Nhân tố mang tính quốc gia, địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng

4.2.2. Nhân tố mang tính quốc gia, địa phương

4.2.2.1. Quy mô dân số và nguồn lao động

Quy mô (độ lớn) của NNL phụ thuộc vào quy mô và tốc độ gia tăng dân số của một quốc gia, trong đó tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó tác động đến cơ cấu lứa tuổi của dân số. Nếu trong một nền kinh tế có mức sinh và tử vong cao thì tỷ lệ người ăn theo từ 1 đến 15 tuổi trong tổng số dân sẽ cao hơn so với nền kinh tế có tỷ lệ sinh và tử vong thấp. Mặt khác, tác động của việc giảm tỷ lệ sinh đối với quy mô NNL và các cơ cấu lứa tuổi chỉ xuất hiện sau một thời gian rất dài, ngay cả khi tốc độ sinh giảm nhanh. Điều này có nghĩa là khoảng sau 15 năm sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng NNL.Nhân tố này cũng tạo môi trường cạnh tranh giữa những người lao động, từ đó thúc đẩy bản thân người lao động luôn luôn hoàn thiện, nâng cao cả về thể lực, trí lực và nhân cách nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các DN; tạo sự cạnh tranh giữa các DN trong vùng, từ đó buộc các DN phải hoàn thiện cách thức sử dụng lao động hợp lý để có thể trưng dụng được những lao động có chất lượng cao.

Bắc Ninh là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Với vị trí địa lý thuận lợi cùng sự quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ và Nhân dân, trong những năm qua

kinh tế-xã hội của tỉnh đã có những bước phát triển vượt bậc. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, đặc biệt là công nghiệp.Hiện Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và có 8 khu đã đi vào hoạt động thu hút 978 doanh nghiệp vào đầu tư, trong đó có 629 doanh nghiệp FDI. Bắc Ninh đã thu hút được các thương hiệu lớn như Samsung, canon, Microsoft…Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã tác động tích cực đóng góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,6% tổng dân số tương đương với khoảng 723.596 người. Như vậy, trong 5 năm (2010-2015) mức gia tăng dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm khoảng 27,8 ngàn người. Nguồn nhân lực của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực của tỉnh trẻ và chiếm tỷ trọng cao, đây là một lợi thế cho phát triển kinh tế – xã hội, nhưng cũng tạo sức ép cho hệ thống giáo dục - đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng từ 45% năm 2010 lên 60% năm 2015. Trong đó lao động có trình độ cao đẳng nghề tăng từ 2,58% (năm 2010) lên 3,24% (năm 2015). Trình độ đại học trở lên tăng từ 5,53% (năm 2010) lên 8,67%(năm 2015), lao động không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giảm từ 54,99%(năm 2010) xuống còn 40%(năm 2015) (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, 2016).

Nhìn chung, nguồn lực lao động của tỉnh Bắc Ninh khá dồi dào, cần cù, chịu khó, thông minh. Tuy nhiên khi chuyển sang quá trình CNH-HĐH mà đặc biệt là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập quốc tế về lao động. Lực lượng lao động của tỉnh bộc lộ những hạn chế chủ yếu đó là: Thể lực, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong làm việc, chưa hiểu biết nhiều về pháp luật. Do vậy, khả năng cạnh tranh yếu, nhất là thị trường yêu cầu lao động có chất lượng cao và thị trường người lao động ngoài nước.

Bắc Ninh có nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa .

* Về cơ hội:

giao thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại, nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hàng đầu của cả nước, có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tỉnh điều chỉnh cơ cấu, đầu tư đúng hướng, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá và phân bổ lại lực lượng lao động.

* Về thách thức:

+ Nguồn nhân lực của tỉnh thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, thừa lao động chưa qua đào tạo, cơ cấu lao động chưa hợp lý khó đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH trong những năm tới.

+ Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới sẽ được nâng lên một dấu mốc gắn với việc thực hiện các cam kết quốc tế, càng đòi hỏi phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động trong nước và quốc tế.

4.2.2.2. Các cơ chế chính sách của chính phủ và địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Được xem xét ở góc độ là một nhân tố khách quan, hệ thống chính sách của Nhà nước và địa phương đóng vai trò tạo lập môi trường cho phát triển NNL.

Nhân lực chất lượng cao được hình thành và phát triển trước hết thông qua con đường đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc gia, là sản phẩm của các hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước. Ngoài ra, ở nhiều quốc gia hiện nay (kể cả Việt Nam) còn có một bộ phận NLCLC được đào tạo ở nước ngoài hoặc thu hút từ nước ngoài. Tuy vậy, hệ thống giáo dục quốc gia và địa phương vẫn luôn đóng vai trò chính.

Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục tác động đến sự hình thành và phát triển NLCLC thể hiện ở hai điểm chủ yếu sau:

Một là, mức độ bao trùm của hệ thống: Hệ thống giáo dục phát triển mạnh, bao trùm rộng có năng lực thu hút nhiều người học sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng nhanh NLCLC và ngược lại. Mặt khác, việc liên kết đào tạo và gửi đi đào

tạo ở nước ngoài cũng là một giải pháp hữu hiệu nó góp phần tăng cả về số lượng và chất lượng NLCLC.

Hai là, trình độ phát triển của hệ thống giáo dục nó tác động đến yếu tố chất lượng nhân lực. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục càng cao thì nhân lực được đào tạo cũng có chất lượng càng cao.

Bắc Ninh là một trong những địa phương có truyền thống hiếu học. Mạng lưới trường, lớp được quan tâm đúng mức nên phát triển khá mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi để giảng dạy, học tập nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Quy mô giáo dục của tỉnh từng bước được chuẩn hoá: Toàn tỉnh hiện có 381/465 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 82%, là tỉnh có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia được công nhận cao nhất cả nước ở tất cả các cấp học với tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học đạt 96%. Đến nay, chất lượng giáo dục - đào tạo có chuyển biến rõ rệt, kết quả thi đại học, cao đẳng của tỉnh đứng thứ 5 toàn quốc, tăng 2 bậc so với năm trước; cuộc thi Khoa học - kỹ thuật cho học sinh phổ thông lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp tỉnh và dự thi quốc gia đạt kết quả cao. Nhờ sự phát triển không ngừng của mạng lưới các trường phổ thông mà trình độ văn hoá của người lao động toàn tỉnh nói chung và người lao động trong các KCN nói riêng phần nào được đảm bảo.

Bảng 4.9. Năng lực của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Bắc Ninh

ĐVT: người TT Loại hình đào tạo Tổng số HSSV Số tuyển sinh

mới Số tốt nghiệp Số giáo viên

2015 2016 2015 2016 2015 2016 2015 2016

1 Dạy nghề 33987 33129 30700 30592 24682 27611 1535 1552

2 TCCN 5475 2898 2850 2457 4376 2074 207 187

3 Cao đẳng 8115 5462 2968 2901 2750 1784 622 505

4 Đại học 6449 5922 1701 1579 577 2059 450 484

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2016)

Hệ thống giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng ngày càng tăng cả về số lượng, quy mô và hình thức đào tạo. Hiện toàn tỉnh có 51 cơ sở đào tạo nghề, 29 trường chuyên nghiệp và dạy nghề (trong đó: 9 trường đại học, cao đẳng; 8 trường trung cấp chuyên

nghiệp; 12 trường dạy nghề). Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học với tổng diện tích lên đến 2.800ha. Sự có mặt của ngày càng nhiều các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở dạy nghề đã phần nào làm gia tăng số lượng và chất lượng NNL của tỉnh. Sự có mặt của trường đại học Kinh Bắc đã làm thu hút được khá nhiều học sinh phổ thông từ các vùng lân cận đến tham gia học tập, làm cho số sinh viên đại học trên địa bàn tỉnh rất lớn(khoảng 6 ngàn SV), số giảng viên đại học cũng tăng từ 450 giảng viên (năm 2014) lên 484 giảng viên (năm 2015) và 502 giảng viên (năm 2016). Các DN có thể tận dụng đội ngũ giảng viên này trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL cho DN hoặc mời họ tham gia vào một số lĩnh vực nào đó của DN nhằm gia tăng đội ngũ LĐCLC. Điều này cũng được thể hiện rõ qua kết quả khảo sát các đơn vị đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (theo Bảng 4.10).

Bảng 4.10. Đánh giá của các trường đào tạo, đơn vị dạy nghề

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Tương đối tốt Bình thường Yếu Sô tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sô tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sô tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sô tuyệt đối Tỷ lệ (%) Sô tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Hiệu quả đào tạo 3 60 2 40 0 0 0 0 0 0

Mức độ đầy đủ về CSVC,TTB 2 40 2 40 1 20 0 0 0 0 Mức độ hiện đại về CSVC,TTB 1 20 2 20 2 40 0 0 0 0 Chất lượng đội ngũ giáo viên 3 60 2 40 0 0 0 0 0 0 Khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo NNLCLC

0 0 3 60 2 40 0 0 0 0

Tiêu chí đánh giá

Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiêt

Không cần

thiết Không trả lời

Mức độ cần thiết ĐT về Kỹ năng mềm 5 100 0 0 0 0 0 0 0 0 Mức độ cần thiết về ĐT NL theo đơn đặt hàng 5 100 0 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng một số cơ sở dạy nghề, đào tạo chuyên nghiệp chưa có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, còn chưa có trường, lớp

phù hợp với mục tiêu, đối tượng đào tạo; chương trình đào tạo, ngành nghề đào tạo chưa có sự đổi mới cho phù hợp với xu thế phát triển của từng KCN nên người lao động sau khi được đào tạo tại các cơ sở này phần lớn chưa đáp ứng ngay được nhu cầu tuyển dụng của các DN thuộc từng KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)