Khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 95 - 96)

a) Kỹ thuật chọn giống

Nguồn giống hiện nay các hộ trồng đều do tự ươm. Sau mỗi vụ thu hoạch ăn quả xong các hộ để lại hạt làm giống gieo trồng. Giống hiện nay các hộ đem gieo trồng chưa qua kiểm định, qua nhiều năm nguy cơ thoái hóa giống rất có thể xảy ra. Năm 2013 nhờ có dự án mà cơ cấu giống cây đã có sự thay đổi nhưng chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện nay theo sự đánh giá ban đầu thì số cây này đang sinh trưởng và phát triển tốt hơn giống người dân tự ươm. Điều này hứa hẹn việc tăng cao về năng suất trong những năm tới.

b) Kỹ thuật chăm sóc

- Bón phân

Từ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp nông dân Việt Nam đã có câu “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” hay “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những câu ca dao đó đã khẳng định vai trò của phân bón trong các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng và giống mới chỉ được phát huy tiềm năng khi được bón phân đầy đủ và cân đối.

Yếu tố phân vi lượng có vai trò xúc tiến, điều tiết toàn bộ các hoạt động sống của cây như quang hợp, hô hấp, hút khoáng và vận chuyển các chất hữu cơ cho cây. Tuy nhiên hiện nay các nhóm hộ chưa sử dụng loại phân này.

Nhìn chung kỹ thuật bón phân của của các hộ chưa đạt so với tiêu chuẩn kỹ thuật chăm sóc. Trong thời gian tới các hộ cần bón phân hợp lý hơn để cây na phát triển tốt hơn.

- Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới năng suất sản lượng na. Các bệnh thường gặp là bệnh rệp rất hay gặp đối với

vườn cây ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, có màu trắng khi có trái rệp bám vào quả cho tới khi quả chín. Rệp ngoài ra còn mở đường cho một số bệnh sâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoại đen.

Hiện nay các hộ đã tăng cường phòng trừ sâu bênh nhưng chủ yếu bằng cách tăng liều lượng thuốc sâu sử dụng. Tuy cách này mang lại hiệu quả nhanh nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường chưa được đảm bảo.

- Thu hoạch

Hiện nay công tác thu hoạch và bảo quản na hiện đang còn nhiều hạn chế. Do na trồng trên đồi núi đá công tác vận chuyển khó khăn. Kỹ thuật thu hoạch đặc biệt là bảo quản với các hộ hiện nay là rất xa lạ. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng na, ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ.

c) Hoạt động khuyến nông

Trong những năm gần đây đặc biệt là năm 2013 và 2014 các xã có na đã kêt hợp với phòng nông nghiệp & PTNT huyện đã mở các buổi tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc na, cho cán bộ đi tham quan các tỉnh có nghề trồng na phát triển như Đông Triều Quảng Ninh... Chính nhờ có sự chuyển giao kỹ thuật nên đã thúc đẩy việc sản xuất na tại na.

d) Thông tin đối với người dân.

Thông tin thị trường có vai trò quan trọng, tạo điều kiện để hoạt động tiêu thụ trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Thông tin giúp công bằng hơn trong tiêu thụ tránh cho người tiêu dùng cũng như người sản xuất bị thiệt hại do tư thương ép giá.Tuy nhiên khả năng thỏa thuận giá giữa người sản xuất với người bán buôn còn kém, dẫn tới chênh lệch giá bán tại vườn và bán buôn tại chợ chưa được cải thiện.

Nhìn chung hiện nay công tác tiếp cận thông tin thị trường của người dân còn rất kém. Chưa chủ động trong việc tìm kiếm thúc đẩy thị trường tiêu thụ, còn phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân trung gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)