Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

mức độ, phân tích biến động của hiện tượng theo thời gian, phân tích quan hệ các hiện tượng và dự báo sự nâng cao hiệu quả kinh tế của hiện tượng thông qua các bảng biểu, đồ thị.

Thống kê quy mô, chi phí vật chất, công lao động, các khoản thu được từ sản phẩm của quá trình chăn nuôi gà thịt,... mà các hộ gia đình sử dụng trong quá trình chăn nuôi theo hướng đảm bảo ATTP.

3.2.4.2. Phương pháp thống kê so sánh

So sánh kết quả sản xuất và hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi gà thịt đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện qua các năm.

Phân tích thực trạng chăn nuôi, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế hộ chăn nuôi gà thịt ATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn thông qua so sánh số liệu các năm, so sánh giữa chăn nuôi gà thịt ATTP và chăn nuôi gà truyền thống.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt ATTP trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

3.2.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. GO = ∑ = = n i i i iP Q 0

Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm;

Qi: khối lượng sản phẩm thứ i.

+ Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.

TC = IC + A (khấu hao) + CL (lao động gia đình và các vật chất tự có)

+ Chi phí trung gian (IC): Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.

IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)

bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

VA = GO - IC

+ Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

+ Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.

+ VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất.

3.2.4.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp ma trận SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, rủi ro về bên trong và bên ngoài của thị trường, sự liên kết các tác nhân do các tác nhân bên ngoài cũng như bên trong của chuỗi giá trị nhằm nêu định hướng chính xác nhất, hiệu quả nhất.

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của chủ thể kinh tế, nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ, thách thức.

Bảng 3.5. Ma trận SWOT

Phân tích Môi trường bên ngoài

Cơ hội (O) Nguy cơ (T)

Môi trường bên trong

Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)

Sử dụng ma trận SWOT (ma trận phân tích): giúp ta xác định các điểm mạnh, điểm yếu tiềm ẩn trong nội bộ của một hoạt động hoặc một tổ chức. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài.

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cập từ bên trong (nội tại người dân trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (thách thức).

Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xác định các giải pháp phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt theo hướng ATTP.

3.2.4.5. Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin KIP

Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên đề nào đó, gọi tắt là KIP (Key Informant Panel), thường được sử dụng trong các công việc mô tả điểm nghiên cứu qua điều tra phỏng vấn. Trong thực tế không phải lúc nào các nhà nghiên cứu cũng đến và hỏi chuyện được với tất cả những thành viên trong cộng đồng và các điều tra viên luôn phải trả lời câu hỏi

“Làm thế nào để đảm bảo những thông tin mình thu thập là đáng tin cậy?”. KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am hiểu về những sự việc khác nhau tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự kiện, những chuyên đề hoặc những thông tin khác trong cộng đồng mà cộng đồng này có thể là một xã, một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó. Do đó KIP có thể được dùng để thu thập những thông tin tổng quát hoặc những vấn đề chuyên biệt, xác định hoặc làm rõ hơn những thông tin thu thập bằng những phương pháp khác như là phỏng vấn từng nông hộ, hoặc minh họa thêm các tài liệu không có đủ chi tiết cần thiết. KIP có thể được sử dụng bổ sung cho các phương pháp thu thập thông tin khác để nâng cao độ tin cậy cho các thông tin ghi nhận được.

KIP là một nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó, nó đại diện cho nhiều lĩnh vực khác nhau với những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau từ những tổ chức chính thức, bán chính thức và không chính thức. Số người lý tưởng cho một nhóm KIP là từ 7-15 người, và số người này thay đổi tùy theo mục đích và tính chất của việc thu thập thông tin. Những người có thể tham gia nhóm KIP gồm:

- Nông dân; - Chủ ngân hàng;

- Chủ nhiệm HTX;

- Chính quyền địa phương; - Cán bộ khuyến nông; - Các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 59)