Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 97 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất na theo hướng bền vững ở

4.3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp

Điểm mạnh (Strengths)

- Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu thích hợp.

- Diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng có khả năng trồng na còn nhiều. - Các hộ gia đình có truyền thống trồng na lâu đời .

- Đã có những du khách tới Lạng Sơn và tìm đến mua na do có chất lượng tốt. - Na là sản phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao.

- Trồng na nhàn, tốn ít công lao động hơn so với các loại cây trồng khác - Tiềm năng kinh tế của các hộ trồng na khá cao, chất lượng nhân lực khá tốt có thể tiếp cận khoa học tiến bộ.

-Đã có nhiều hộ đã áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, đạt hiệu quả cao.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Đât trồng na hiện nay còn phân tán, nhỏ lẻ manh mún.

- Các hộ trồng na chưa có sự liên kết để bảo vệ sản phẩm và áp dụng kỹ thuật chung để tạo ra sản phẩm đồng đều.

- Do địa hình phức tạp nên nguồn nước tưới hiện nay còn khó khăn

- Kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh còn lạc hậu ở một số hộ quy mô nhỏ

- Người dân chưa mạnh dạn đầu tư để sản xuất quy mô lớn - Sản xuất na ở nhiều hộ chỉ được coi là thu nhập thêm.

- Giống chỉ có 1 loại do người dân tự để, nguy cơ thoái hóa giống cao. - Người nông dân thiếu thông tin thị trường, giá cả phụ thuộc vào người - Người nông dân thiếu thông tin thị trường, giá cả phụ thuộc vào người bán buôn nên thường xuyên bị ép giá.

Cơ hội (Opportunities)

- Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn khá tốt tạo điều kiện cho việc vận chuyển na về Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nên cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ lớn.

- Thị trường đa dạng. Người tiêu dùng đang có nhu cầu cao về sản phẩm này. - Sự phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất.

Thách thức (Threats)

- Thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. Hiện tượng nhiệt độ giảm mạnh vào tháng 3-4 diễn ra trường xuyên trong những năm gần, gây ảnh hưởng tới giai đoạn đậu quả của na.

- Sự bất ổn về giá cả thị trường gây ảnh hưởng tới tâm lý của người trồng na. - Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn về nhãn hiệu, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

- Việc lạm dụng thuốc BVTV có thể ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.

4.3.3. Một số giải pháp cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững của hộ dân

4.3.3.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất na theo hướng bền vững

* Giải pháp về vốn:

- Cây na cần có sự đầu tư về phân bón và chăm sóc thì cây mới đạt hiệu quả cao. Trong điều kiện thiếu vốn nên nhiều hộ không có khả năng mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh hạn chế nên năng suất, chất lượng na chưa cao và chưa ổn định.Vốn sản xuất đối với người nông dân là một vấn đề khó khăn, bởi vậy cần phải có những giải pháp về vốn hợp lý như:

- Huy động nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như hỗ trợ người dân về giống, phân bón hoặc cho ứng vật tư nông nghiệp, bán theo hình thức trả chậm.

- Khuyến khích người dân sử dụng nguồn vốn tích lũy, cho người dân vay vốn với lãi suất thấp.

* Giải pháp về quản lý, chính sách:

Để cây na ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp các ngành cũng như sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất.

Do đó cần có nhiều hơn những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực hơn cho các hộ sản xuất na trong thời gian tới. Đồng thời có cơ chế tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất của mọi thành phần kinh tế:

- Các cấp ngành, các tổ chức có liên quan cần có định hướng đúng đắn về cách quản lý, các chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất na có hiệu quả và bền vững như: Tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, bảo vệ Nhãn hiệu đã có và quảng bá thương hiệu hơn nữa; Xây dựng chính sách về vốn, thuế, đất đai, kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất na trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác quản lý hiệu quả, các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình, phát triển gọn nhẹ phù hợp với nhận thức của người dân.

- Phát triển mạnh na ở những thôn có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, các vùng có nhiều đất trồng trọt, các hộ giàu kinh nghiệm sản xuất và đảm bảo các điều kiện về vốn, kỹ thuật.

Do hộ nghèo thường không có khả năng đầu tư sản xuất nên hiệu quả sản xuất thường thấp hơn hộ kinh tê khá. Nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất na đối với nhóm hộ này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.

Nhà nước cần xây dựng cách chính sách, chủ trương, chỉ thị nhằm đẩy mạnh tốc độ quy hoạch sử dụng đất, giao đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân nhằm khai thác tiềm năng đất có hiệu quả. Định hướng phát triển cho các cấp chính quyền địa phương chỉ nên trồng và phát triển cây na trên những mảnh đất có điều kiện phù hợp để phát triển trồng na.

Nhà nước cần đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ, trong nông nghiệp cần tập trung vào nghiên cứu giống mới, có năng suất, chất lượng cao để nhân rộng, thay thế giống kém hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, trong đó có na nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả cao.

4.3.3.2. Giải pháp quy hoạch và bố trí phát triển diện tích trồng na trên địa bàn huyện

Hiện nay diện tích, sản lượng na ngày càng tăng. Tuy nhiên các hộ còn sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Công tác quy hoạch đã được tiến hành

và đã đạt được được thành công ban đầu. Để thúc đẩy việc phát triển suất na hơn nữa cần tăng cường công tác quy hoạch.

Để thực hiện được trong thời gian tới cần thực hiện những bước sau: + Rà soát lại, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện; Công bố quỹ đất có khả năng sản xuất na có thể giao hoặc cho thuê đưa vào khai thác, sử dụng.

