Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 54)

công nghiệp của một số địa phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp của Đà Nẵng

Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn Đà Nẵng có 6 KCN với tổng diện tích theo quy hoạch 1.055,13 ha. Trong những năm qua, cùng với sự gia tăng thu hút nguồn FDI, LLLĐ tham gia làm việc trong các KCN Đà Nẵng cũng tăng lên nhanh chóng. Giai đoạn 2007 - 2010, tốc độ tăng lao động bình quân 3,17%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng lao động bình quân của ngành công nghiệp Đà Nẵng trong cùng giai đoạn (2,12%/năm). Cơ cấu nhân lực chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng nhân lực trong các DN ngoài nhà nước, giảm tỷ trọng nhân lực trong các DN nhà nước. Trong đó LLLĐ trong các DN FDI có tỷ lệ cao nhất, chiếm 60,57% (năm 2010) trong tổng số lao động các KCN. Lao động trong các DN ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ thấp nhất 21,85% tổng số lao động (năm 2010). Quy mô nhân lực có CMKT luôn có xu hướng tăng lên với tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn sau cao hơn so với giai đoạn trước từ 2,99%/năm (giai đoạn 2004 - 2007) lên 3,37% (giai đoạn 2007 - 2010) (Lê Văn Phục, 2010). Thực trạng chất lượng NNL các KCN Đà Nẵng cũng cho thấy do trình độ học vấn của lao động thấp nên họ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng

nghề nghiệp. Tình trạng thiếu hụt lao động có CMKT diễn ra ở hầu khắp các KCN, cơ cấu nhân lực có CMKT chưa hợp lý. Các kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong các KCN Đà Nẵng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Năng lực thực thi công việc của nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các DN trong các KCN. Vậy, Đà Nẵng đã làm gì để khắc phục tình trạng trên?

- Ngay từ năm 1998, TP Đà Nẵng đã thực hiện chính sách thu hút nhân tài. Để thu hút nhân tài về làm việc, Đà Nẵng đã hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ thuê nhà chung cư theo giá nhà nước, miễn giảm tiền thuê chung cư theo từng đối tượng cụ thể.

- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bổ sung kiến thức về quản lý sản xuất, quản trị DN, tiếp cận thị trường, pháp luật kinh doanh, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu… cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích thành lập các tổ chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh

- Có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo trên địa bàn Thành phố liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo NNL có trình độ CMKT cao, thành thạo kỹ năng làm việc cung cấp cho các KCN. Tiếp tục thực hiện các đề án đào tạo theo đặt hàng của DN thuộc KCX, KCN. Hỗ trợ kinh phí cho những DN thực hiện đào tạo nghề hoặc thành lập cơ sở đào tạo nghề để cung cấp nhân lực cho chính DN.

- Khai thác năng lực đào tạo của các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn, xây dựng các chương trình đào tạo nhân lực, gắn đào tạo với nghiên cứu ứng dụng tại các DN, các tập đoàn trong các khu công nghệ cao, KCN công nghệ thông tin.

- Dạy nghề theo nhu cầu phát triển của khu công nghệ cao; thiết lập các chương trình đào tạo riêng cho khu công nghệ cao Đà Nẵng với hệ thống kỹ năng tiêu chuẩn mới. Điểm mới trong chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài của Đà Nẵng đó là: có cơ chế đột phá trong bố trí và sử dụng NNL trẻ; thí điểm thực hiện trả lương, phân phối thu nhập theo năng lực và kết quả công tác.

- Phát triển NNLCLC dựa vào thế “ba chân kiềng”: đào tạo (đào tạo lại), thu hút và bồi dưỡng. Căn cứ vào thực tế của thị trường lao động, nhu cầu của các DN để điều tiết ba vấn đề trên một cách hài hòa. Kết hợp đào tạo với thu hút và sử dụng NNLCLC sau đào tạo tránh lãng phí vốn đầu tư cho đào tạo và nhân lực đã được đào tạo. Trong quá trình sử dụng NNLCLC, cần có sự linh hoạt trong các chính sách lương, thưởng để giữ chân nhân tài.

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội

Theo Ban Quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất Hà Nội, thành phố hiện có 33 KCN, KCX và KCN cao (trong đó có 8 KCN) thu hút hơn 115 ngàn người.Trong kế hoạch phát triển tới năm 2030, Hà Nội cần khoảng 33 KCN với hơn 659 ngàn lao động. Để đáp ứng mục tiêu này, bên cạnh việc phát triển về lượng, việc nâng cao trình độ và ý thức của lao động cần được chú trọng. Tuy nhiên, nhiều DN trong các KCN Hà nội phàn nàn rằng, người lao động trong các DN của họ khá vững về lý thuyết, nhưng thực hành kém, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng làm việc nhóm không tốt. Lao động đã được đào tạo ở các trường nghề vẫn cần đào tạo lại vì chưa thích nghi với môi trường và tác phong công nghiệp, thiếu kiến thức về hiệu suất lao động và tổn thất của công ty, chưa thấy được vai trò của mình trong guồng máy hoạt động chung của DN.

Thống kê của Ban quản lý KCN - KCX Hà Nội cho biết trong số hơn 115 ngàn lao động đang làm việc tại các KCN - KCX, phần lớn trong đó là lao động trong ngành điện tử (65%), ngành cơ khí chiếm 15%, ngành xây dựng chiếm 8%. Đây là những ngành đòi hỏi người lao động phải có kỹ thuật cao, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển các KCN theo hướng khu công nghệ sạch, công nghệ hỗ trợ và công nghệ cao cũng đòi hỏi LLLĐ phải có trình độ và công nghệ mới (Phạm Kim Thư, 2012). Các giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng NNL cho các KCN Hà Nội được tập trung vào mấy vấn đề sau:

- Tính chủ động của các cơ sở đào tạo NNL: Các cơ sở đào tạo bám sát nhu cầu của các DN để xây dựng các chương trình đào tạo sao cho 2 bên cùng có lợi: DN cung cấp cho các cơ sở đào tạo người học còn các cơ sở đào tạo cung cấp lại cho các DN những người lao động đã được đào tạo phù hợp với nhu cầu của DN.

- Mở rộng, đa dạng hóa các lĩnh vực đào tạo, tập trung vào những ngành mũi nhọn tạo đà cho sự phát triển các KCN Hà Nội như các chuyên ngành đào tạo lắp ráp linh kiện điện tử dân dụng (Tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy in). Chú trọng trang bị cho sinh viên hiểu về kỷ luật lao động, hiểu rõ vai trò và vị trí của mỗi cá nhân người lao động trong dây chuyền sản xuất chung của DN...

- Trên cơ sở cầu thực tế của các DN trong các KCN, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo công tác đào tạo nghề sao cho sát với thực tiễn, Thành phố quy định

rõ mức hỗ trợ kinh phí đào tạo và tổ chức lớp học đối với hình thức đào tạo theo hợp đồng giữa các cơ sở đào tạo với các DN tránh tình trạng bỏ lửng hợp đồng gây ra những thiệt hại không đáng có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)