Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp với kế thừa các công trình khoa học đã có về lý thuyết và thực tiễn.

3.2.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI BẮC NINH PHÁT TRIỂN CÁC KCN PHÁT TRIỂN NNLCLC

- Gia tăng số lượng,

chất lượng NNL quản trị, CMKT

- Cơ cấu NNLCLC

hợp lý

- Thu hút NNLCLC

Quy mô dân số và nguồn LĐ Tăng trưởng kinh

tế & hội nhập KTQT

Sự phát triển và môi trường kinh doanh của DN Thị trường LĐCLC mang tầm quốc tế Sự phát triển của hệ thống đào tạo và phát triển NNLCLC Trình độ văn hóa, CMKT, vốn xã hội, kỹ năng của

NLĐ

Cơ chế, chính sách của Nhà nước, tỉnh, DN trong KCN Tăng cường liên kết

vùng trong tạo nguồn cung

NNLCLC Tăng mối quan hệ giữa NLĐ – DN – Cơ sở đào tạo trong

đào tạo NNLCLC Thu hút NLCLC bên ngoài KCN và từ các tỉnh, thành trong vùng KTTĐBB Chất lượng NNL của cơ quan quản lý

Nhà nước Tham gia vào

chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu

Phát triển NNLCLC theo cả chiều rộng

3.2.2. Phương pháp chọn điểm

+ Địa bàn Nghiên cứu là Doanh nghiêp trong KCN Yên Phong, tỉnh BN (Bao gồm các DN trong nước và DN FDI). Qua đó nắm bắt thực trạng sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, các kỹ năng của nhà quản trị trong DN và nhu cầu của DN về lao động chất lượng cao.

+ Điều tra đối với người lao động: Chọn ngẫu nhiên lao động ở các vi trí công việc khác nhau trong DN thuộc các khu công nghiệp của tỉnh qua đó thấy được trình đô chuyên môn kỹ thuật thực tế của người lao động từ đó thấy được những bất cập trong việc giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động đặc biệt là NLCLC, giải quyết vấn đề Cung – Cầu NNLCLC.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập từ các thông tin trong và ngoài nước đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng (Trang wed, báo đọc, báo nghe, báo nghe-nhìn...).

- Thu thập từ các báo cáo, tài liệu, kết quả điều tra của các cơ quan quản lý Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; sở Khoa học và Công nghệ; Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh và Viện Kinh tế và chiến lược tỉnh BN.

3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Phương pháp điều tra chọn mẫu:

+ Thực hiện điều tra tại 25 DN khác nhau trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhằm chọn các DN để điều tra thực tế đảm bảo tính chất đại biểu cao nhất cho kết quả của số liệu điều tra để rút ra được những vấn đề chung nhất về đặc điểm, tiêu chí đánh giá, thực trạng NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, lấy đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

+ Điều tra 125 Lao động nhằm khảo sát thực trạng việc làm, trình độ chuyên môn và nhu cầu đào tạo.

+ Điều tra 8 đơn vị chức năng quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN ( 1 liên đoàn lao động của tỉnh, 1 sở lao động, thương binh và xã hội, 1 Ban quản lý các khu công nghiệp, 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng nghề) nhằm khảo sát

thực trạng chính sách hỗ trợ và đào tạo phát triển NNLCLC.

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng

1. Các doanh nghiệp 25

2. Lao động trong DN 125

3. Các trường đào tạo, Đơn vị dạy nghề 5

4. Đơn vị chức năng quản lý 3

Cộng 158

Phương pháp thu thập thông tin dựa trên mẫu phiếu điều tra với đầy đủ các tiêu thức điều tra nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu của đề tài. Thông qua hình thức phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp xuống DN hoặc qua Email hoặc gửi phiếu tùy thuộc vào điều kiện cụ thể tiếp cận của từng DN.

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Luận văn sử dụng phương pháp xử lý thông tin theo: + Phân tổ theo định tính.

