Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 117)

5.1. KẾT LUẬN

Luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

1. Hệ thống hoá và luận giải những khái niệm cơ bản nhất về phát triển NNL, phát triển NNLCLC; phát triển NNLCLC trong KCN. Qua đó khẳng định sự cần thiết phải phát triển NNLCLC trong điều kiện mới. Luận văn cũng đã phân tích 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển NNLCLC trong KCN; đưa ra các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn lực này trong KCN. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNLCLC của hai thành phố lớn đó là Hà Nội và Đà Nẵng cùng với hai quốc gia có đông đảo NNLCLC trên thế giới đó là Hàn Quốc và Nhật Bản để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển NNLCLC trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

2. Tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như quy hoạch phát triển nhân lực, chính sách thu hút nhân tài... đặc biệt đối với khu công nghiệp Yên Phong. Số lao động làm việc trong KCN Yên Phong ngày càng tăng, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh hơn so với lao động trong khu công nghiệp và trong toàn tỉnh, ngoài ra sự có mặt ngày càng nhiều của chuyên gia nước ngoài đã giảm bớt sự thiếu hụt NNLCLC cho các DN hiện đang hoạt động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tỷ lệ lao động trong KCN Yên Phong có trình độ đại học và CMKT/tổng số lao động tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2016 (năm 2011 có 4186 lao động có trình độ cao đẳng, đại học /tổng số 28942 lao động trong KCN; đến năm 2016 con số này là 20996/77904 lao động), là một trong những xu hướng quan trọng cho thấy sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

3. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Quy mô dân số và nguồn lao động của Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh; Các cơ chế chính sách của chính phủ và địa phương trong đào tạo bồi dưỡng và phát triển NNLCLC; Bản thân các doanh nghiệp, khu công nghiệp và người lao động. Tất cả các yếu tố đều tác động rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển NNLCLC.

Phong, tỉnh Bắc Ninh bao gồm:

Thứ nhất, Tăng cường thúc đẩy phát triển thị trường NLCLC;

Thứ hai, Quan tâm đặc biệt đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;

Thứ ba, Thấy được tầm quan trong của việc thu hút và sử dụng nhân lực chất lượng cao;

Thứ tư, Tăng cường chất lượng NNL của các cơ quan quản lí nhà nước. Với ý thức là một cán bộ, một nhà quản lý kinh tế trong tương lai, qua học tập, nghiên cứu, tôi mạnh dạn xây dựng luận văn này nhằm ứng dụng những lý luận vào thực tiễn phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Với kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu có hạn chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các nhà khoa học, các Thầy, Cô, cùng các đồng nghiệp để tôi vận dụng vào thực tiễn một cách thiết thực hơn, hiệu quả hơn.

5.2. KHUYẾN NGHỊ * Đối với Nhà nước * Đối với Nhà nước

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách có vai trò rất quan trọng đối với quá trình huy động các nguồn lực của xã hội cho việc phát triển NNLCLC. Xây dựng cơ chế chính sách đã khó nhưng để cơ chế, chính sách đó thực sự mang lại hiệu quả còn khó hơn rất nhiều. Do đó, để cho các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước thực sự giúp ích trong việc phát triển NNLCLC trong các KCN, đặc biệt là phát triển đội ngũ các nhà quản trị và lao động có kỹ năng trong DN thuộc các KCN thì đòi hỏi Nhà nước phải có những giải pháp chính sách cụ thể mà quan trọng nhất là tạo sự gắn kết giữa chiến lược phát triển KT - XH với chiến lược phát triển nhân lực; chiến lược phát triển công nghiệp, KCN với chiến lược đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu về NNLCLC cho nền kinh tế và cho các KCN.

Nhà nước cần có chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng và đại học, sau đại học. Các chiến lược về đào tạo cần phải gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cả trong hiện tại và tương lai, có sự thay đổi linh hoạt phù hợp với sự phát triển của các ngành nghề kinh tế. Bên

cạnh đó, sự đa dạng hóa các hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu, đào tạo nghề…) cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn để người lao động chủ động học tập, nâng cao trình độ nhận thức, tay nghề và kỹ năng lao động.

Nhà nước cần tạo khung pháp lý cho các địa phương trong vấn đề đào tạo, thu hút và sử dụng NNLCLC.

Chính phủ nên thành lập Trung tâm đào tạo và cung ứng NLCLC cho các tỉnh, thành trong vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Đối với những tỉnh được tập trung để phát triển các KCN như Bắc Ninh, Chính phủ nên có sự hỗ trợ cho địa phương trong vấn đề tuyển dụng và sử dụng NNLCLC chẳng hạn như: Có thể cử các chuyên gia về làm tư vấn cho các DN trên địa bàn.

