.2 Thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)

Trong 3 năm 2013-2015 BIDV Hải Dương luôn đứng vị trí thứ 3 sau Agribank và Vietcombank (VCB).

b, Công tác tín dụng

Để chiếm lĩnh thị phần cho vay trên địa bàn Hải Dương nhiều NHTMCP đã nới lỏng cơ chế cho vay, đồng thời thị trường tín dụng đen khá phát triển cùng với việc làm ăn của người dân còn chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố pháp lý của hoạt động tín dụng … dẫn đến việc cạnh tranh của BIDV – Chi nhánh Hải Dương gặp khó khăn. Tuy nhiên với lợi thế lãi suất cho vay thấp và thị trường truyền thống, chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động cho vay. Kết quả cho vay của chi nhánh giai đoạn năm 2013 - 2015 được phản ánh bảng 3.4 cụ thể:

Năm 2013 là 3.845 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 2.683 tỷ đồng, chiếm 69,7% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.162 tỷ đồng, chiếm 30,3% tổng dư nợ.

Năm 2014, tổng dư nợ đạt 4.589 tỷ đồng, tăng trưởng 19,3% so với năm 2013. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 3.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 71,4% TDN,. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.308 tỷ đồng, chiếm 28,7% tổng dư nợ, kiểm soát chặt chẽ cơ cấu trung dài hạn trong giới hạn được giao.

Năm 2015 đạt 5.495 tỷ đồng, tăng 19,7% so với năm 2014. Dư nợ cho ngắn hạn đạt 3.875 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 70,5% TDN. Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.620 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,5% TDN.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh năm 2015, khi hoạt động các ngân hàng dần ổn định với những yếu tố quan trọng như thanh khoản được đảm bảo, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, tỷ giá được kiểm soát ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý, theo định hướng của Chính phủ và của ngành nhằm hỗ trợ tích cực cho đầu tư và phát triển kinh tế. Trên cơ sở cơ chế chính sách điều hành linh hoạt từ HSC, chi nhánh tập trung đẩy mạnh tăng trưởng trong giới hạn trong đó ưu tiên vốn cho vay đối với các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên phát triển (xuất khẩu; nông nghiệp và phát triển nông thôn; ngành công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp nhỏ và vừa có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh), triển khai các sản phẩm để thực hiện các gói tín dụng hỗ trợ thị trường bất động sản...; Đồng thời với việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất lượng, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng theo mục tiêu. Kết quả, về cơ bản, hoạt động tín dụng năm 2015 của chi nhánh đạt được khá tích cực với quy mô tăng trưởng tốt, chất lượng được đảm bảo, các tỷ lệ cơ cấu về kỳ hạn, nhóm nợ, khách hàng, loại tiền, ngành nghề được kiểm soát theo đúng định hướng.

Theo kết quả đánh giá tại thời điểm 31/12/2015 thì tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0,26%/tổng dư nợ, là kết quả tích cực của công tác xử lý nợ và kiểm soát chất lượng tín dụng; Tỷ lệ nợ nhóm II 2,13%/tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn đạt: 1.620 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn đạt: 3.875 tỷ đồng chiếm 70,5%/tổng dư nợ năm 2015.

Bảng 3.4. Dư nợ tín dụng của BIDV Hải Dương giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 Năm (tỷ đồng) 2014 2015 2014/2013 So sánh (%) 2015/2014

Tổng dư nợ 3.845 4.589 5.495 119,3 119,7

Ngắn hạn 2.683 3.281 3.875 122,2 118,1

Trung, dài hạn 1.162 1.308 1.620 112,5 123,8

Nguồn: BIDV Hải Dương (2013, 2014, 2015)

- Thị phần tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 50 - 52)