Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu công nghiệp
4.1.4. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực
chất lượng cao tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Với nhịp độ phát triển như hiện nay, KCN Yên Phong đang tạo ra một thị trường lao động tiềm năng, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, số lao động cung ứng cho các DN, chất lượng lao động có chuyên môn còn hạn chế (trong số lao động địa phương hiện đang làm việc tại KCN, chỉ có 27,1% đã qua các trường đào tạo nghề). Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh mới đào tạo chủ yếu là các ngành nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mây tre đan, dệt may…). Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở dạy nghề lại quá lạc hậu so với công nghệ mà các DN trong KCN đang sử dụng dẫn đến tình trạng người lao động sau đào tạo vẫn được tuyển dụng và sử dụng như lao động không qua đào tạo gây tâm lý chán nản cho người lao động và tốn kém chi phí đào tạo lại của các DN.
Kết quả khảo sát của tác giả trên 25 DN có hoạt động đào tạo hiện đang hoạt động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho thấy, hầu hết các DN (96,0%) đều phải tiến hành đào tạo mới cho người lao động (do đa phần lao động được tuyển vào các DN là lao động phổ thông, không có CMKT), tỷ lệ này ở các DN trong nước (100%) cao hơn so với các DN FDI (95,7%). Đối với những người lao động đang làm việc, DN có thể tiến hành đào tạo ngắn hạn theo định kỳ hoặc đào tạo để phục vụ cho việc luân chuyển công việc giữa các bộ phận trong cùng DN. Trong một số trường hợp, DN có thể cử người lao động đi học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài (20% số lao động được khảo sát thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động ở nước ngoài). Bên cạnh đó, số lao động được đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm rất lớn từ 9.872 người (năm 2014) lên 12.156 người (năm 2015) và 15.378 người (năm 2016), ước tính năm 2017 con số này sẽ là 18.189 người.
tay nghề nên các DN phải tuyển lao động phổ thông sau đó tiến hành đào tạo mới hoặc đào tạo lại tại DN. Tuy nhiên, để có thể sử dụng ngay lao động sau khi tuyển dụng và tiết kiệm tới mức tối đa chi phí, các DN chỉ tiến hành đào tạo “cực ngắn hạn” chỉ cốt để người lao động nắm được các thao tác cơ bản của công việc họ được tuyển dụng chứ không tiến hành đào tạo một cách bài bản. Sau thời gian đào tạo, người lao động chỉ có thể đảm nhận một khâu, một nhiệm vụ nào đó của quy trình sản xuất. Vì vậy khi có sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất, có sự luân chuyển lao động giữa các bộ phận sản xuất, DN sẽ phải đào tạo lại (40% DN được khảo sát phải tiến hành đào tạo lại cho người lao động khi luân chuyển giữa các bộ phận sản xuất khác nhau trong DN) gây lãng phí rất lớn về thời gian và kinh phí cho DN.
Bảng 4.6. Tình hình đào tạo trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2016
TT
DN có đào tạo DN trong nước DN FDI Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số 25 - 2 - 23 -
1 Đào tạo cho LĐ mới 24 96,0 2 100,0 22 95,7 2
Đào tạo ngắn hạn theo định
kỳ cho LĐ đang làm việc 9 36,0 1 50,0 8 34,8 3
Đào tạo cho LĐ luân chuyển công việc giữa
các bộ phận sản xuất 10 40,0 1 50,0 9 39,1 4 Đào tạo ở nước ngoài 5 20,0 0 0,0 5 21,7
5 Khác - - - -
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Khi xem xét nguồn cung lao động cho KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho thấy lao động địa phương không đủ cung cấp cho các DN, phải thu hút từ các địa phương khác. Trong những năm qua, tỷ lệ lao động địa phương trong các KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày càng giảm trong khi tỷ lệ lao động ngoài địa phương có xu hướng tăng. Nếu như năm 2006, trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có 12,8% lao động địa phương; 86,3% lao động ngoài địa phương (chưa kể lao động là người nước ngoài) làm việc trong các KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thì đến năm 2011, số lao động địa phương chỉ chiếm
8,2%; lao động ngoài địa phương (chưa kể lao động là người nước ngoài) chiếm tới 90,7%. Năm 2016, số lao động địa phương tiếp tục giảm chỉ chiếm 5,9% (giảm so với năm 2011 là 2,3%), số lao động ngoài địa phương chiếm 93,5 % (tăng hơn 2,8% so với năm 2011).
Bảng 4.7. Thu nhập bình quân của lao động trong khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2016
ĐVT: Nghìn đồng/tháng
TT Chung
Chia ra
Doanh nghiệp
trong nước DN FDI
Toàn DN 10.400 7.885 56.000 15.205 7.248 6.000 10.496 73.896 18.686 8.801 7.150 1 Chuyên gia NN 73.681 2 LĐ quản lý 18.554 3 LĐ thường xuyên 8.723 4 LĐ thời vụ 7.135
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Do NNL hiện có trên địa bàn tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 10 % nhu cầu nên các DN phải tuyển từ ngoài tỉnh. Việc tuyển dụng lao động là người ngoài địa phương đã gây cho DN không ít khó khăn trong việc tạo điều kiện về nhà ở, phương tiên đi lại cho người lao động nhất là đối với đội ngũ lao động là các chuyên gia nước ngoài. Kết quả khảo sát thực tế của tác giả về mức thu nhập bình quân của người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cũng cho thấy chi phí cho một lao động nước ngoài cao hơn nhiều chi phí cho một lao động trong nước trong cùng một công việc (gần gấp 11 lần)... Chi phí lao động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Không những thế, trình độ ngoại ngữ của người lao động trong KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh còn rất yếu nên khó có khả năng tiếp thu được hết ý kiến của các chuyên gia nước ngoài dẫn đến tình trạng chi phí bỏ ra thuê chuyên gia nước ngoài lớn nhưng hiệu quả thấp so với mong muốn của các DN. Tuy nhiên, sự có mặt của lao động nước ngoài tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ tạo ra những cơ hội cho lao động địa phương học hỏi kinh nghiệm quản lý, điều hành, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ vào trong quá trình sản xuất và nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình.