Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

4.3.1. Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tạ

TẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.3.1. Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

4.3.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế

Giai đoạn 2005 - 2010, kinh tế thế giới bước vào thời kỳ tăng trưởng nóng mà đỉnh cao là năm 2007 để rồi sau đó rơi vào cuộc Đại suy giảm toàn cầu. Nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ chính sách vĩ mô nới lỏng thái quá của chính phủ Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng dot.com vào năm 2000 và sự “bật dậy” của tứ cường mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (nhóm BRIC). Điều đó đã gây ra sự mất cân đối vĩ mô toàn cầu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Các trung tâm kinh tế thế giới đang dần dịch chuyển về Châu Á. Sự nổi lên của hai nền kinh tế lớn Trung Quốc và Ấn Độ đã đem lại những thay đổi lớn trong tương quan kinh tế giữa các khu vực trên thế giới. Trung Quốc đã từ một nước chuyên môn hóa trong ngành thâm dụng lao động và ít GTGT đã và đang chuyển dịch theo hướng phát triển các sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và có GTGT cao, dần thế chỗ cho Mỹ trong mối quan hệ thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng đối với Châu Á, Trung Quốc xuất 50% lượng hàng hóa cũng như nhập khẩu gần 70% hàng hóa từ khu vực này. Ấn Độ với lợi thế về NNLCLC đã đạt được sự tăng trưởng với tốc độ 6% - 8% mỗi năm. Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia đứng đầu về các dịch vụ quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm 25% thị phần thế giới (Báo đầu tư, 2011).

Trong quá trình hội nhập, sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại quốc tế. Trong đó phải kể đến Liên minh Châu Âu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), diễn đàn Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)…Trong thời gian tới, Mỹ và EU đang là thị trường tiềm năng và cũng là đích đến của các DN Việt Nam. Tuy nhiên, sự chi phối của các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia với các thương hiệu mạnh sẽ tạo ra những rào cản đối với các DN Việt Nam trong việc muốn chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, con đường tối ưu nhất cho các DN Việt Nam đó là chủ động hợp tác và tham gia như một mắt xích trong dây chuyền

sản xuất khổng lồ của thế giới. Sự thay đổi mối quan hệ giữa các quốc gia trong hoạt động thương mại sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mục tiêu đầu tư của các dòng FDI cũng chuyển từ tập trung đầu tư vào những ngành sản xuất thâm dụng lao động giá rẻ, GTGT thấp sang những ngành sử dụng công nghệ cao, chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế và có GTGT cao. Do đó, muốn thu hút được FDI, các DN Việt Nam cần thay đổi xu hướng, kết cấu đầu tư đặc biệt là cải thiện NNL, đảm bảo NNL có chất lượng cao thích ứng với công nghệ sản xuất mới.

Kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, điều đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư chuyển đổi tiền mặt đang lưu giữ thành các khoản đầu tư mới. Báo cáo FDI của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (năm 2010) chỉ ra xu hướng chuyển dịch của nguồn vốn FDI giữa các châu lục trên thế giới. Những năm qua, nguồn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển có xu hướng ngày càng tăng trong khi luồng vốn này đầu tư vào các nước phát triển ngày càng giảm. Sự phục hồi của nguồn FDI những năm qua chủ yếu là do những nỗ lực thu hút FDI của các nước đang phát triển. Lượng vốn FDI vào các nước đang phát triển đã tăng từ 50% vốn FDI của toàn thế giới (năm 2010) lên 52% vốn FDI toàn cầu (năm 2013). Lượng vốn FDI của các nước phát triển chỉ chiếm 39% vốn FDI toàn cầu (năm 2013). Tại châu Âu, vốn FDI giảm 19,9% so với năm 2009. Nhật Bản cũng giảm tới 83,4% tổng nguồn FDI, xuống còn 2 tỷ USD. Trong khi đó, FDI tại Mỹ tăng 43,3% lên 186 tỷ USD, phần lớn là do sự hồi phục đáng kể trong thu nhập tái đầu tư của các công ty nước ngoài - nhưng điều đó vẫn không bằng một nửa mức năm 2008. Ở các nước đang phát triển thuộc Mỹ Latin, Đông Nam Á và Đông Á, nguồn vốn đầu tư tăng mạnh. FDI vào Trung Quốc năm 2010 lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt 100 tỷ USD. FDI vào Hồng Kông đã tăng 29,2% lên mức 62,6 tỷ USD. FDI vào Ấn Độ giảm 31,5% và đầu tư nước ngoài vào châu Phi giảm 14,4%, trong đó giảm mạnh nhất là Nam Phi và Nigieria (Nguyễn Chiến, 2014).

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành của thị trường lao động chất lượng cao mang tầm quốc tế. Hiện tại, làn sóng di cư của NNLCLC từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và ngược lại đang có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và số lượng. Điển hình của hiện tượng này có thể kể đến CHLB Đức - một trong hai nền kinh tế lớn nhất của liên minh Châu Âu, có nền giáo dục khá phát triển. Năm 2007, số người Đức

sang các nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Áo và một số quốc gia khác làm việc và sinh sống là 165.000 người, tăng gấp đôi so với năm 2001, trong số đó có tới 84% là những người có học vị cao. Theo các cơ quan chức năng của Đức, tình trạng “chảy máu chất xám” ở nước này đến mức báo động. Nhiều ngành, lĩnh vực bị thiếu hụt trầm trọng nhân lực có chất lượng cao. Trung Quốc cũng là một trong những nước có số người ra nước ngoài làm việc lớn nhất vào năm 2007. Có đến 2/3 số lưu học sinh của Trung Quốc ra nước ngoài học tập không quay về nước làm việc, 88% sinh viên Trung Quốc đi du học Mỹ ở lại làm việc cho Mỹ ít nhất 5 năm và cống hiến nhiều công trình khoa học cho Mỹ, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh thiếu hụt nhân tài (Lê Chí Phương, 2013).

Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế tri thức với sự hiện diện của một lực lượng sản xuất mới – trí tuệ con người - giữ vai trò quyết định quá trình phát triển của thế giới hiện đại. Khác với các thời kỳ trước, trong giai đoạn hiện nay, trí tuệ con người, NNL đặc biệt là NNLCLC đã trở thành lợi thế phát triển của bất kỳ quốc gia, DN, tổ chức thậm chí là một cá nhân nào đó. Vì thế, phát triển NNLCLC đã và đang trở thành yêu cầu bức thiết cho quá trình phát triển, tạo ra sự đột phá trong tiến trình phát triển cho DN, cho đất nước.

4.3.1.2. Bối cảnh trong nước

Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa nền kinh tế là xu hướng phát triển của các nước đang phát triển và các quốc gia khác trên thế giới hiện nay. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, những bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm hiểu, xúc tiến đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp trên khắp cả nước. Với các chính sách mới, cởi mở, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có thêm nhiều KCN chuyên ngành trong đó ưu tiên phát triển các KCN công nghệ cao, phát triển các KCN đồng bộ với phát triển các cơ sở dịch vụ công nghiệp, dịch vụ nhà ở và những tiện ích khác cho người lao động trong các KCN, đảm bảo sự phát triển hài hòa về KT - XH và đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Tăng trưởng kinh tế ổn định và những tiến bộ trong tự do hóa nền kinh tế được coi là những yếu tố hấp dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những năm gần đây. Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO thì mối quan tâm của cộng đồng đầu tư quốc tế với Việt Nam ngày càng tăng. Tăng trưởng kinh tế ổn định sẽ làm gia tăng cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư trong nước. Đi liền với sự

tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng số lượng các DN mới - khoảng 30.000 DN mỗi năm, thu hút khoảng 90% số người lao động trong nền kinh tế (khoảng 88% trong các DN ngoài quốc doanh và khoảng 2% trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài) (Phạm Minh hạc, 2004). Năm 2011, cả nước có khoảng 510.000 DN, trong đó có 98% là DN vừa và nhỏ (Thu Cúc, 2012). Với lợi thế “cơ cấu dân số vàng”, việc tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam theo hướng chuyển đổi từ một quốc gia dựa vào xuất khẩu nguyên liệu thô, lương thực và các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp thành một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao có thành hiện thực hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng của NNL đặc biệt là NNLCLC. Chúng ta đang bắt đầu giai đoạn 2 của quá trình CNH (giai đoạn 1: gia công, lắp ráp, xuất khẩu thô, lao động rẻ, dựa vào nước ngoài; giai đoạn 2: hình thành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện phụ kiện, xuất khẩu tinh, phụ thuộc một phần nước ngoài; giai

đoạn 3: làm chủ công nghệ và quản lý, có năng lực tự sản xuất hàng hóa chất

lượng cao, quan hệ tương thuộc với nước ngoài; giai đoạn 4: nền kinh tế CNH hàng đầu thế giới) và đã chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện công cuộc CNH rút ngắn nhưng do chúng ta chưa chủ động phát huy nguồn lực nội sinh nên khi hội nhập đã đẩy nền kinh tế trước nhiều khó khăn, thách thức trong đó có vấn đề thiếu hụt lực lượng LĐCLC.

Bắc Ninh nói chung, KCN Yên Phong nói riêng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - nơi có lịch sử phát triển công nghiệp sớm nhất cả nước. Đây là địa bàn tập trung phát triển nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng, đặc biệt phát triển một số ngành như cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, thiết bị điện – điện tử, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm. Thời gian qua trong vùng đã có rất nhiều các KCN được thành lập và đi vào hoạt động tạo ra một sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển KT - XH của vùng. Trong giai đoạn 2001-2010, ngành công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là đầu tàu tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng nhanh, đóng góp lớn cho tăng trưởng toàn vùng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (GO) của vùng giai đoạn 2001- 2010 đạt 17,2%, đứng thứ hai sau vùng KTTĐ phía Nam. So với các vùng khác trong cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ có nhiều lợi thế trong phát triển NNL với LLLĐ dồi dào; trình độ dân trí cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn có khá nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng cũng như vị trí địa lý. Trong vùng có khá nhiều các nguồn tài

nguyên khoảng sản như than, đá vôi, đất sét, cao lanh, đá cát sỏi…thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng. Sự phong phú, đa dạng của hệ thống mạng lưới giao thông cả đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không; các lợi thế về vị trí địa lý đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ cho phát triển KT - XH của vùng.

Mặc dù không có lợi thế về khoáng sản nhưng với vị trí địa lý thuận lợi, KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, CNHT cũng như tạo cơ hội thuận lợi để thu hút các dự án nội đô của Hà Nội di dời ra khỏi thủ đô, giảm bớt áp lực cho Thủ đô Hà Nội trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước(với khoảng 96,88% các DN FDI).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)