+ Với những vùng đất có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, diện tích còn nhỏ, tiềm năng khai thác lớn thì cần tiếp tục đầu tư.

+ Tuyên truyền cho người dân về việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất đai theo quy định tích tụ đất theo quy định của pháp luật về đất đai, để tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư kinh tế hộ.

4.3.3.3. Giải pháp áp dụng kỹ thuật trong sản xuất na của hộ

Hiện nay giống na đem trồng đều do các hộ tự để giống, trong tương lai có nguy cơ thoái hóa giống. Chính vì vậy trong thời gian tới chính quyền và người dân cần quan tâm hơn về vấn đề giống. Vẫn còn nhiều hộ nông dân còn sản xuất na theo lối truyền thống, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Việc tỉa cành kích thích ra sớm, thụ phấn cho na sẽ giúp na chín sớm hơn, chất lượng quả đồng đều, mẫu mã đẹp hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn.

Việc bón phân của các hộ còn chưa hợp lý. Các hộ vẫn còn bón theo cảm tính, chưa đúng thời điểm, lượng phân còn thấp hơn nhiều so với định mức. Các hộ vẫn còn sử dụng phân bón tổng hợp trong khi lại rất mập mờ về tác dụng phân này mang lại.

Kỹ thuật thu hái, bảo quản dường như còn rất xa lạ với các hộ nông dân. Năm 2015 mới chỉ có 22 hộ thực hiện bảo quan nhưng rất đơn giản. Sau khi thu hoạch các hộ lấy giấy báo bọc quanh quả để tránh dập, nát. Chính vì vậy các hộ cần trú trọng hơn trong khâu thu hái, bảo quản.

* Giải pháp về giống, kỹ thuật:

Cây giống tốt là yếu tố khởi đầu cho việc đầu tư một vườn cây ăn quả có chất lượng và hiệu quả. Để có những sản phẩm na có chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường, nhà nông cần chú ý tới khâu chọn lọc giống. Đặc biệt là

giống phải được chọn theo một tiêu chuẩn nhất nhất định về năng suất, sản lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng.

Các hộ cần tránh hiện tượng thiếu giống mà lấy cả những quả nhỏ, sâu bệnh để làm giống. Phía chính quyền tiêp tục hỗ trợ cấp phát giống có chất lượng cho người dân.

Bên cạnh đó, các hộ dân cần nâng cao kỹ thuật đốn tỉa cành, xử lý rụng lá, kích thích ra hoa sớm, thụ phấn cho na; kỹ thuật bón phân; phòng trừ sâu bệnh hại; kỹ thuật thu hái và bảo quản sản phẩm.

4.3.3.4. Giải pháp nhằm tăng cường sự liên kết, tham gia của các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ na

Thị trường được giải quyết tác động mạnh tới việc người dân đưa ra quyết định tiếp tục mở rộng sản xuất hay không.

* Căn cứ đề xuất:

- Thực trạng tiêu thụ na: Hiện nay na được tiêu thụ chủ yếu thông qua đối tượng bán buôn, một số đến tận nhà thu gom, một số được đưa đến điểm tập kết thu gom, việc liện kết giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, các hộ trồng na thường xuyên bị ép giá. Mặt khác chính quyền địa phương chưa có bất kỳ một can thiệp nào, người dân thì chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra.

- Phát triển thị trường tiêu thụ na cần gắn với nhu cầu thị trường: Để hàng hóa sản xuất ra được thị trường chấp nhận người sản xuất phải tính toán nhu cầu của thị trường cần loại nào (quy cách, mẫu mã sản phẩm), với số lượng là bao nhiêu và nghiên cứu xem có những đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiêu thụ,..

- Giải pháp điều tra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm: Chính quyền địa phương, hộ sản xuất na và những đối tương tham gia kinh doanh na cần phải nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Công tác nghiên cứu thị trường là công việc rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nghiên cứu phải thật am hiểu sâu sắc, nhìn nhận một cách đúng đắn về thị trường. Tuy vậy vấn đề nghiên cứu thị trường, điều tra thị trường là vấn đề mà chính quyền địa phương cần xúc tiến và đẩy mạnh để hỗ trợ nông dân và lái buôn tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm: Thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường bao gồm nhiều thành phần và lựa chọn những người có chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm và có sự hiểu biết về na. Tổ chức bộ máy nghiên cứu theo một sơ đồ cụ thể, phân

ra các mảng công việc khác nhau dựa trên một sự chỉ đạo thống nhất của ban chỉ đạo. Bộ phận nghiên cứu này phải hoạt động thường xuyên, liên tục.

Đối với mỗi vùng bộ phận nghiên cứu thị trường cần nắm vững mức sống dân cư, các thói quen, sở thích và thị hiếu của người dân từng vùng về na để đáp ứng được nhu cầu, giá cả phù hợp với từng vùng.

- Tăng cường liên kết để tạo mối quan hệ lâu dài bền vững, coi trọng, hoàn thiện kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ: Mối liên kết giữa các tác nhân bền vững sẽ đảm bảo cho khâu tiêu thụ đầu ra, lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo.

- Giữ vững nhãn hiệu tập thể na Chi Lăng, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại: Thiết lập nhãn hiệu để khẳng định thương hiệu, căn cứ nhận dạng, củng cố niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm na. Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm một cách đầy đủ, chính xác thông tin để khách hàng tin tưởng và đưa ra quyết định mua hàng. Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, trưng bày hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm na. Chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin, giúp người dân có cái nhìn đơn giản, linh hoạt về hoạt động quảng bá, xúc tiến để người dân có thể áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)