Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn tại nguồn nhân lực chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 117)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

4.3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn tại nguồn nhân lực chất

chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.3.3.1.Thúc đẩy phát triển thị trường nhân lực chất lượng cao

a. Tham gia vào thị trường LĐCLC trong nước và quốc tế

Tình trạng thiếu hụt nhân lực phản ánh cơ chế cung và cầu ở một thị trường lao động cụ thể tại một thời điểm nhất định. Thị trường này có thể được xác định thông qua một số yếu tố như vị trí địa lý, cơ cấu ngành nghề hoặc kỹ năng đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, thị trường lao động được hiểu là một thị trường mà trong đó những người lao động cạnh tranh để kiếm việc làm và những người sử dụng lao động cạnh tranh với nhau để có được người lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Trên thế giới, quá trình toàn cầu hóa đã làm thay đổi quy mô và sự gia tăng chưa từng thấy của lao động tại các nước phát triển, tạo nên sức ép về tiền công của LLLĐ dẫn tới các nền kinh tế “kỹ năng cao, tiền công thấp”. Kết quả nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy cung lao động toàn cầu tăng gấp 4 lần trong giai đoạn 1980 - 2005. Liên hiệp quốc và Ngân hàng thế giới thì dự báo rằng cung lao động toàn cầu có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2050, đồng thời cũng nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng này không đồng đều, 90% LLLĐ này sẽ sống ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, sự gia tăng nhu cầu lao động có kỹ năng

của các đầu tàu kinh tế mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc kết hợp với những thay đổi nhân khẩu học và sự chuyển dịch sang kinh tế tri thức ở Châu Âu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lao động có kỹ năng trên quy mô toàn cầu. Dự báo rằng tổng số lao động tuyển dụng ở Châu Âu sẽ tăng hơn 13 triệu việc làm từ năm 2006 - 2015 và gần 12,5 triệu việc làm mới này yêu cầu trình độ năng lực cao nhất. Tuy nhiên, theo dự báo của Ngân hàng thế giới, hiện nay cung lao động kỹ năng toàn cầu có vẻ tăng nhanh hơn lao động không có kỹ năng, nhưng đến năm 2025, phần lớn LLLĐ của thế giới sẽ vẫn không có kỹ năng. Vì thế có thể nói, trong giai đoạn tới sự mất cân đối cung – cầu lao động có kỹ năng trên thị trường lao động quốc tế sẽ vẫn trầm trọng.

Trong nước, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là sự du nhập kỹ thuật, công nghệ cao thông qua liên doanh, liên kết. Những thành tựu mới của khoa học, công nghệ sẽ được áp dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế đồng thời cũng sẽ làm gia tăng đột biến về cầu NNLCLC. Trong Luật Đầu tư nước ngoài và Quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao, Nhà nước có chủ trương khuyến khích thu hút công nghệ cao vào các KCN, khuyến khích sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Muốn cho các chủ trương ấy có thể trở thành hiện thực, đòi hỏi nền kinh tế phải được cung ứng đầy đủ, kịp thời cả về số lượng và chất lượng cũng như cơ cấu đội ngũ NLCLC.

Như vậy, để có thể phát triển thị trường NLCLC phục vụ cho nhu cầu phát triển của KCN đòi hỏi Nhà nước và địa phương ngoài việc nâng cao chất lượng nguồn cung lao động có kỹ năng, còn phải tạo cơ chế để cung và cầu NLCLC có thể gặp nhau. Để giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu lao động có kỹ năng trên thị trường lao động trong nước và khu vực, trong thời gian tới Nhà nước, Tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý KCN Yên Phong cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

- Nhà nước cần tập trung nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là hệ thống đào tạo Cao đẳng, Đại học và sau Đại học. Đảm bảo cho sinh viên ra trường là những người lao động vừa có kiến thức vừa có khả năng thực hành. Nhà nước cần kiểm tra, rà soát lại hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học và kiên quyết yêu cầu tạm dừng tuyển sinh đối với những trường không đảm bảo chất lượng.

- Tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường biểu dương, tôn vinh các DN có đội ngũ các nhà quản trị và lao động có kỹ năng đáp ứng yêu cầu sản xuất để qua đó kích thích các DN cùng tham gia với Nhà nước trong việc tự tạo NNLCLC.

- Tỉnh Bắc Ninh phải rà soát, điều chỉnh và xây dựng quy hoạch phát triển các KCN sao cho hợp lý, tránh sự mất cân đối quá lớn giữa các ngành, các lĩnh vực sản xuất từ đó hạn chế tình trạng thiếu cầu cục bộ ở một ngành hay lĩnh vực nào đó.

- Tăng cung LĐCLC bằng cách liên kết với các tỉnh, thành phố trong vùng trong việc tổ chức hoạt động sản xuất cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL tại KCN.

