Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Bảng thu thập thông tin tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
Các sách, báo tạp chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học đã đuợc công bố và các Website của ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu
Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn Huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương: Phòng kế hoạch tổng hợp, phòng quan hệ khách hàng, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán và các phòng ban liên quan khác
Các thông tin số liệu liên quan đến tình hình kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ, công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Hải Dương, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại
Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Hải Dương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Các vấn đề liên quan đến công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Hải Dương
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Để phục vụ cho nghiên cứu, các số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến giao dịch tại quầy của BIDV Hải Dương. Tổng số phiếu điều tra phát ra cho khách hàng là 130 phiếu, tổng số phiếu thu về là 130 phiếu. Phiếu điều tra được phát ngẫu nhiên cho các khách hàng đến giao dịch tại quầy, điều tra là cán bộ công chức, viên chức, các hộ kinh doanh, cá thể, cán bộ hưu trí, khách hàng khác (công nhân…). Cuộc điều tra được tiến hành tại hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch của BIDV Hải Dương ở khu vực thành phố Hải Dương, huyện Kinh Môn, Bình Giang, Thanh Miện. Nghiên cứu sử dụng thang đo, để lượng hóa ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của BIDV Hải Dương (phụ lục 1).
Cuộc điều tra ý kiến khách hàng được tiến hành tại hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch trọng điểm (Hải Dương, huyện Kinh Môn, Bình Giang, Thanh Miện).
3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để phân tích điều tra thực trạng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Hải Dương, thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chỉ ra các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại và đề xuất các giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trong thời gian tới.
3.2.2.3 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Hải Dương giữa các năm, từ đó tìm hiểu, phân tích nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm trong thời gian tới.
3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong phân tích
3.2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh sự quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi tiết kiệm
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi tiết kiệm đó là:
- Số dư huy động tiền gửi tiết kiệm hàng năm
Số dư huy động TGTK là khối lượng nguồn TGTK mà ngân hàng huy động được của khách hàng.
Ý nghĩa: Phản ánh kết quả huy động được là bao nhiêu tiền gửi tiết kiệm. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ huy động ngày càng được nhiều.
- Số lượng khách hàng gửi tiết kiệm hàng năm
Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm là số lượng tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng khi thực hiện gửi tiền tiết kiệm.
Ý nghĩa: Phản ánh số lượng khách hàng đến ngân hàng thực hiện nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm. Chỉ tiêu này tăng qua các năm chứng tỏ khả năng phát triển khách hàng của ngân hàng tốt.
- Tốc độ tăng số dư tiền gửi tiết kiệm
Tốc độ tăng số dư TGTK của năm i là tỷ lệ phần trăm sự chênh lệch về số dư huy động của năm i so với năm i-1 trên tổng số dư huy động TGTK của năm i
Tốc độ tăng trưởng số dư TGTK năm i (%) = Số dư huy động TGTK năm i - Số dư huy động TGTK năm i-1 x 100 Tổng số dư huy động TGTK năm i-1
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng vốn huy động TGTK qua các năm tăng trưởng như thế nào, có độ gia tăng đều đặn hay không. Từ đó giúp nhà lãnh đạo đưa ra những hoạch định đúng đắn trong công tác huy động TGTK trong thời gian tiếp theo.
- Tốc độ tăng số lượng tài khoản khách hàng tiền gửi tiết kiệm
Tốc độ tăng về số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm thể hiện sự phát triển số lượng tài khoản TGTK của năm i là tỷ lệ phần trăm sự chênh lệch về số lượng tài khoản TGTK của năm i so với năm i-1 trên tổng số lượng tài khoản TGTK của năm i.
Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng TGTK năm i (%) = Số lượng khách hàng TGTK năm i - Số lượng khách hàng TGTK năm i-1 X 100 Tổng số lượng khách hàng TGTK năm i-1
Ý nghĩa: Số lượng khách hàng TGTK ngày càng tăng chứng tỏ đáp ứng được mong muốn của khách hàng, thích ứng với thị trường khả năng phát triển tốt.
3.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm
- Tỷ trọng số dư TGTK phân theo kỳ hạn
Chỉ tiêu nói nên tỷ trọng số dư TGTK theo thời gian trong tổng số dư TGTK là bao nhiêu phần trăm (%):
Tỷ trọng số dư TGTK theo kỳ hạn (%) = Tổng số dư TGTK theo kỳ hạn x 100 Tổng số dư TGTK
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số dư huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo từng loại kỳ hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Căn cứ vào tỷ trọng này để ngân hàng lên kế hoạch chiến lược phát triển nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả.
- Tỷ trọng số dư TGTK phân theo loại tiền
Cơ cấu vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền phản ánh tỷ trọng của TGTK bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng huy động, TGTK chiếm bao nhiêu lần hay phần trăm (%)
Tỷ trọng số dư TGTK theo loại tiền
(%)
=
Tổng số dư TGTK theo loại tiền
x 100 Tổng số dư tiền gửi tiết kiệm
Ý nghĩa: Ngân hàng tiến hành phân tích cơ cấu huy động TGTK theo hình thức này để thấy tình trạng của từng loại vốn TGTK nội, ngoại tệ trong tổng vốn huy động TGTK. Căn cứ vào tỷ trọng của từng loại tiền tệ huy động được, căn cứ vào tỷ giá, vào nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng... để ngân hàng điều tiết nguồn huy động của từng loại ngoại tệ hợp lý nhất có thể tăng lên hoặc giảm đi cho phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh.
- Tỷ trọng số dư TGTK phân theo sản phẩm
Chỉ tiêu nói nên tỷ trọng số dư TGTK theo sản phẩm trong tổng số dư TGTK là bao nhiêu phần trăm (%):
Tỷ trọng số dư TGTK theo sản phẩm (%) = Tổng số dư TGTK theo sản phẩm x 100 Tổng số dư TGTK
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số dư huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo từng ản phẩm chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng số dư huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Căn cứ vào tỷ trọng này để ngân hàng xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá các sản phẩm huy động để tăng lợi thế cạnh tranh.
3.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng
Chỉ tiêu thu nhập từ TGTK là chênh lệch từ lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng với lãi ngân hàng bán vốn cho hội sở chính.
+ Tiền lãi TGTK trả cho khách hàng = Lãi suất TGTK x Số dư huy động. + Tiền lãi từ bán vốn TGTK cho hội sở BIDV= Lãi suất bán vốn x Số dư TGTG.
+ Thu nhập từ huy động TGTK = Tiền lãi từ bán vốn TGTK cho Hội sở BIDV – Tiền lãi TGTK trr cho khách hàng.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động tiền gửi tiết kiệm sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập từ đồng tiền gửi đó. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất tốt đồng tiền gửi huy động của mình trong việc tối đa hóa thu nhập TGTK.