Thực trạng phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

4.1.3. Thực trạng phát triển chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu

khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, về trình độ học vấn

Nếu so sánh với một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng về trình độ văn hóa của người lao động thì Bắc Ninh (năm 2010) có tỷ lệ số người không biết chữ thấp hơn của Vĩnh Phúc và Bắc giang (0,42% so với 2,05% và 1,59%); tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học của Bắc Ninh (6,1%) thấp hơn của Vĩnh Phúc (9,83%) và cao hơn của Bắc Giang (4,96%). Tốt nghiệp THCS (42,1%) ở Bắc Ninh đều cao hơn của Vĩnh Phúc (30,03%) và Bắc Giang (38,23%). Tỷ lệ tốt nghiệp THPT của Bắc Ninh (27,46%) thấp hơn so với Vĩnh Phúc (35,69%) và cao hơn so với Bắc Giang (24,86%) (Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh Bắc Ninh, 2011). So với mức trung bình của cả nước thì trình độ văn hóa của người lao động Bắc Ninh cao hơn nhưng chỉ tương đương với mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Trong các KCN, trình độ văn hoá của người lao động có phần khả quan hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh. Theo khảo sát của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2012, trong các KCN Bắc Ninh có 79,1% lao động đã tốt nghiệp THPT (cao hơn so với tỷ lệ chung của các DN trên địa bàn tỉnh là 74,7%). Số lao động làm việc trong các DN FDI chiếm 83,6% tổng số lao động làm việc trong các KCN, khoảng 80,5% số lao động đó đã tốt nghiệp THPT. Trong lĩnh vực công

nghiệp, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí có tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp THPT (31%) cao hơn so với các ngành kinh tế khác trong cùng lĩnh vực (công nghiệp chế biến, chế tạo 22,9%; xây dựng 28,9%). Có 31,9% số lao động hoạt động trong các DN kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi chưa tốt nghiệp THPT; con số này ở các DN kinh doanh dịch vụ sửa chữa, bán buôn, bán lẻ là 32,6%... Qua đó, có thể thấy đối với các ngành được tập trung để phát triển trong KCN Yên Phong khi mà tỷ lệ DN FDI chiếm 96,88% (62 DN/64 DN) thì tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT còn thấp, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập nâng cao trình độ cũng như khả năng tiếp thu công nghệ và nâng cao kỹ năng chuyên môn của người lao động.

Thứ hai, về trình độ CMKT

Đối với LLLĐ có CMKT, có tay nghề: Với đặc thù của các KCN Bắc Ninh

là những KCN có số lượng lớn các DN FDI đến từ nhiều nước khác nhau: có tới 177/311 DN trong các KCN Bắc Ninh là DN FDI, chiếm 56,9% tổng số các DN đang hoạt động trong các KCN và đặc biệt đối với KCN Yên Phong có tới 62/64 DN là DN FDI, chiếm 96,88% tổng số các DN đang hoạt động trong KCN, các dự án do các DN này đầu tư lại chủ yếu là các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nên sẽ có những đòi hỏi cao hơn về trình độ CMKT đối với người lao động, sẽ cần tuyển dụng nhiều lao động công nghệ hơn là lao động phổ thông. Việc định hướng phát triển KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển Công nghệ cao và CNHT, xây dựng KCN Yên Phong nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung trở thành trung tâm công nghệ cao của đất nước cũng sẽ tạo nên một nhu cầu rất lớn về NNLCLC cho các KCN trên địa bàn tỉnh.

