Nhân tố quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng

4.2.1. Nhân tố quốc tế

Trong quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam tham dự ngày càng sâu vào nền kinh tế Thế giới và dưới tác động của tiến bộ khoa học – công nghệ, sự xuất hiện” nền kinh tế tri thức” trên thế giới. Để hóa giải những thách thức và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường quốc tế, đòi hỏi nhân lực Việt Nam phải không ngừng phát triển đạt tới trình độ cao, ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó cần phải phát triển NNLCLC để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Sự tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến NNLCLC trong khu công nghiệp theo nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, hướng sự phát triển KCN theo sự phân công lao động quốc tế, thực hiện chuỗi giá trị toàn cầu.

Quá trình này làm cho tính chuyên môn hóa và tính hợp tác trong lao động không chỉ diễn ra trong pham vi từng ngành, từng doanh nghiệp mà nó xuất hiện luồng di chuyển lao động giữa các quốc gia. Phân công và hợp tác lao động có tính quốc tế cho phép lao động trong nước có thể ra nước ngoài để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời cũng đón nhận đội ngũ cán bộ lao động là các chuyên gia nước ngoài tham gia vào lao động tại các KCN điều này tạo cơ hội cọ xát, làm việc trực tiếp và áp lực cạnh tranh. Những ảnh hưởng này, vừa

tạo các cơ hội vừa là những thách thức mới cho lao động trong nước.

Thứ hai, thương mại quốc tế ngày càng phát triển đòi hỏi bản thân các DN trong KCN phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước. Vì vậy, các Dn phải thường xuyên chủ động cải tiến và đổi mới về quản lý, công nghệ, kỹ thuật...Trong đó nâng cao chất lượng nhân lực chính là giải pháp cơ bản, vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Sức ép về cạnh tranh dẫn đến nhân lực cũng phải nâng lên về chất lượng và điều chỉnh về cơ cấu, để phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam tăng lên tạo thêm nhiều vị trí việc làm cho người lao động nhất là lao động trình độ cao.Thực tế tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua với 62/64 DN trong khu công nghiệp là DN FDI, chẳng hạn như Samsung với dự tính vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD và sử dụng 80 ngàn lao động. Do vậy nếu chung ta không chủ động có kế hoạch đón nhận và đào tạo đón đầu thì chắc chăn sẽ tạo ra sự thiếu hụt nghiêm trọng về lao động cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 80)