Stt Ngân hàng ATM POS Tổng cộng
Tổng số 205 441 646
1 BIDV 27 45 72
Tr.đó: BIDV Hải Dương 21 44 66
2 AgriBank (02 chi nhánh cấp I) 33 50 83 3 VietinBank (03 chi nhánh cấp I) 25 101 126 4 VietcomBank (01 chi nhánh cấp I) 41 116 157 5 MB Hải Dương 6 7 13 6 Hệ thống các ngân hàng TMCP (12 chi nhánh cấp I) 73 122 195
Nguồn: BIDV Hải Dương (2015)
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện trực thuộc, trong đó có 265 xã, phường, thị trấn. Trong những năm qua, ngành ngân hàng địa bàn phát triển mạnh mẽ, các TCTD liên tục mở chi nhánh cấp I cùng với việc thiết lập mạng lưới hoạt động, đồng thời gia tăng số lượng các điểm giao dịch của các TCTD đã và đang hoạt động, nâng số lượng các điểm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng lên 273 điểm, đạt độ bao phủ trên 100% đến các xã, phường... Hệ thống TCTD nhà nước chiếm tỷ trọng 40% về độ bao phủ, TCTD cổ phần chiếm tỷ trọng 17%, Hệ thống quỹ tín dụng chiếm tỷ trọng 41%, Công ty tài chính chiếm 1,5%. Trong 04 NHTM Nhà nước lớn thì BIDV đứng thứ ba sau Agribank và Vietinbank, còn VCB đứng thứ 4. Tuy nhiên Agribank và Vietinbank cách khá xa BIDV với số điểm mạng lưới lần lượt gấp 2,8 lần &1,6 lần.
Ngoài hệ thống mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch thì mạng lưới ngân hàng điện tử trên địa bàn cũng phát triển tương đối nhanh trong những năm qua. Đến hết tháng 31/12/2015 trên toàn địa bàn tỉnh được trang bị lắp đặt 205 máy ATM và 441 POS đưa mạng lưới ngân hàng điện tử lên 646 điểm giao dịch với khách hàng, chưa tính hệ thống internet banking, mobile banking đang ngày càng phát triển. Trong hệ thống mạng lưới ngân hàng điện tử thì Vietcombank dẫn đầu về số điểm, BIDV đứng thứ 4 trong số 04 ngân hàng Thương mại Nhà Nước, tính riêng BIDV Hải Dương đứng thứ 2 sau Vietcombank.
* Hoạt động của đối thủ cạnh tranh:
Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hải Dương (Agribank): Đây là Ngân hàng có bề dày hoạt động, mạng lưới bao phủ rộng khắp địa bàn tỉnh đến các
huyện, xã. Việc đặt chân rất sớm đến các khu vực nông thôn là một thế mạnh riêng có của Agribank, tạo nên uy tín, thương hiệu tại các địa bàn này mà chưa có TCTD nào có thể cạnh tranh được. Với trình độ dân trí khu vực nông thôn thì việc đặt các trụ sở chi nhánh cấp II, các phòng giao dịch trong nhiều năm qua đã tạo được lòng tin đối với người dân nông thôn, là một lợi thế để Agribank triển khai đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong giai đoạn hiện nay, khi mà kinh tế nông thôn ngày càng phát triển, địa bàn thành phố cạnh tranh gay gắt... Do vậy, có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của Agribank trong giai đoạn này ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế hơn các TCTD khác. Ở những thời điểm huy động vốn cạnh tranh khốc liệt thì Agribank không có đối thủ cạnh tranh ở nhiều địa bàn, do vậy có điều kiện tốt để đẩy mạnh cạnh tranh ở một số địa bàn khác. Đến nay, Agribank Hải Dương vẫn là chi nhánh ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn về thị phần huy động vốn, tín dụng và dịch vụ.