Hình 4.2. Công nhân làm việc tại Công ty Samsung (KCN Yên Phong)

Bảng 4.3. Phân loại lao động theo trình độ STT Lao động (người) 2014 2015 2016 So sánh (%) A B 1 2 3 4 = 2/1 5 = 3/2 Tổng số 38795 45642 55316 117,6 121,2 1 LĐ giản đơn 25975 29701 34197 114,3 115,1 2 LĐ có tay nghề 9329 11416 14935 122,4 130,8 3 LĐ trình độ ĐH, trên ĐH 3491 4525 6184 129,6 136,7 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Nhân lực có CMKT bao gồm những người lao động đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ từ bậc đào tạo CNKT đến bậc đào tạo CĐ - ĐH và sau ĐH. Quy mô nhân lực có CMKT thể hiện năng lực trí tuệ và kỹ năng nghề nghiệp của các DN trong các KCN. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên ĐH trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh chưa nhiều (năm 2014 chiếm 8,99%; năm 2015 chiếm 9,9% và năm 2016 con số này là 11,2%). Có tới trên 70% lao động được khảo sát không có bằng nghề, chứng chỉ nghề, không có trình độ CMKT (tỷ lệ lao động không có trình độ CMKT của các DN trong tỉnh là 38,3%). Điều đáng nói là lao động không có CMKT trong các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN Bắc Ninh chiếm tỷ trọng cao nhất 64,3% (cả tỉnh là 54,4%), tiếp đến là các DN liên doanh với nước ngoài có tỷ trọng lao động không có CMKT chiếm 45,9% (con số này của cả tỉnh là 37,53%). Cơ cấu nhân lực trong các KCN Bắc Ninh năm 2012 là: 1CĐ - ĐH/ 0,73TCCN/1,38 CNKT (thấp hơn so với cấu trúc nhân lực của các KCN Việt Nam 1CĐ - ĐH/1TCCN/6,9 CNKT).(Viện Chiến lược Phát triển, 2008) Theo tổng hợp tính toán của tác giả tại KCN Yên Phong Tại thời điểm 31/12/2016 là 1 CĐ – ĐH/ 2,26 TCCN/ 7,21 CNKT, trong thời điểm hiện nay thì cấu trúc này phải nói là tốt hơn so với trung bình chung cả nước nhưng lạc hậu so với quốc tế. Trên thế giới, cấu trúc nhân lực được coi là hợp lý là 1CĐ - ĐH/4TCCN/10CNKT (Tỉnh ủy Bắc Ninh, 2015). Có tình trạng trên một phần là do chủ trương, chính sách của tỉnh. Trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ làm việc trong các cơ quan, đoàn thể của tỉnh học tập để nâng cao trình độ, đặc biệt ưu đãi đối với các cán bộ đi học ở bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, chính sách đó

lại không áp dụng đối với những người lao động hiện đang làm việc trong các DN thuộc KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, sự khó khăn trong tuyển dụng lao động đã buộc các DN trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phải tuyển dụng lao động phổ thông (mặc dù không muốn nhưng có còn hơn không) vào làm việc tại các DN và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lao động có trình độ CMKT trong KCN Yên Phong vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu công nghệ cao. Mặt khác, tỷ lệ lao động có trình độ CMKT thấp trong các doanh nghiệp FDI cũng phần nào phản ánh việc sản xuất công nghiệp trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nó cho thấy nếu không có những thay đổi mang tính đột phá trong chính sách của tỉnh, của các doanh nghiệp FDI sẽ không thể tạo động lực cho sự phát triển NNLCLC và phát triển nền công nghiệp có tính cạnh tranh cao. Ở một khía cạnh khác, cũng có thể nói trong các KCN Bắc Ninh nói chung, KCN Yên Phong nói riêng đang có một sự thiếu hụt lớn về CNKT. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các KCN. Trình độ CMKT của người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận công nghệ, vận dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Đối với đội ngũ lao động quản trị trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh:

Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, quy mô nguồn nhân lực quản trị trong các DN thuộc KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có sự biến động không đáng kể. Số lượng nhân lực quản trị ngày càng tăng nhưng tỷ lệ nhân lực quản trị trong tổng số lao động của các DN lại có xu hướng giảm đi. Nguyên nhân chính là do các DN thay đổi cách thức quản trị DN, cơ cấu quản trị DN được sắp xếp lại cho hợp lý. Các phòng ban chức năng trong các DN cũng được tổ chức lại sao cho gọn nhẹ nhằm giảm chi phí hành chính. Mặt khác, quy mô sản xuất của các DN được mở rộng nên cầu về lao động tăng trong đó tốc độ tăng lao động trực tiếp sản xuất nhanh hơn so với tốc độ tăng của lao động quản trị trong DN.

