái na, và vận chuyển na. Các hoạt động vệ sinh vườn na, làm cỏ vườn, bón phân, phun thuốc BVTV, đốn cành, thụ phấn rất phổ biến được hầu hết các hộ đều thực hiện. Tuy nhiên, chỉ có số ít hộ nông dân có các hoạt động phun thuốc kích thích, và tưới nước bổ sung cho na trong mùa khô.
Nếu xét số công lao động để thực hiện các công việc chăm sóc vuờn na kinh doah với giá công lao động thị trường khu vực huyện Chi Lăng đạt 200 nghìn đồng/1 công lao động, thì lao động của hộ có quy mô nhỏ cho bón phân và phun thuốc trừ sâu mất 60 công/ha, tiếp đến là công thụ phấn cần 40 công/ha, thu hái 30 công/ha, làm cỏ, vệ sinh vuờn na 20 công/ha.
Nghiên cứu cho thấy với hộ sản xuất quy mô nhỏ chi phí đầu tư cho cây na trong thời kỳ kinh doanh hàng năm lớn hơn 2 nhóm hộ quy mô trung bình và quy mô lớn. Hộ quy mô nhỏ có chi phí đầu tư chăm sóc tính bình quân 1ha là 42,807 triệu đồng trong khi đó 2 nhóm hộ quy mô trung bình và quy mô lớn có chi phí đầu
nhân dẫn tới các hộ quy mô càng lớn có chi phí đầu tư ít là di việc tận dụng công lao động triệt để làm cho năng suất lao động tăng lên, vì vậy tính bình quân 1ha công lao động cho chăm sóc na của hộ quy mô lớn ít hơn so với hộ quy mô nhỏ.
4.1.2.4. Kết quả sản xuất na của hộ điều tra
Từ số liệu điều tra chúng tôi tính toán một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh na của các hộ gia đình trong một năm như sau:
Qua nghiên cứu hiện nay giá bán na trên thị trường đang được người dân tại điểm nghiên cứu bán với giá 25,6 nghìn đồng/1kg na. Năng suất bình quân của hộ quy mô nhỏ là 8,12 tấn/ha với hộ quy mô trung bình đạt năng suất 7,39 tấn/ha, hộ quy mô lớn đạt năng suất 7,09 tấn/ha. Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch năng suất giữa các hộ có quy mô khác nhau là do diện tích sản xuất lớn, các hộ quy mô lớn tối ưu công lao động trên diện tích nên việc chăm sóc cho cây na còn kém, trong khi đó hộ quy mô nhỏ có diện tích nhỏ với công lao động chăm sóc cho diện tích được chu đáo hơn nữa việc trồng na trên địa hình núi đồi không áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất cho nên việc sử dụng lao động ảnh hướng tới năng suất na.