Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng
4.2.4. Nhân tố thuộc về bản thân người lao động
4.2.4.1. Thể lực của nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp
phận là nhân lực trẻ, tuổi bình quân khoảng từ 18 - 35, đa phần là nữ , nhân lực ngoại tỉnh chiếm tới 66,65%. Hiện nay, phần lớn số nhân lực trên đều tự tìm thuê nhà trọ ở gần nơi làm việc của mình. Những đặc điểm nêu trên đặt ra một vấn đề mà chúng ta phải quan tâm, chăm lo là tạo điều kiện để người lao động trong các KCN có nhà ở ổn định. Nhà ở là điều kiện, tiền đề quan trọng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, khiến họ an tâm làm việc, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Người lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn, gắn kết với sản xuất nông nghiệp nên chưa có tác phong lao động công nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực tại chỗ (đào tạo tay nghề, đào tạo kỹ năng lao động, tác phong làm việc, pháp luật lao động…). Tổ chức thi và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân lực để họ phát huy khả năng, phấn đấu vươn lên, làm chủ công việc. Có kế hoạch đưa một số nhân lực có yêu cầu cao đi đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo trong nước, hoặc những chuyên môn, nghề mà DN không thể đào tạo tại chỗ.Tăng cường bồi dưỡng, cử nhân lực chủ chốt đi đào tạo tại nước ngoài để họ tiếp thu nhanh kinh nghiệm quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cao, ngoại ngữ, khoa học công nghệ mới…để sau này số nhân lực này sẽ truyền đạt lại cho những nhân lực khác tại doanh nghiệp.
4.2.4.2. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp
* Những kết quả đã đạt được
- Một bộ phận lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên đã nâng cao được tay nghề, kỹ năng lao động và quản lý, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh cũng là một thế mạnh của NNL.
- Số lao động làm việc trong KCN Yên Phong ngày càng tăng, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh tăng nhanh hơn so với lao động trong tỉnh, đặc biệt là sự có mặt ngày càng nhiều của chuyên gia nước ngoài đã giảm bớt sự thiếu hụt NNLCLC cho các DN hiện đang hoạt động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Trình độ văn hóa của người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh. Đây chính là nền tảng để người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có thể học tập nâng cao trình độ và trở thành người lao động có chất lượng cao trong tương lai.
- Tỷ lệ lao động trong KCN Yên Phong có trình độ đại học và CMKT/tổng số lao động tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2016 (năm 2011 có 4186 lao động có trình độ cao đẳng, đại học /tổng số 28942 lao động trong KCN; đến năm 2016 con số này là 20996/77904 lao động), là một trong những xu hướng quan trọng thể hiện sự phát triển về chất của NNLCLC trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo khá cao so với nhiều tỉnh, thành trong vùng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để người lao động phát huy được những kỹ năng đã được đào tạo vào công việc, đem lại năng suất và hiệu quả lao động cao.
* Những mặt còn tồn tại, hạn chế
- Đa số lao động được tuyển mới vào KCN Yên Phong là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng số lao động trong các KCN thấp: năm 2011 chiếm 22,1%; năm 2012 chiếm 21,5% và năm 2016 tăng lên được 27,1%. Lao động có CMKT trong lĩnh vực công nghiệp tăng chậm.
- Tỷ lệ lao động không có CMKT trong các DN trong nước có xu hướng cao hơn so với các DN khác. Kết quả điều tra mẫu 125 lao động cho thấy, số lao động chưa qua đào tạo trong các DN 100% vốn nước ngoài chiếm 71,2%; trong các DN liên doanh với nước ngoài chiếm 53,2%, các DN khác 42,6%.
- Tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở những ngành được tập trung để phát triển cho KCN còn thấp. Người lao động chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy. Tỷ lệ lao động quản trị có CMKT thấp, cung lao động có kỹ năng hiện không đáp ứng đủ cầu. Sự phân cấp, phân quyền giữa các nhà quản trị trong DN chưa rõ ràng gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch, chiến lược kinh doanh của DN.
Kết quả khảo sát tại 25 DN trong KCN cho thấy, vẫn có tới 52% các DN không có sự phân cấp, phân quyền trong nhóm các nhà quản trị cấp cao và còn tới 48% các nhà quản trị không có sự định hướng, chỉ dẫn, hỗ trợ cho cấp dưới thực hiện công việc. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc. Việc không phân chia nhiệm vụ và quyền hạn một cách rõ ràng giữa các cấp quản trị có thể dẫn đến tình trạng một nhà quản trị hoặc một cấp quản trị ôm đồm quá nhiều công việc dẫn đến khó kiểm soát, khó triển khai ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả công việc. Sự thiếu chỉ dẫn của nhà quản trị cấp cao đối với các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở cũng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến họ bị lúng túng trong quá trình thực hiện yêu cầu của cấp trên.