Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp
4.3.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công
nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
4.3.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp và dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong xu thế tăng cường hội nhập kinh tế của tỉnh đến năm 2020
* Định hướng phát triển công nghiệp khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
Xuất phát từ các quan điểm phát triển, từ lợi thế so sánh về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị của tỉnh, phát triển KCN Yên Phong trong tổng thể phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh, cả nước và của vùng KTTĐ Bắc bộ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18 đã xác định: “Phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển KCN Yên Phong thành đô thị hiện đại với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tăng cường đầu tư vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị kinh tế cao, xây dựng nông thôn mới, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế”. Trong quá trình phát triển kinh tế sẽ phát sinh
quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, dây chuyền thiết bị máy móc mới…đòi hỏi lao động ngành nghề mới, có kiến thức trình độ kỹ năng cao hơn, do đó cơ cấu lao động thay đổi theo trình độ tay nghề và kỹ năng lao động. Để thực hiện
mục tiêu đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020, trong những năm tới Bắc Ninh cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển KT - XH một cách toàn diện. Quy hoạch phát triển KCN Yên Phong nói riêng, công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2025 đã đưa ra những định hướng phát triển như sau:
- Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng cơ cấu hiện đại - chủ yếu các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, tiết kiệm năng lượng, tiêu tốn ít tài nguyên, thân thiện với môi trường. Đồng thời tăng nhanh hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm công nghiệp.
- Tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp có lợi thế trong giai đoạn tới. Phát triển công nghiệp chế biến chế tác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng để đảm bảo nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu. Chú trọng đầu tư vào các dự án tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành cơ khí, điện tử, hóa chất và một số ngành công nghiệp khác. Các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 là:
+ Ngành chế tạo linh kiện và thiết bị điện tử; linh kiện và thiết bị điện, trong đó ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt Nam, điện thoại di động, linh kiện điện tử phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
+ Cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và gia công kim loại, trong đó tập trung các ngành công nghiệp sản xuất ô tô; xe máy; máy động lực; máy nông nghiệp; máy móc sử dụng trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.
+ Phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất phần mềm. Đây là một trong số các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao nhất, tạo giá trị gia tăng lớn và không tiêu tốn tài nguyên, năng lượng cũng như không gây ô nhiễm môi trường như các ngành sản xuất công nghiệp chế tạo, chế biến, lắp ráp.
+ Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ sinh học.
- Tăng cường hợp tác liên kết giữa các ngành, các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh với các ngành, các DN trên địa bàn cả nước để sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Tập trung phát triển CNHT để nâng cao giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp, triển khai tích cực việc xây dựng các khu, cụm CNHT theo quy hoạch được duyệt, bước đầu hình thành sự phân công sản xuất, liên kết, hợp tác, tham gia chế tạo trong từng công đoạn tạo ra sản phẩm.
- Phân bố không gian công nghiệp một cách hợp lý, các dự án sản xuất sử dụng công nghệ cao nằm trong KCN tập trung, kết nối với các cụm công nghiệp tạo thành một hệ thống hỗ trợ, gắn kết chặt chẽ từ sản xuất đến phân phối sản phẩm. Di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp làng nghề một cách hiệu quả. Đồng thời ban hành một số quy định và điều kiện tiên quyết bắt buộc phải ngừng sản xuất đối với một số cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác nhau phù hợp với định hướng chung và lợi thế của tỉnh, hình thành các DN vệ tinh, DN hỗ trợ cho các cơ sở lắp ráp thành phẩm.
- Huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đẩy mạnh xây dựng phát triển KCN, nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
KCN Yên Phong Bắc Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần cụ thể hóa một số chỉ tiêu để thực hiện mục tiêu xây dựng Bắc Ninh thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2020. Đặt trong bối cảnh trong nước và quốc tế, trong mối quan hệ với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội và các nguồn vốn FDI vào Việt Nam cũng như vào Bắc Ninh, trong thời gian tới mục tiêu chung để phát triển KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh được xác định như sau:
- Xây dựng và phát triển KCN hỗ trợ;
- Xây dựng một số tổ hợp công nghiệp - đô thị có công nghệ cao tại KCN theo các bước đi thích hợp;
- Tạo lập môi trường đầu tư tốt, quản lý phát triển đồng bộ và bền vững giữa đô thị và KCN;
- Từng bước xây dựng KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trở thành KCN hiện đại, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có quy mô hợp lý;
- Phát triển KCN Yên Phong nhằm tạo động lực quan trọng thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển các khu đô thị hiện có, các đô thị mới và các khu nhà ở công nhân phục vụ KCN gắn với bảo vệ môi trường;
- Xác định thị trường lao động cho phát triển KCN, tập trung khai thác tối đa NNL trong tỉnh, chú trọng thu hút NNL ngoại tỉnh;
- Cơ cấu, sắp xếp lại ngành nghề trong KCN theo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất và sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
* Các mục tiêu cụ thể nhằm phát triển KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong năm 2017:
- Tập trung đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật KCN đã được thành lập - Năm 2017 thu hút khoảng 5 đến 10 dự án sản xuất công nghiệp với tổng vốn khoảng 2 tỷ USD; bình quân mỗi năm (giai đoạn 2011 - 2016) KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ thu hút thêm khoảng 3 dự án đầu tư, vốn đăng ký khoảng 100 triệu USD.