* Đối với tỉnh Bắc Ninh

Trước hết, Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng chiến lược phát triển NNLCLC cho từng KCN dựa trên quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh. Tỉnh cần phối hợp với BQL KCN Yên Phong thiết lập cơ sở dữ liệu về nhân lực quản trị DN, các kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm và lao động có tay nghề bậc cao trong từng ngành. Đồng thời thường xuyên theo dõi sự biến động của NNLCLC để kịp thời tìm ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo nguồn cung có chất lượng về NNLCLC cho KCN Yên Phong trong giai đoạn tới.

Phát triển NNLCLC cho các DN trong từng KCN nói riêng và cho các cơ quan, DN trên địa bàn tỉnh nói chung không phải là công việc một sớm một chiều có thể hoàn thành được mà đòi hỏi phải có lộ trình rõ ràng. Trong quá trình phát triển NNLCLC, tỉnh cần có một hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện: từ tạo nguồn lao động có chất lượng cao, thu hút được nhân tài, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” đến sử dụng nhân lực có chất lượng cao. Hệ thống cơ chế, chính sách của tỉnh sẽ là nền tảng làm tăng cung NNLCLC cho các DN không chỉ từ các cơ sở đào tạo trong nước mà còn tạo sức hút đối với lao động có trình độ cao được đào tạo ở nước ngoài. Điều đó sẽ rất có ý nghĩa khi mà trên thị trường lao động quốc tế hiện nay tình trạng di cư LĐCLC từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã và đang trở thành xu thế.

Tỉnh cũng nên có các chính sách khuyến khích các DN tham gia đào tạo tại chỗ và hỗ trợ các chương trình đào tạo có địa chỉ tại các cơ sở đào tạo có cung cấp nhân lực cho các DN.

UBND tỉnh chỉ đạo kết hợp sở Kế hoạch và đầu tư, sở Lao động Thương binh và Xã hội, sở Công Thương …xây dựng kế hoạch mở rộng, nâng cấp quy mô đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề hiện có đặc biệt tập trung vào những ngành nghề mà KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đang thiếu hụt NNLCLC như điện tử, cơ khí, chế tạo…Gắn việc nâng cấp, phát triển các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề của từng KCN.

Tăng lượng phân bổ ngân sách của tỉnh và huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư vào phát triển NNLCLC. Hàng năm, tỉnh nên dành kinh phí từ ngân sách và từ các nguồn khác để đưa cán bộ chủ chốt ở Ban quản lý KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, và lao động lâu năm ở các DN trong KCN tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề ở các nước tiên tiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Ban Quản lý các KCN Bắc Ninh (2015), Báo cáo thực trạng, mục tiêu và giải pháp phát triển các KCN Bắc Ninh đến năm 2020

2. Báo Đầu tư (2011). 20 năm xây dựng KCN, KCX, KKT ở Việt Nam, đặc san Hướng tới phát triển bền vững.

3. Bùi Tất Thắng (2013), “Một số vấn đề về phát triển nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội.

4. Chu Văn Cấp (2012). “Phát triển NNLCLC góp phần phát triển bền vững Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản.

5. Cục Thống Kê Bắc Ninh (2016). Niên giám Thống kê Bắc Ninh 2015.

6. Cục Việc làm, Bộ LĐTB và XH (2012). Báo cáo Phân tích thực trạng và nhu cầu lao động trong các DN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2012.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đường Vinh Sường (2015). “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí quân đội nhân dân.

10. Hương Nguyên (2011). “Chất lượng NNL: Giậm chân tại chỗ vì tâm lý thích làm thầy”, báo Nhân dân, ngày 13/5.

11. Lê Chí Phương (2013). “Phát triển NNLCLC cho quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính.

12. Lê Quang Hùng (2011). “ Vai trò của NNLCLC đối với phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Kinh tế phát triển.

13. Lê Thị Hồng Điệp (2010). Phát triển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam,Luận án TS Kinh tế.

14. Lê Văn Phục (2010). “Kinh nghiệm phát triển NNLCLC của một số nước trên thế giới”,Tạp chí Lý luận chính trị.

15. Ngân hàng thế giới (2014). Báo cáo phát triển Việt Nam 2014 về “Phát triển kỹ năng – xây dựng LLLĐ cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam”.

16. Nguyễn Bình Đức (2012). Chất lượng nhân lực trong các KCN ở thành phố Đà Nẵng,Luận án TS Kinh tế.

17. Nguyễn Chiến (2014). “Vốn FDI rút khỏi các thị trường mới nổi”, baodientu.chinhphu.vn, ngày 15/4.

18. Nguyễn Chiến (2014). “Vốn FDI rút khỏi các thị trường mới nổi”, baodientu.chinhphu.vn, ngày 15/4.

19. Nguyễn Hữu Dũng (2002.” Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luận chính trị.

20. Nguyễn Ngọc Sơn (2012). “Phát triển bền vững các KCN Việt Nam sau 20 năm đổi mới”,Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.