Tìm hiểu sâu về trình độ của các nhà quản trị trong các DN cho thấy có tới 54,6% nhà quản trị cấp cơ sở và 10,9% nhà quản trị cấp trung có trình độ đào tạo từ THCN trở xuống. Vẫn còn tồn tại thực trạng một vài nhà quản trị cấp cao chỉ từ trình độ trung cấp trở xuống (khoảng 2,5%). Với thực trạng các nhà quản trị như trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược, sách lược cũng

như hiệu quả của việc triển khai các chương trình, kế hoạch kinh doanh của DN trong KCN hiện nay.

Bảng 4.4. Phân loại nhà quản trị trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo trình độ năm 2016

STT Lao động

Tổng số

(Người)

Chia ra Cơ cấu (%)

Cấp cao Cấp trung Cấp cơ sở Cấp cao Cấp trung Cấp cơ sở Tổng số 1628 81 396 1149 5,0 24,3 70,7 1 Sau đại học 42 27 13 2 64,3 30,9 4,8 2 Đại học 468 42 257 169 10,0 54,9 36,1 3 Cao đẳng 227 7 45 175 3,1 19,8 77,1 4 Cao đẳng nghề 219 3 38 178 1,4 17,3 81,3 5 THCN 293 1 19 273 0,35 6,48 93,17 6 Trung cấp nghề 325 1 20 304 0,31 6,15 93,54 7 THPT 48 - 4 44 - 8,3 91,7 8 Sơ cấp nghề 6 - - 6 - - 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Thứ ba, về kỹ năng

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì các kỹ năng của người lao động có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành công của DN. Tuy nhiên, do trong thời gian vừa qua Việt Nam mới chỉ chú trọng phát triển giáo dục đào tạo nên số lao động có kỹ năng trong các DN còn rất thiếu và rất yếu. Các KCN Bắc Ninh nói chung, KCN Yên Phong nói riêng cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Thực tế KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có tới 96,88% số DN là DN FDI, được định hướng phát triển CNHT, sử dụng công nghệ cao nên cầu về lao động có kỹ năng là rất lớn. Với thực trạng về lao động có kỹ năng như trên có thể thấy cung lao động có kỹ năng trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiện nay không đủ để đáp ứng cầu và phát triển NNLCLC là vấn đề cấp bách và thực sự cần thiết.

Qua quá trình phỏng vấn sâu tại các DN tác giả nhận thấy người lao động trong các KCN Bắc Ninh mới chỉ tập trung rèn luyện kỹ năng thực hiện công việc (kỹ năng chuyên môn) còn các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy chưa thực sự được người lao động quan tâm đúng mức. Đa phần trong số họ chỉ chú trọng rèn luyện kỹ năng chuyên môn, họ chưa

đánh giá đúng mức vai trò của các kỹ năng khác trong quá trình thực hiện công việc, chưa thấy được vai trò hỗ trợ đắc lực của các kỹ năng khác đối với kỹ năng chuyên môn.

Bảng 4.5. Thực trạng kỹ năng của nhà quản trị trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 2016 TT Các nhóm kỹ năng Chung DN trong nước DN FDI Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 25 100 2 100 23 100 I. Kỹ năng đàm phán

1 Đàm phán dựa vào kinh

nghiệm của bản than 16 64,0 1 50,0 15 65,2 2 Dùng nghệ thuật để đàm

phán thành công 9 36,0 1 50,0 8 34,8

II. Kỹ năng làm việc theo nhóm

1

Các thành viên chia sẻ KN để cùng nhau thực hiện công việc

14 56,0 1 50,0 13 56,5

2

Tự các thành viên thực hiện công việc của mình mà không cần hỗ trợ 2 8,0 - - 2 8,7 3 Khả năng thuyết phục của cán bộ quản trị nhóm 9 36 1 50,0 8 34,7 Tốt 3 12,0 - - 3 10,0 Trung bình 6 24,0 1 50,0 5 21,7 Thấp - - - - -