- Số DN đi vào sản xuất kinh doanh khoảng 2 DN. Một khi số DN này đi vào hoạt động sẽ làm tăng cầu lao động rất lớn.
- GTSXCN do KCN Yên Phong tạo ra khoảng 200.000 tỷ đồng, chiếm trên 60% GTSXCN toàn tỉnh.
- Giá trị xuất khẩu đạt Trên 10 tỷ USD, chiếm 70 - 80% kim ngạch toàn tỉnh.
- Thu ngân sách thông qua các khoản thuế trên 5.000 tỷ đồng.
- Thu hút khoảng 100000 lao động đến làm việc tại KCN Yên Phong. - Có các biện pháp hỗ trợ phát triển các loại hình dịch vụ trong KCN, tăng giá trị dịch vụ trong KCN.
4.3.2.2. Định hướng phát triển khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và dự báo cầu lao động giai đoạn 2011 - 2020
Với mục tiêu xây dựng KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghệ cao của cả nước. Giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%; Dự báo giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13,5%. Đóng góp khoảng 70% giá tri sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Cùng với sự thay đổi kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian tới KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển theo hướng sau:
- Số lượng các DN FDI ngày càng tăng;
- Sự tăng trưởng của các DN có thương hiệu cùng với nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của những DN này;
- Nhiều ngành nghề kỹ thuật cao phát triển với mong muốn tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao;
- Sự chuyển giao công nghệ hiện đại của các dây chuyền sản xuất từ các nước tiến tiến vào KCN ;
- Năm 2020, GTSXCN đạt khoảng 200.000 tỷ VND;
- GTSXCN do KCN tạo ra dự kiến chiếm khoảng 60 - 70% GTSXCN toàn tỉnh;
- Năm 2020 thu hút khoảng 120000 lao động làm việc tại KCN;
- Năm 2020, giá trị xuất khẩu của các KCN chiếm khoảng 70 - 80 % giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của KCN Yên Phong , dự báo thời kỳ 2011 - 2020, tổng số lao động làm việc trong các ngành KT - XH của tỉnh sẽ đạt mức 636,9 nghìn người (năm 2015) và 672,5 nghìn người (năm 2020). Số lao động tăng thêm chủ yếu là do mở rộng quy mô sản xuất, dịch vụ hoặc có các công trình sản xuất, dịch vụ mới được đưa vào sử dụng. Trong tổng số lao động làm việc ít nhất có khoảng 382,14 nghìn người được đào tạo. Để đáp ứng số lao động này, đến năm 2020, khu vực nông nghiệp cần 50.237 lao động qua đào tạo (trong đó sơ cấp nghề 19.250 lao động; trung cấp nghề 1.980 lao động; TCCN 6.840 lao động…); khu vực công nghiệp - xây dựng cần 72.464 lao động qua đào tạo (trong đó sơ cấp nghề 13.570 lao động; trung cấp nghề 31.939 lao động; TCCN 7.960 lao động; cao đẳng nghề 2.050 lao động; đại học 9.010 lao động…); khu vực dịch vụ cần 49.012 lao động qua đào tạo (trong đó sơ cấp nghề 21.180 lao động; trung cấp nghề 2.081 lao động; TCCN 6.050 lao động; cao đẳng nghề 1.095 lao động; đại học 9.390 lao động…). Đến năm 2020, dự báo nhu cầu được đào tạo là 169.669 người (trong đó sơ, trung cấp nghề 64.750 lao động; TCCN 22.660 lao động; cao đẳng nghề 14.070 lao động; cao đẳng và đại học 55.340 lao động…) (Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, 2015).