- Chi nhánh Vietcombank Hải Dương: Là chi nhánh ngân hàng thành lập muộn nhất trong 04 ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn, nhưng với giá trị thương hiệu của hệ thống được người dân trên địa bàn biết đến từ lâu, ứng dụng công nghệ phát triển dịch vụ sớm hơn các ngân hàng thương mại nhà nước khác, là một điều kiện thuận lợi để VCB Hải Dương mở rộng quy mô hoạt động trong những năm qua. Với hệ thống ATM và dịch vụ qua ATM khá chất lượng đã góp phần lớn bồi đắp giá trị thương hiệu cho VCB, bên cạnh đó, việc chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động đã góp phần đẩy mạnh huy động vốn của VCB trong những năm gần đây. VCB Hải Dương tham gia đồng tài trợ nhiều dự án lớn trong hệ thống, mặt mạnh của VCB hiện nay trong hoạt động huy động vốn thường có nguồn ngoại tệ ổn định, giá cạnh tranh, đây là cơ hội tốt mở rộng huy động vốn và phát triển dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại.
- Vietinbank: cũng là một ngân hàng có mặt từ rất sớm trên địa bàn, với lĩnh vực khách hàng truyền thống chủ yếu là các hộ kinh doanh. Từ truyền thống sẵn có này, thì Vietinebank khá thuận lợi trong việc tiếp tục mở rộng thị trường bán lẻ trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, một số năm vừa qua, sau khi tách chi nhánh, quy mô bị thu hẹp, nhưng hoạt động của Vietinbank vẫn không có sự bứt phá lấy lại quy mô, thị phần. Sang năm 2015, với chiến lược chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng với quy mô lớn nhất, đồng bộ từ Hội sở chính với mục tiêu biến cái mạnh của người khác thành cái mạnh của mình đang đưa Vietinbank trở thành đối thủ không thể bỏ qua của các TCTD khác. Việc ký hợp tác toàn diện với hệ thống các siêu thị bán lẻ lớn cùng với chất lượng ATM, POS có thể đánh giá vượt qua
được VCB, việc trang bị xe cứu thương cho hệ thống các bệnh viện, các chương trình giảm giá sốc qua thẻ tín dụng, các mức lãi suất cho vay cạnh tranh… đang tạo nên một giá trị lớn về thị phần, thị trường, tạo nên một thương hiệu Vietinbank với sức lan toả nhanh, mạnh thiết thực hơn với khách hàng.
- Các Ngân hàng TMCP: Do ra đời sau, nên các Ngân hàng TMCP đều có những cách riêng để tiếp cận và chiếm lĩnh thị phần. Phần lớn, các Ngân hàng đều tập trung vào mảng kinh doanh bán lẻ với nhiều các sản phẩm linh hoạt, hoạt động quảng cáo, khuyến mãi với giá trị giải thưởng cao, tạo sự cạnh tranh khốc liệt trên địa bàn. Có thể nhận thấy, xu hướng phát triển của các NHTM hiện nay tập trung vào hoạt động bán lẻ, phục vụ nhóm đối tượng dân cư và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty TNHH là chủ yếu. Quy mô được đầu tư mở rộng thông qua việc liên tục phát triển mạng lưới, công nghệ thông tin làm nền tảng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, khoảng cách giữa các Ngân hàng TMCP nhà nước và các Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh dần bị thu hẹp không còn khoảng cách đối với khách hàng đây là thách thức lớn cho BIDV Hải Dương trong việc chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn.
4.1.1.2 Xây dựng kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm
Trên cơ sở quán triệt các chỉ tiêu KHKD hàng năm của toàn hệ thống và định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động, BIDV Hải Dương xây dựng kế hoạch huy động TGTK giai đoạn 2015-2017 như sau:
Bảng 4.3 Kế hoạch huy động TGTK của BIDV Hải Dương (3 năm 2015-2017)
Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2015 2016 Tổng nguồn huy động TGTK (Tỷ đồng) 4.100 5.000 6.000 122,0 120,0
1.Phân theo loại tiền 4.000 5.000 6.000 122,0 120,0
+ VNĐ 3.600 4.450 5.400 123,6 121,3
+ Ngoại tệ 500 550 600 110,0 109,1
2.Phân theo kỳ hạn 4.100 5.000 6.000 122,0 120,0
+ Ngắn hạn 3.100 3.800 4.500 122,6 118,4
+ Trung, dài hạn 1.000 1.200 1.500 120,0 125,0