- Ban quản lý KCN Yên Phong nên kết hợp với cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của tỉnh Bắc Ninh để xây dựng hệ thống thông tin thị trường NLCLC, trong đó xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn cung - cầu NLCLC cho KCN ở cấp quốc gia, vùng và địa phương. Trên cơ sở đó, Nhà nước định hướng để ngành giáo dục đào tạo phân luồng đào tạo NNLCLC riêng cho KCN nhằm tạo ra những hạt nhân để từ đó nhân rộng NNLCLC đáp ứng nhu cầu.

b. Tăng cường mối quan hệ giữa cung lao động (các cơ sở đào tạo, người lao động) với cầu lao động (DN trong các KCN)

Phát triển NNLCLC không phải là trách nhiệm riêng của các cơ sở đào tạo mà phải có sự kết hợp đồng bộ giữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với nội dung, chương trình, hình thức, ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các DN vào công tác phát triển NNLCLC. Sự chủ động, tích cực của người học cũng sẽ là một trong các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng NNL.

Về phía các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh: Để có thể đào tạo NNLCLC

đòi hỏi các cơ sở đào tạo ở tất cả các cấp phải có định hướng rõ ràng, cụ thể về sản phẩm do mình đào tạo ra sao cho phù hợp với nhu cầu của các DN trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở đào tạo cần có sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, luôn thay đổi công nghệ đào tạo. Chủ động mở đào tạo các ngành nghề mới đáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo danh tiếng của nước ngoài và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực đào tạo và

nghiên cứu khoa học từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Nên thay đổi hình thức đào tạo sao cho giảm thời gian học lý thuyết và tăng thời gian thực hành nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Có thể thực hiện mô hình đào tạo 50/50 (50% thời gian đào tạo học lý thuyết để lĩnh hội những kiến thức căn bản, 50% còn lại thực hành tại các cơ sở sản xuất để kiểm chứng những kiến thức đã lĩnh hội được trên lớp) hoặc 30/70 (30% thời gian đào tạo học lý thuyết, 70% còn lại thực hành tại các cơ sở sản xuất). Tuy nhiên, để thực hiện được theo mô hình này đòi hỏi phải có sự gắn kết rất chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và các DN cũng như ý thức tự giác, tích cực của người học. Các trường dạy nghề (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trường nghề…) liên kết với các DN, các tập đoàn để nắm bắt được nhu cầu cần tuyển dụng của họ, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác đào tạo và bao tiêu sản phẩm đầu ra nhằm tạo tâm lý yên tâm cho người học, khuyến khích họ cố gắng học tập đạt kết quả.

Về phía người lao động: Cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động và

xu hướng phát triển của nền kinh tế, trên cơ sở năng lực của bản thân để lựa chọn ngành học cho phù hợp, tránh lựa chọn theo xu thế. Trong quá trình làm việc, cần tích cực tìm hiểu, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm việc của đồng nghiệp và mọi người xung quanh. Đặc biệt, đối với người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thì việc nâng cao trình độ ngoại ngữ sẽ giúp cho người lao động có thể làm tốt hơn công việc của mình và có cơ hội để thăng tiến.

Về phía các DN, nên có “Đơn đặt hàng” chi tiết đối với các cơ sở đào tạo

sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của DN. Riêng đối với KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, được định hướng phát triển CNHT sử dụng công nghệ cao, tức là sẽ thực hiện công đoạn 1, 2 của chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm. Chuỗi giá trị tạo ra sản phẩm được nhìn nhận dưới 3 công đoạn: (i) công đoạn nghiên cứu, thiết kế mẫu mã, sản xuất linh phụ kiện, chi tiết của sản phẩm; (ii) công đoạn sản xuất bao gồm gia công, lắp ráp tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh; (iii) công đoạn phân phối, tổ chức bán hàng. Trong 3 công đoạn đó thì công đoạn 1 có giá trị gia tăng cao nhất, công đoạn 2 có giá trị gia tăng thấp nhất. Từ trước đến nay, nền công nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện công đoạn 2. Việc phát triển công nghiệp theo hướng chủ yếu thực hiện công đoạn 1 trong chuỗi giá trị sẽ là đòn bẩy đẩy nhanh quá trình CNH. Một bài toán cần phải giải quyết đó là tìm NNLCLC để thực hiện các công việc phức tạp của công đoạn 1. Thời gian qua, ở một số nơi đã có những DN, tập đoàn tự ký hợp đồng với đối

tác nước ngoài để đưa nhân lực sang đào tạo và sử dụng nhân lực sau khi họ kết thúc quá trình đào tạo. Mô hình này đòi hỏi kinh phí khá lớn nên không phải DN nào cũng sẵn sàng áp dụng. Trong thời gian tới, Ban Quản lý KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có thể xây dựng các dự án, đề án mời các giảng viên, chuyên gia nước ngoài tham gia đào tạo tại KCN sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí cho các DN và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động nếu muốn theo học.

