Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp

4.1.1. Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển

CAO TẠI KHU CÔNG NGHIỆP YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nguồn nhân lực chất lượng cao

Các KCN được hình thành trong bối cảnh Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế với chủ trương của Đảng và Nhà nước là dùng các KCN để thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, đặc biệt là nguồn đầu tư từ FDI nhằm tạo bước đột phá trong đầu tư và tăng trưởng công nghiệp. Trải qua quá trình 20 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã cho thấy vai trò của nó trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp. Gắn liền với các KCN còn là sự xuất hiện của hàng loạt các yếu tố về thể chế như luật pháp, cơ chế quản lý, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Đối với vấn đề phát triển NNL, NNLCLC trong cả nước và trong các KCN, cả Chính phủ và Tỉnh Bắc Ninh đã có khá nhiều các quy định ( xem phụ lục 4 ) tạo rất nhiều thuận lợi cho các KCN Bắc Ninh trong việc phát triển, nâng cao chất lượng NNL. Nó chính là cơ sở, là nền tảng để phát triển NNLCLC cho từng KCN trong thời gian tới. Để cho các chính sách thực sự có tác dụng, thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện một số biện pháp nhất định nhằm nâng cao chất lượng NNL của tỉnh như:

- Năm 2001, tỉnh có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và giải quyết việc làm (quyết định số 60/2001/QĐ - UB ngày 26/6/2001 của UBND tỉnh Bắc Ninh) trực tiếp cho DN có sử dụng nhân lực là các hộ dân có đất bị thu hồi để phát triển các KCN, khu đô thị hoặc hỗ trợ cho người lao động tự đào tạo nâng cao tay nghề. Tuy nhiên hiện nay chính sách này bị Chính phủ hủy bỏ vì Bắc Ninh đã có nhiều ưu đãi vượt rào.

- Ngày 31/5/2010, tỉnh có quyết định số 57/2010/QĐ - UBND v/v hỗ trợ đào tạo nghề cho các DN cũng như các chi phí làm thủ tục để xuất khẩu lao động sang các nước. Đây là một chính sách xã hội quan trọng góp phần tạo điều kiện cho lao động địa phương được đi học tập, làm việc tại nước ngoài để nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề, tạo cơ hội có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính

sách này là một hướng đi đúng của tỉnh trong chiến lược phát triển NNL. Tuy nhiên, tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc đầu tư để người lao động ra nước ngoài lao động, học tập mà chưa có chính sách để thu hút họ về làm việc cho các DN trên địa bàn tỉnh sau khi họ hết thời gian lao động, học tập tại nước ngoài.

- Để phát triển nguồn nhân lực, Bắc Ninh tập trung trợ giúp DN đào tạo khởi sự, quản trị DN. Cụ thể, hỗ trợ DN đào tạo lao động 1 triệu đồng/lao động, đặc biệt còn hỗ trợ đào tạo giám đốc điều hành (CEO) cho Hiệp hội DNNVV (50% chi phí), hỗ trợ truyền nghề, đãi ngộ nghệ nhân thợ giỏi ở làng nghề (100% kinh phí), thu hút và hỗ trợ đầu tư nhiều trường nghề (trên 40 trường). Kết nối thị trường lao động, đào tạo LĐCLC... Ngoài ra còn hỗ trợ DN đổi mới công nghệ thông qua các chương trình khuyến công, tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn (50% chi phí kiểm toán năng lượng; sản xuất sạch hơn). Hỗ trợ thông qua dự án khoa học công nghệ hàng năm.

- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài thông qua Quyết định số 33/2012/QĐ - UBND tỉnh Bắc Ninh quy định rõ mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ cũng như chính sách đãi ngộ đối với những người có trình độ tương đương tự nguyện đầu quân về làm việc tại Bắc Ninh. Chính sách này đã phần nào thay đổi diện mạo NNL của tỉnh trong mấy năm gần đây. Nhưng có một thực tế là đối tượng chính được thực thi theo quyết định này chủ yếu là các cán bộ thuộc các sở, ban ngành của tỉnh mà không áp dụng đối với các cơ quan, DN khác của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh hoặc các DN thuộc các KCN. Hơn nữa khi đầu tư kinh phí cho các cán bộ đi học tập nâng cao trình độ cũng không có sự kiểm tra sát sao xem họ học cái gì, học như thế nào, ngành nghề họ học có cần thiết và có thể phục vụ cho công việc của họ đang đảm nhiệm hay không dẫn đến hiệu quả của chính sách này không cao.

- Mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động khu vực nông thôn trong lúc thời vụ nông nhàn đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, nâng cao trình độ dân trí. Chính sách này có thể được coi là một sự chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ cho từng KCN.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, Tỉnh cũng như Ban quản lý các KCN lại chưa có những chính sách cụ thể để phát triển NNLCLC đáp ứng xu thế phát triển hiện nay của từng KCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)