21. Nguyễn Ngọc Tú (2012). NNLCLC của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án TS Kinh tế.

22. Nguyễn Thành Hưởng (2012).” Vai trò NNL từ góc nhìn cạnh tranh”, Tạp chí Con số & sự kiện.

23. Nguyễn Thế Phán (2007). “Đẩy mạnh phát triển các KCN”, Tạp chí Con số & sự kiện.

24. Nguyễn Thị Lan Anh (2012). Phát triển NNL quản trị của các DN vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,Luận án TS Kinh tế.

25. Nguyễn Tiệp (2006). “ Đào tạo và phát triển lao động chuyên môn kỹ thuật - Tiền đề quan trọng để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế 26. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010). giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb

Đại học Kinh tế quốc dân.

27. Nguyễn Văn Thành (2009). “Phương hướng và giải pháp phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”, Tạp chí Kinh tế và dự báo.

28. Nguyễn Văn Vinh (2013). “Một số vấn đề về phát triển các KCN Bắc Ninh”, bacninhbusiness.gov.vn, ngày 25/9.

29. Phạm Minh Hạc (2001). Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Phạm Minh Hạc (2004). Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Phạm Minh Hạc, Hồ Sĩ Quý (2002). Nghiên cứu con người. Đối tượng và những hướng chủ yếu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

32. Phạm Quang Phan (2002). Những vấn đề cơ bản về nền kinh tế tri thức, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân.

33. Phạm Thị Khanh (2007). “Phát triển NNLCLC đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lao động và xã hội.

34. Sở Khoa học công nghệ Bắc Ninh (2010). “Phát triển nhân lực: Giải pháp đột pháp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, www.bacninh.gov.vn.

35. Sở lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh (2016). “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Bắc Ninh”.

36. Thu Cúc (2012). “DN và nhà trường liên kết đào tạo - Lợi ích kép”, baomoi.com.vn, ngày 17/8.

37. Tỉnh uỷ Bắc Ninh (2015). Các văn bản chỉ đạo của tỉnh uỷ Bắc Ninh giai đoạn 2010- 2015 và giai đoạn 2015 – 2020.

38. Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

39. Trần Văn Tùng (2005). Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng, Nxb Thế giới. 40. Trần Văn Hùng (2010). “Phát triển NNLCLC cho các trường Đại học”,

http://gdtd.vn, ngày 25/8.

41. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2011). Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020

42. Vov.vn (2013). “Phát triển công nghiệp phụ trợ thu hút đầu tư tại Bắc Ninh”, ngày 29/9.

Tài liệu nước ngoài:

1. Alvin Toffler (2002), Làn song văn minh thứ ba, Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Phiếu điều tra DN trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (Các phiếu này chỉ nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học của đề tài, đảm

bảo tính riêng tư và không nhằm mục đích gì khác)

A. Thông tin đơn vị……….

- Tên giaodịch………

- Địa chỉ DN……….

- Số điện thoại ……….Fax……….Email………

- Sản phẩm chính của DN………

B. Nội dung điều tra:

1. Loại hình DN (đánh dấu x vào loại hình lựa chọn)

Doanh nghiệp trong nước DN có vốn đầu tư nước ngoài

2. Số lượng lao động của doanh nghiệp (người)

Khi thành lập 2014 2015 2016

1. Lao động quản lý 2. Chuyên gia nước ngoài 3. Lao động thường xuyên 4. Lao động thời vụ Tổng số

Trong đó:

- Lao động của tỉnh

3. Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2016

STT Danh mục 2016

1. Tổng vốn (Triệu đồng)

- Vốn đăng ký kinh doanh - Vốn hiện có

2. Tổng doanh thu (Triệu đồng)

3. Nộp ngân sách nhà nước (Triệu đồng)

4.Thu nhập bình quân của lao động (nghìn đồng/tháng)

2016

1. Một lao động tính chung toàn DN 2. Một chuyên gia nước ngoài 3. Một lao động quản lý

4. Một lao động sản xuất thường xuyên 5. Một lao động thời vụ

5.Phân loại lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (người)

2014 2015 2016

- Lao động giản đơn

- Lao động có tay nghề (cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề)

- Lao động có trình độ đại học và trên đại học

6.Thông tin về số lượng các nhà quản trị trong DN năm 2016 (người) - Nhà quản trị cấp cao (Tổng GĐ, phó TGĐ, Giám đốc, phó GĐ) - Nhà quản trị cấp trung (Trưởng, phó các phòng ban, đội trưởng đội sản xuất)

- Nhà quản trị cấp cơ sở (đội phó các đội sản xuất, tổ trưởng các tổ sản xuất….)

7. Thông tin về trình độ học vấn của các nhà quản trị năm 2016 (người) Nhà quản trị cấp cao Nhà quản trị cấp trung Nhà quản trị cấp cơ sở - Sau Đại học - Đại học - Cao đẳng - Cao đẳng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 117)