+ Phân tổ theo định lượng.

- Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel; để tổng hợp, vẽ đồ thị, biểu đồ, kiểm định, so sánh số liệu thu thập được ( Số liệu điều tra, 2016).

3.2.5. Phương pháp phân tích 3.2.5.1. Pháp thống kê mô tả 3.2.5.1. Pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê sử dụng ở đây chủ yếu là thông qua các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu, số liệu khai thác từ các báo cáo, từ kết quả điều tra của Cục thống kê, Ban quản lý các khu công nghiệp của Tỉnh về tình hình DN, lao động việc làm, giáo dục đào tạo. Các số liệu được minh họa bằng những Bảng, Biểu, và Đồ thị thống kê. Qua đó phản ánh thực trạng NNLCLC tại KCN Yên Phong, tỉnh BN.

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được dùng để so sánh các chỉ tiêu về quy mô cùng như là kết cấu theo thời gian và không gian qua đó đánh giá được sự biến động và phát triển NNLCLC đồng thời nhận biết xu hướng xây dựng kế hoạch trong tương lai.

3.2.5.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia như các chuyên gia trong lĩnh vực Nhân lực, quản lý, quản trị DN; Các nhà nghiên cứu về hoạt động đào tạo... qua đó nắm bắt được các thông tin, các cơ sở lý luận và nắm được thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

Từ những đánh giá nhận xét của các chuyên gia là cơ sở rút ra phương hướng nghiên cứu và kết luận có tính khoa học.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài

3.2.6.1. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp về mặt số lượng

- Số lượng các lao động quản lý/ Tổng số lao động

(Lao động quản lý gồm: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, quản đốc, trưởng - phó các phòng ban chức năng, tổ trưởng các tổ sản xuất).

- Số lao động đã qua đào tạo/Tổng số lao động (gồm: lao động có bằng cấp: kỹ sư và CNKT)

- Số lao động tuyển mới có trình độ (đã qua đào tạo) - Số lao động DN phải đào tạo lại sau khi đã tuyển dụng

3.2.6.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp về mặt chất lượng

- Số cán bộ quản lý có trình độ từ ĐH trở lên/Tổng số cán bộ quản lý - Số cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng/tổng số cán bộ quản lý

- Năng lực của đội ngũ các nhà quản trị: khả năng sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình điều hành DN

- Số lao động có trình độ đại học, trên đại học/tổng số lao động đã qua đào tạo

- Số lao động có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề/tổng số lao động đã qua đào tạo

3.2.6.3. Các tiêu chí đánh giá về mặt hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu công nghiệp

việc cao hơn, phức tạp hơn so với nhân lực phổ thông. Các DN thường cân nhắc rất kỹ lưỡng những công việc cần sử dụng NLCLC sao cho phù hợp với chi phí phải trả để sử dụng nguồn lực này. Hiệu quả sử dụng NNLCLC thường thể hiện ở năng lực quản lý của các nhà quản trị DN, ở khả năng bắt kịp với những thay đổi của công nghệ và ứng dụng nhanh nhất tiến bộ công nghệ vào trong quá trình sản xuất của đội ngũ công nhân có CMKT nhằm tạo ưu thế cạnh tranh vượt trội cho sản phẩm của DN trên thị trường.

3.2.6.4. Hiệu quả hoạt động, khả năng phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Hiệu quả hoạt động của DN được đánh giá thông qua các chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng lao động; hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của DN. Điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một DN hoạt động có hiệu quả hay không chính là uy tín sản phẩm của DN trên thương trường. Một đội ngũ người lao động có chất lượng cao sẽ tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng và mang sắc thái riêng của DN. Quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất sẽ phản ánh khả năng phát triển của DN trong hiện tại và tương lai. Năng lực cạnh tranh của DN ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố như năng lực vốn, công nghệ thì chất lượng đội ngũ NNL là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)