Hiện nay, xu thế đầu tư FDI vào các nước đang phát triển có chiều hướng gia tăng. Với mục tiêu xây dựng KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng CNHT, sử dụng công nghệ cao thì việc thu hút FDI có vai trò vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, phải tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn. Tăng cường sự phối, kết hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển KCN và các DN trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư để buộc các DN phải đầu tư đúng hướng, hoạt động có hiệu quả. Ban Quản lý KCN phải là đầu mối liên kết các DN đặc biệt là các DN FDI với các cơ sở đào tạo trong tỉnh để họ đặt hàng đối với các cơ sở đào tạo và thu hút đầu ra cho các cơ sở đào tạo. Có như vậy mới có thể phân luồng được người học tạo nguồn cung đáp ứng nhu cầu thiết thực của các DN.

4.3.3.2. Quan tâm đặc biệt đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

a. Tận dụng các cơ sở đào tạo nghề trong vùng KTTĐ Bắc Bộ để tạo nguồn cung LĐCLC cho KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Đây là giải pháp mang tính đột phá cho phát triển NNLCLC cho KCN Yên Phong trong thời gian tới. Một số nhà chuyên gia nước ngoài đã đánh giá lợi thế tiềm năng của nguồn nhân lực Việt Nam, họ cho rằng lao động Việt Nam thuộc nhóm có trình độ chuyên môn và kỹ năng. Vấn đề là làm sao để tạo điều kiện đem tới những giá trị mới cho kiến thức của lực lượng lao động này để họ có thể tham gia ở trình độ cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu... Tuy nhiên, đó mới chỉ là tiềm năng. Điều quan trọng là biến lợi thế tiềm năng đó thành lợi thế phát triển hay sức cạnh tranh thực tiễn. Một trong những điều kiện để thực hiện đó là phát triển đào tạo NNLCLC.

Thực trạng phát triển của Bắc Ninh, KCN Yên Phong trong thời gian qua cho thấy chất lượng hệ thống đào tạo của tỉnh còn kém cả về số lượng cơ sở đào tạo, về chất lượng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương thức và nội dung đào

tạo), do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN về nguồn cung nhân lực chất lượng cao. Trước mắt tỉnh cần tập trung nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo đã có nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lao động của địa phương. Trong ngắn hạn, việc xây dựng thêm các cơ sở đào tạo ở Bắc Ninh là phương án khó khả thi và kém hiệu quả. Chính vì vậy, tận dụng hệ thống các cơ sở đào tạo của vùng KTTĐ Bắc bộ để phát triển NNLCLC sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều cho Bắc Ninh và cả các địa phương khác trong vùng. So với các vùng KTTĐ trên cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ có hệ thống mạng lưới các cơ sở dạy nghề (CSDN) mạnh, phát triển tương đối ổn định so với các vùng khác, với số lượng CSDN lớn nhất.

Tuy nhiên, mạng lưới CSDN vùng phân bố không đều, chủ yếu ở thủ đô Hà Nội. Các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc tập trung nhiều KCN, khu chế xuất, nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật lớn thì số lượng CSDN lại rất ít, vì vậy:

- Nhà nước cần có cơ chế phân bổ và quy hoạch để hình thành mạng lưới giáo dục đại học và đào tạo nghề cho các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trên cơ sở đó thành lập các trung tâm đào tạo phát triển NNLCLC cho vùng KTTĐ Bắc bộ, trong đó có Bắc Ninh.

- UBND tỉnh Bắc Ninh cần đầu tư ngân sách nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo hiện có của tỉnh đồng thời có chính sách thông thoáng nhằm thu hút các cơ sở đào tạo của Trung ương đến đặt địa điểm trên địa bàn tỉnh đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm dạy nghề chất lượng cao. Điều này sẽ có tác dụng bổ sung cho NNL một lực lượng học sinh sinh viên ngoại tỉnh đến học tập và có thể sẽ ở lại làm việc tại các cơ quan, DN trong tỉnh cũng như tại các KCN trên địa bàn.

- Các DN trong KCN cần bám sát chương trình, ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo trong vùng KTTĐ Bắc Bộ để đặt hàng với các cơ sở đào tạo trong việc tạo nguồn cung LĐCLC cho DN mình.

b. Coi Đào tạo - Bồi dưỡng - Thu hút nhân tài là “kiềng ba chân” trong tiến trình phát triển NNLCLC cho KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Các DN trong KCN Yên Phong cần phải coi Đào tạo - Bồi dưỡng - Thu hút nhân tài là “kiềng ba chân” trong tiến trình phát triển NNLCLC. Qua đó có thể thu hút, lựa chọn các ứng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng ngành, lĩnh vực, vị trí công việc; bố trí NNLCLC vào các ngành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 104 - 117)