Với phương thức lựa chọn các dự án đầu tư có tiềm năng, khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tính KT - XH và phát triển bền vững thì việc sử dụng NNL có chất lượng phục vụ cho các dự án đi vào hoạt động một cách bền vững đang là một yêu cầu cấp thiết và quan trọng. Nhu cầu về lao động qua đào tạo ở KCN Yên Phong Bắc Ninh trong thời gian tới chủ yếu tăng trong các ngành điện, điện tử, vật liệu mới.
Bảng 4.11. Cầu lao động trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo ngành nghề STT Nhóm ngành, nghề Năm 2016 Dự báo năm 2017 Dự báo năm 2020 SLĐ (người) Tỷ lệ (%) SLĐ (người) Tỷ lệ (%) SLĐ (người) Tỷ lệ (%) 1 Lắp ráp, chế biến, tiện 2.775 70,4 3.036 67,5 8.960 74,4 2 Hàn 526 13,3 677 15,1 1.489 12,4 3 Cơ khí 386 9,8 459 10,2 828 6,9 4 Khác 255 6,5 315 7,0 723 6,0
Nguồn: Phòng công nghiệp, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2017)
Đặc biệt qua khảo sát thực tế của tác giả tại 25 DN trong KCN Yên Phong, số liệu điều tra cho thấy cầu về lao động có tay nghề, có CMKT, LĐCLC trong thời gian tới cũng rất lớn. Trong đó các DN FDI có cầu về LĐCLC và LĐ có CMKT cao lớn hơn so với các DN trong nước. Ngược lại, cầu đối với LĐ có tay nghề của các DN trong nước (chiếm 58,3%) lại cao hơn so với các DN FDI (chiếm 40,6%). Thực tế đó phù hợp với xu thế phát triển các KCN Bắc Ninh hiện nay bởi các DN FDI là những DN có khả năng đầu tư công nghệ mới. Đây cũng chính là lợi thế của các DN FDI trong quá trình phát triển.
Bảng 4.12. Dự báo lượng tăng cầu lao động chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh từ nay đến 2025
TT Lao động Tổng số (Người) Chia ra Tỷ lệ (%) Chia ra DN
trong nước FDI DN DN trong nước FDI DN Tổng số 1.2000 1480 10520 100,0 100,0 100,0
1 LĐCLC, có
CMKT cao 8320 620 6270 69,3 41,9 59,6 2 LĐ có tay nghề 3680 860 4250 30,7 58,1 40,4
4.3.2.3. Phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức về phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có thể khái quát như sau:
Bảng 4.13. Ma trận phân tích SWOT đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Ma trận phân tích SWOT
Opportunities (Cơ hội)
Threats (Thách thức) - KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có thể trở
thành trung tâm công nghệ cao, gắn kết giữa các trung tâm nghiên cứu triển khai, dịch vụ có GTGT cao và đào tạo nhân lực có chất lượng cao cấp vùng.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng
nhanh, thu nhập của người dân ngày càng tăng, tạo điều kiện huy động các nguồn lực cho giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng NNL.
- Người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có thể học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết, phù hợp từ lao động nước ngoài.
- DN trong KCN có cơ hội đáp ứng nhu cầu
về NLCLC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ tín hiệu thị trường, theo cơ chế chi phí – lợi ích; kết nối nhu cầu giữa DN và cơ sở đào tạo.
- Sự thích ứng về tâm lý, tác phong, “kỹ năng mềm”, tính kỷ luật để đáp ứng các yêu cầu cơ bản trong tuyển dụng NLCLC của các DN trong KCN.
- Nhu cầu về ngân sách và nguồn lực cho giáo dục, đào tạo nghề của địa phương; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề của Bắc Ninh với toàn vùng KTTĐ Bắc bộ. - Hình thành cơ sở đào tạo chuyên sâu đáp ứng yêu cầu trong phát triển KCN với xu hướng phát triển các ngành CN công nghệ cao, CNHT đòi hỏi một LLLĐ có trình độ CMKT, kỹ năng và tay nghề cao; sự phù hợp về: số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.
- Năng lực kết nối giữa các cơ sở đào tạo với các DN trong việc đào tạo NNLCLC. Sự chủ động của DN trong việc đào tạo NNL theo
Ma trận phân tích SWOT
nhu cầu của DN có ý nghĩa rất lớn giúp DN giảm bớt sự thiếu hụt LĐCLC.
Strengths
(Điểm mạnh) Giái pháp S - O Giải pháp S – T
- Quy hoạch phát triển KCN với hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn KCN với khu đô thị, định hướng rõ về cơ cấu ngành nghề thu hút đầu tư.
- Trình độ học vấn, CMKT của LLLĐ tiếp
tục được nâng cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng dần qua các năm. -Với đa số các DN nước ngoài kèm theo đó