.5 Thu dịch vụ của BIDV Hải Dương 3 năm gần nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 53 - 58)

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tiền thu dịch vụ (tỷ đồng) 30,5 35,5 42,3

2 Tốc độ so với năm trước (%) 13,8 16,3 19,2

Nguồn: BIDV Hải Dương (2013, 2014, 2015)

Năm 2013, các hoạt động dịch vụ được BIDV Chi nhánh Hải Dương quan tâm và tiếp tục đẩy mạnh. Thu dịch vụ ròng của BIDV Chi nhánh Hải Dương đạt 30,5 tỷ đồng chiếm 32%5 tổng lợi nhuận trước thuế của BIDV Chi nhánh Hải Dương.

Năm 2014, tuy gặp nhiều khó khăn song thu dịch vụ ròng của BIDV – Chi nhánh vẫn đạt 35,5 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 5 tỷ đồng. Chi nhánh tiếp tục

củng cố và phát triển tốt mối quan hệ, hợp tác với các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, tăng cường việc cung cấp dịch vụ thông qua hệ thống đại lý phụ; Hệ thống ATM, POS tiếp tục được cải tiến, đầu tư mở rộng; Các loại hình dịch vụ Mobile banking, thanh toán lương tự động, thanh toán hộ hoá đơn được triển khai đến nhiều đối tượng khách hàng (Thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, vé máy bay, kết nối với kho bạc nhà nước trên địa bàn thực hiện thu hộ thuế ngân sách nhà nước...). Các sản phẩm thẻ ATM, thẻ tín dụng được triển khai với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Bên cạnh phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, chi nhánh còn triển khai các sản phẩm phù hợp với nhóm ngành nghề kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp: như tài trợ thương mại, tư vấn, bảo lãnh, homebanking, các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ nhằm tăng khả năng mua ngoại tệ từ khách hàng, tạo nguồn ngoại tệ cung ứng cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

Đến 31/12/2015: Chi nhánh phát hành được 73.195 thẻ (Tăng trong năm là 19.283 thẻ) với 21 máy ATM, 74 điểm chấp nhận thẻ thanh toán hoạt động phục vụ khách hàng. Chi nhánh cung cấp dịch vụ BSMS cho 37.699 khách hàng, phát triển trong năm 11.273 khách hàng tăng gấp 02 lần năm trước. Chi trả kiều hối WU đạt 17.073 món. Doanh số mua bán ngoại tệ: 318 triệu USD góp phần đáng kể tăng nguồn cung cho các doanh nghiệp. Doanh số thanh toán XNK: 256 triệu USD. Chi nhánh triển khai mở rộng dịch vụ thu hộ cho khách hàng tổ chức như điện, nước, viễn thông, hải quan, kho bạc.. đến nhiều địa bàn trên toàn tỉnh; Phối hợp chặt chẽ với công ty bảo hiểm BIC thực hiện bán chéo sản phẩm đối với các khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Doanh thu khai thác bảo hiểm năm 2015 đạt 7,5 tỷ đồng, tăng trưởng 20,3% so với năm 2014.

Cùng với việc mở rộng triển khai và cải thiện chất lượng sản phẩm, chi nhánh thực hiện cơ chế giá phí cạnh tranh nhằm gia tăng doanh số sử dụng dịch vụ qua BIDV – Chi nhánh Hải Dương. Thu dịch vụ ròng đạt 42,3 tỷ tăng trưởng 19,2% đạt 101%KH. Trong đó, nguồn thu tập trung chủ yếu vào các dòng dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tài trợ TM, các dòng dịch vụ bán lẻ có bước tăng trưởng tích cực hơn tuy nhiên do đặc thù sản phẩm bán lẻ nên tỷ trọng/tổng thu dịch vụ còn khiêm tốn: Thu từ DVTT đạt 11,782 tỷ, chiếm 27,9%; Thu từ dịch vụ bảo lãnh đạt 15,558 tỷ, chiếm 36,7%; Thu từ TTTM đạt 6,48 tỷ, chiếm 15,3%... Thu từ dịch vụ KDNT& phái sinh đạt 7,74 tỷ đ, tăng trưởng 55,2% so với năm trước, đặc biệt năm 2015 chi nhánh tích cực triển khai các sản phẩm phái sinh, làm tăng thêm nguồn thu phí KDNT và quan trọng hơn đáp ứng tốt hơn nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

- Thị phần thu dịch vụ

Biểu đồ 3.4 thể hiện thị phần thu dịch vụ của BIDV Hải Dương tăng trưởng tốt:

Năm 2013 thị phần dịch vụ là 20%.

Năm 2014 chiếm 26,8%, tăng 6,8% so với năm 2013. Thị phần dịch vụ của BIDV Hải Dương vươn lên đứng đầu thị phần thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Năm 2015 chiếm 30,9%, tăng 3,2% so với năm 2014.

BIDV HD 26,8% 5,6% 8,3% 16,3% 2,8% 39,7% Năm 2014

Biểu đồ 3.4 Thị phần thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Qua biểu đồ 3.4 ta thấy năm 2015 tổng thu dịch vụ của chi nhánh vẫn tăng khá tốt. Với sự cố gắng của toàn thể người lao động trong chi nhánh, BIDV – Chi nhánh Hải Dương vẫn luôn dẫn đầu về thị phần thu dịch vụ trong toàn tỉnh.

d, Kết quả kinh doanh

Để điều hoà vốn trong toàn hệ thống từ ngày 13/01/2007, BIDV-Việt Nam đã chính thức triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung (QLVTT) trong toàn hệ thống.

Cơ chế QLVTT hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại HSC. Các Chi nhánh (CN) trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC.

Sơ đồ 3.2. HSC thực hiện điều hòa vốn giữa các CN thông qua cơ chế “mua/bán” vốn

Nguồn: BIDV Hải Dương (2013, 2014, 2015)

Nguyên tắc thực hiện Cơ chế QLVTT bao gồm những nội dung sau:

- Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thông qua cơ chế “mua/bán” vốn. Công tác điều hành vốn nội bộ được chuyển từ cơ chế “vay/gửi” sang cơ chế “mua/bán” vốn. Cùng với sự chuyển đổi này thì toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) sẽ được chuyển về HSC. Lãi suất hay giá của hoạt động “mua/bán” vốn (giá

chuyển vốn FTP) trong từng thời điểm do HSC xác định và thông báo tới các CN. - QLVTT và thống nhất tại HSC. Xây dựng cả hệ thống là một bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập - chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH, phát huy thế mạnh của từng đơn vị kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

- Giá chuyển vốn. Đây là công cụ quan trọng trong công tác điều hành vốn tại HSC và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi CN. Hiệu quả hoạt động của CN sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá chuyển vốn nội bộ.

- Chuyển rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về HSC. Quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp, ủy quyền đến các bộ phận theo quy định của Tổng GĐ bằng các văn bản cụ thể. CN thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Trong vài năm gần đây kết quả hoạt động của BIDV – Chi nhánh Hải Dương không có những con số tăng trưởng ấn tượng.

Biểu đồ 3.5. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Hải Dương

Đơn vị tính: Tỷ đồng 82.5 136 126 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển tỉnh hải dương (Trang 53 - 58)