Một số nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 44 - 46)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Một số nghiên cứu liên quan

Tác giả Lê Thị Thanh (2015) thực hiện nghiên cứu: Phát triển sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Mục tiêu của

đề tài là trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy: Phát triển sản xuất na dai Xuân Quang theo chiều rộng: Theo số liệu điều tra các hộ đã mở rộng diện tích trồng na dai. Qua 3 năm, bình quân mỗi năm tăng 36,68% về diện tích trồng, số công lao động sản xuất hàng năm/ha tăng 1,80%, lượng vật tư đầu vào tăng 3 - 5%. Đã đã góp phần tăng 40,22% về sản lượng na dai; Phát triển sản xuât na dai theo chiều sâu: Bằng việc tăng cường áp dụng công nghệ, nâng cao kỹ thuật, tăng cường tham gia tập huấn, đầu tư thêm thiết bị, máy móc vào việc phát triển sản xuất na dai đã thúc tăng về năng suất, bình quân mỗi năm 8,88%. Giá trị GO/ha năm 2014 là 168,780 triệu đồng; giá trị VA/ha đạt 143,065 triệu đồng; giá trị MI/ha đạt 131,375 triệu đồng; Các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất na dai: Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên; Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội; Nhóm nhân tố chủ quan: (nguồn lực của hộ, khoa học kỹ thuật). Bên cạnh những tác động tích cực vẫn còn tồn tại những bất lợi về địa hình, giá cả, thị trường, người dân thiếu thông tin thị trường, người nông dân thường xuyên bị ép giá, sản phẩm na dai chưa có bất kỳ dấu hiệu kiểm định nào để phân biệt với các sản phẩm na khác trên thị trường. Để giải quyết các khó khăn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất na dai trên địa bàn Xuân Quang tôi đưa ra những giải pháp như sau: (1) Giải pháp về quy hoạch; (2) Giải pháp về kỹ thuật; (3) Giải pháp về tăng cường hoạt động khuyến nông; (4) Giải pháp về vốn cho phát triển sản xuất na dai; (5) Giải pháp về quản lý, chính sách; (6) Giải pháp về thị trường.

Tác giả Vy Thị Hoa (2015) thực hiện nghiên cứu: Phát triển sản xuất na của hộ nông dân xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Yên Sơn là xã đặc biệt khó khăn, có 3 dân tộc Kinh, Tày, Nùng cùng sinh sống. Toàn xã có 622 hộ, trong đó có 169 hộ nghèo (27,17%) và 96 hộ cận nghèo (10,6%) chủ yếu làm nông, lâm nghiệp. cả xã có 622 hộ dân thì có 60% số hộ trồng và sống nhờ na. Dư nợ vốn ưu đãi tại xã hiện lên tới gần 7 tỷ đồng, trong đó chiếm đa số là vốn hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, hộ cận nghèo. Các đối tượng vay vốn hầu hết đều đầu tư trồng cây ăn quả, chủ yếu là na.

Tại Chi Lăng cũng đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về về cây na trên địa bàn huyện. Nội dung các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các biện

sản của huyện Chi Lăng. Thông qua công tác hướng dẫn, tuyên truyền một số đề tài nghiên cứu khoa học đã triển khai ứng dụng thành công những tiến bộ kỹ thuật trong việc canh tác, chế biến và bảo quản na trên địa bàn huyện Chi Lăng:

Những công trình nghiên cứu trên đây hầu hết đều tập trung bàn về vấn đề sản xuất và tiêu thụ na nói chung, chưa có một lĩnh vực hay một sản phẩm cụ thể, hay đi sâu vào việc sản xuất bền vững. Một số tác giả cũng đưa ra một số những dẫn chứng cụ thể nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ phác thảo chung, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ thống về những giải pháp nhằm phát triển sản xuất na bền vững tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất na theo hướng bền vững trên địa bàn huyện chi lăng, tỉnh lạng s (Trang 44 - 46)