III. Kỹ năng quản trị

1 Có sự phân cấp, phân quyền trong nhóm các nhà quản trị cấp cao 11 44,0 1 50,0 10 43,5 2 Có sự định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ cấp dưới thực hiện công việc

14 56,0 1 50,0 13 56,5

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Việc rèn luyện kỹ năng của các nhà quản trị có phần tốt hơn so với mặt bằng chung của người lao động trong các KCN. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của

tác giả cho thấy: Đa phần các nhà quản trị đều dựa vào kinh nghiệm của bản thân để đạt được sự thành công trong quá trình đàm phán công việc, kỹ năng làm việc nhóm của các nhà quản trị rất tốt đặc biệt là trong các DN FDI. Nếu như các DN trong nước chỉ có 50,0% các thành viên của nhóm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện công việc thì con số này ở các DN FDI là 56,5%. Mặt khác, khả năng thuyết phục của các nhà quản trị ở các DN trong nước lại tốt hơn rất nhiều so với DN FDI (36,0% so với 34,7%). Điều này có thể lý giải bởi 2 nguyên nhân: (i) các nhà quản trị các DN trong nước có thuận lợi trong việc đồng ngôn ngữ với người lao động trong khi các nhà quản trị các DN FDI lại khó khăn vì sự bất đồng ngôn ngữ; (ii) trình độ ngoại ngữ của người lao động trong các KCN còn thấp dẫn đến sự hạn chế trong quá trình lĩnh hội công việc từ nhà quản trị là người nước ngoài.

Thứ tư, về kinh nghiệm nghề nghiệp và ý thức, tác phong, kỷ luật lao động

Kinh nghiệm nghề nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng NNL không chỉ trong các KCN mà cả trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Kinh nghiệm nghề nghiệp chính là vốn kiến thức thực tế mà người lao động tự tích luỹ được trong cuộc sống và qua quá trình làm việc, giao tiếp, học hỏi những người xung quanh. Kinh nghiệm nghề nghiệp giúp người lao động thực hiện công việc được giao tốt hơn, hiệu quả hơn. Giữa những người lao động khác nhau sẽ có sự khác nhau về khả năng tích tuỹ kinh nghiệm, khả năng nắm bắt, học hỏi lẫn nhau nên sẽ có kinh nghiệm nghề nghiệp không giống nhau. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của người lao động còn phụ thuộc vào thâm niên công tác (thời gian người lao động làm việc trong DN và thời gian người lao động đảm nhận cùng một công việc).

KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có đặc điểm khá đặc biệt bởi chủ yếu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài nên người lao động nhất là tầng lớp những người lao động có chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao khả năng nhận thức, tích luỹ kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Tuy nhiên, sự biến động nhân lực trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh tương đối lớn nên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tích luỹ kinh nghiệm của người lao động. Hơn nữa, sản xuất công nghiệp có “tính động” trong việc áp dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ vào trong công tác quản lý và quá trình sản xuất nên nhiệm vụ, công việc của người lao động cũng sẽ luôn có sự thay đổi theo sự thay đổi chung của DN. Bởi vậy, nếu người lao động không có sự chuẩn bị trước và không có sự đầu

tư thích đáng trong việc nâng cao nhận thức, kỹ năng thì sẽ không thể bắt kịp với yêu cầu, nhiệm vụ mới từ đó ảnh hưởng đến kết quả lao động của bản thân họ và kết quả chung của toàn DN. Sự phát triển của nhiều ngành nghề mới sẽ làm tăng cầu lao động có kỹ năng và giảm cầu lao động giản đơn và do đó người lao động cũng cần nỗ lực học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp để có thể tiếp thu, vận hành tốt các phương tiện, máy móc công nghệ hiện đại và tạo cho mình nhiều cơ hội nhận được việc làm như mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)