Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Khái quát các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469. Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long.

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, dân số 1,7 triệu người, trong đó có 62% trong độ tuổi lao động; Nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc, có cơ hội tham gia vào phân công lao động trên phạm vi toàn vùng và xuất khẩu. Hệ thống giao thông đường bộ đường sắt đường sông phân bố hợp lý, trên địa bàn có nhiều trục giao thông quốc gia quan trọng chạy qua như đường 5, đường 18, đường 183 và hệ thống đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp cải tạo rất thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài.

Trong giai đoạn 2015 - 2027, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động. Trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô đang dần ổn định; nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã và đang được Chính phủ, các Bộ, ngành triển khai tích cực; một số hiệp định thương mại song phương, đa phương đang đàm phán, có khả năng ký kết, nhất là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakstan,...sẽ mở ra cơ hội mới cho thúc đẩy đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, trong đó có các mặt hàng nông sản.

Trong phạm vi tỉnh Hải Dương, tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định. những kết quả thuận lợi đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tiếp tục tạo đà cho việc thực hiện nhiệm vụ KH giai đoạn 2015 - 2017, một số dự án sản xuất CN lớn và các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư, có khả năng đưa vào vận hành từ đầu giai đoạn. Với vị trí trí thuận lợi trong không gian phát triển Vùng KTTĐ Bắc bộ, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và Vùng Thủ đô, Hải Dương có tiềm năng trong mở rộng giao lưu hợp tác thương mại và đầu tư với các tỉnh trong vùng.

Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hải Dương

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a.Điều kiện kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh Hải Dương (GDP) luôn tăng, đặc biệt là giá trị sản xuất các ngành dịch vụ. Đến nay Hải Dương đã quy hoạch trên 10 khu công nghiệp với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư.

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 - 2015:

9099 22048 18704 49851 9308 24264 20539 54111 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Tỷ đồng Năm 2014 Năm 2015

Nông, lâm, thủy s ản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ và thuế Tổng s ố

Biểu đồ 3.1 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2015

Kinh tế trong tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1.Tăng trưởng kinh tế năm 2014 - 2015

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2014 2015 2015/ 2014

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), (Tỷ đồng) 49,851 54,111 8.5 Trong đó:

- Nông, Lâm, Thủy sản (tỷ đồng) 9,099 9,308 2.3

- Công nghiệp xây dựng (tỷ đồng) 22,048 24,264 10.1

- Dịch vụ và Thuế (tỷ đồng) 18,704 20,539 9.8

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương (2015)

Qua bảng 3.1: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) đạt 3,5 tỷ USD ước tăng 8,5% so với năm 2014, trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,1%, dịch vụ tăng 9,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

b. Điều kiện xã hội

Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km2, được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 huyện Kinh Môn. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên.

Năm 2015 Hải Dương có 1.718.895 người với mật độ dân số 1.039 người/km²; Thành phần dân số: Nông thôn: 78,1%; Thành thị: 21,9%.

*Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của Hải Dương không đa dạng về chủng loại, nhưng có một số loại trữ lượng lớn, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp; đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như đá vôi, cao lanh, bô xít ở huyện Kinh Môn, sét chịu lửa ở Chí Linh cung cấp nguồn nguyên liệu khá dồi dào cho sản xuất xi măng, gạch chịu lửa, đồ sành sư.. đạt tiêu chuẩn chất lượng.

* Cơ sở hạ tầng: Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh về giao thông, y tế, bưu điện, điện lưới, dịch vụ, ngân hàng... thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Mục tiêu: Phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Từng bước tái cơ cấu kinh tế, tạo bước chuyển biến về chất lượng tăng trưởng. Chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hoá công nghiệp hoá. Giải quyết hài hoà, bền vững các vấn đề xã hội. Giữ vững ổn định chính trị xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, quân sự địa phương; từng bước xây dựng nền hành chính vững mạnh. Tạo nền tảng vững chắc để Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

* Các chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế năm 2016:

(1)- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó:

+ Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm. + Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên. + Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm.

(2)- Cơ cấu kinh tế nông , lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ năm 2016 là: 19% -48% -33%.

(3)- Cơ cấu lao động năm 2016: nông , lâm, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng – dịch vụ là 43% -30% -27%.

(4)- Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên. (5)- Thu ngân sách nội địa tăng 15%/nam

(6)- GDP bình quân đầu người vào năm 2016 đạt khoảng 1.800 USD. (7)- Tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm đạt 145 – 150 ngàn tỷ đồng.

* Các công trình trọng điểm:

(1). Tiếp tục hoàn thành dự án cầu Hàn

(2. Xây dựng mới khu trung tâm hành chính tỉnh.

(3). Tiếp tục đầu tư, hoàn thành hệ thống xử lý rác thải, nước thải TP Hải Dương.

(4). Đầu tư, tôn tạo, nâng cấp khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (5). Đầu Tư xây dựng khu văn hoá thể thao tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 41 - 45)