BIDV xây dựng KHKD huy động TGTK 3 năm giai đoạn 2015-2017, trên cơ sở xác định mục tiêu, định hướng hoạt động trong giai đoạn kế hoạch, từ đó hoạch định kế hoạch chi tiết, cụ thể trên các lĩnh vực hoạt động trọng yếu về tốc độ tăng trưởng huy động TGTK của chi nhánh, tỷ trọng, cơ cấu huy động TGTK phân theo loại tiền, phân theo kỳ hạn.Yêu cầu việc lựa chọn mục tiêu, định hướng hoạt động 3 năm của chi nhánh thể hiện được sự thay đổi cơ bản những điểm hạn chế trong cơ cấu hoạt động của chi nhánh nhằm: Rút ra đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Chi nhánh trong hoạt động huy động TGTK, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến cơ cấu huy động, nền tảng khách hàng để làm căn cứ xây dựng định hướng cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
4.1.1.3 Đa dạng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm
BIDV Hải Dương luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn TGTK vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Huy động tiền gửi tiết kiệm có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, tạo nền tảng cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ổn định. Có thể nói huy động tiền gửi tiết kiệm là vấn đề mang tính chất thường xuyên và liên tục của mọi ngân hàng. Do vậy, Chi nhánh đã quán triệt tới từng cán bộ, phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức, chất lượng dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách hàng. Triển khai kịp thời các sản phẩm tiền gửi với các tính năng, tiện ích hướng tới từng đối tượng khách hàng, có tính cạnh tranh cao trên địa bàn. Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm được triển khai với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Trong các năm qua BIDV Hải Dương đã triển khai nhiều sản phẩm tiền gửi với các tính năng và lãi suất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, lãi suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, công tác huy động TGTK của các ngân hàng thương mại ngày càng gặp nhiều khó khăn. Với nỗ lực duy trì ở mức tôt nhất có thể, phát huy thế mạnh, bám sát các biến động đó kết hợp với những chỉ đạo, cơ chế, chính sách điều hành của ngân hàng Nhà nước, BIDV Hải Dương đã thiết kế sản phẩm, thử nghiệm, cải tiến, rồi mới đưa vào triển khai rất nhiều sản phẩm TGTK phù hợp với thị trường. Cụ thể, các hình thức huy động vốn của BIDV Hải Dương làm đã đạt được kết quả nhất định. Mỗi hình thức có thế mạnh riêng phù hợp với những đối tượng và điều kiện riêng từng vùng, từng thành phần kinh tế, trước hết đánh giá qua số liệu sau:
Bảng 4.4 Sản phẩm huy động TGTK năm 2015 của BIDV Hải Dương và một số TCTD khác trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Loại sản phẩm
BIDV Hải Dương Vietinbank Vietcombank Agribank
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. - Tiết kiệm thông
thường có kỳ hạn
- Tiết kiệm thông thường có kỳ hạn
- Tiết kiệm thông thường có kỳ hạn
- Tiết kiệm thông thường có kỳ hạn - Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm dự thưởng - Tiết kiệm tích luỹ
bảo an -Tích lũy đa năng
-Tiết kiệm rút gốc từng
phần -Tiết kiệm bậc thang.
- Tiết kiệm lớn lên cùng yêu thương
-Tiết kiệm tích lũy cho
con -Tiết kiệm tích lũy -Tiết kiệm gửi góp,
- Tiết kiệm bậc thang -Tiền gửi ưu đãi tỷ giá -Tiền gửi trực tuyến - Tiết kiệm linh hoạt - Tiết kiệm Phúc Lộc -Tiết kiệm tự động - Tiết kiệm linh hoạt
trả lãi hàng tháng
-Tiết kiệm lãi suất linh hoạt
-Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ
- Giấy tờ có giá -Tiết kiệm trả lãi trước
Nguồn: Ngân hàng BIDV; Vietinbank, Vietcombank, Agribank (2015) Qua kết quả so sánh này bảng 4.4, cho thấy với sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn, các ngân đã đưa ra nhiều sản phẩm có tính năng linh hoạt kèm theo nhiều sản phẩm khuyến mãi, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Ví dụ như sản phẩm tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy kiều hối.
Năm 2015 nhờ coi trọng công tác huy động TGTK, đồng thời tích cực ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các sản phẩm mới tiện ích, hiệu quả. BIDV Hải Dương không ngừng thiết kế các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm mới linh hoạt, đa dạng hơn so với, Agribank. Sản phẩm TGTK BIDV triển khai với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, với các tính năng và lãi suất phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm của BIDV qua các năm phong phú hơn, đa dạng hơn Agribank chỉ sử dụng sản phẩm cơ bản, truyền thống, không cạnh tranh.