Khái quát chung về các tác nhân tham gia phát triển liên kết chăn nuôi gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Khái quát chung về các tác nhân tham gia phát triển liên kết chăn nuôi gà

4.1. Thực trạng phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tạ

4.1.1.Khái quát chung về các tác nhân tham gia phát triển liên kết chăn nuôi gà

gà thịt an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1. Các tác nhân Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp

a. Nhà nông

Nhà nông ở đây bao gồm các hộ và trang trại. Kết quả điều tra khảo sát về Nhà nông cho thấy: tuổi bình quân của các chủ hộ/trang trại ở mức khá cao (trên 40 tuổi), trình độ văn hóa thấy (đa số mới tốt nghiệp cấp 2, tỷ lệ chủ hộ tốt nghiệp cấp 3 chỉ chiếm khoảng 10%), phần lớn các chủ hộ chưa qua đào tạo về chuyên môn (chỉ có khoảng 7% đã qua đào tạo, có trình độ sơ cấp hoặc trung cấp nông nghiệp trở lên). Lao động bình quân/hộ, trang trại từ 3-4 người, chủ yếu ở lứa tuổi trung niên. Điều này cho thấy việc sản xuất của các hộ chủ yếu còn theo kinh nghiệm, ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất kinh doanh, gây khó khăn, cản trở trong việc hiểu biết và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhận thức về liên kết các hộ. Diện tích đất đai bình quân ở mức thấp (đối với diện tích chuồng trại chăn nuôi gà chỉ khoảng 2.500 m2/hộ). Thu nhập chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hầu hết Nhà nông vẫn sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu nguồn lực về đất đai, vốn, tư liệu sản xuất,…

Nhìn chung, các hộ /trang trại tham gia liên kết có trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn so với nhóm hộ không tham gia liên kết (tuy nhiên sự khác nhau không lớn), điểm khác biệt rõ nét hơn đó là nhóm hộ/trang trại tham gia liên kết có điều kiện trong sản xuất hơn (quy mô sản xuất, đất đai lớn hơn so với nhóm hộ không liên kết. Chủ yếu đất đai của hộ/trang trại nhiều hơn là do họ thuê, đấu thầu). Điều đó cho thấy đối với nhóm hộ/trang trại có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật và quy mô sản xuất cao hơn phần nào ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết.

b. Nhà khoa học

Nhà khoa học bao gồm: cán bộ nghiên cứu tại các trường học viện, trung tâm, cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện, xã, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp,… Nhìn chung, các nhà khoa học đều có trình độ chuyên môn đảm bảo yêu cầu công

việc, tuy nhiên tỷ lệ các nhà khoa học có trình độ cao và chuyên môn sâu còn thấp (trên đại học chỉ chiếm 14,3%) và chủ yếu tập trung ở các trường đại học và viện nghiên cứu và thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, cán bộ khoa học cơ sở gắn việc chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp còn hạn chế. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất của Nhà nông, cũng như kết quả và việc chuyển giao kỹ thuật như: chuyển giao giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh (thường lĩnh vực chuyển giao về kỹ thuật),… Các cán bộ khoa học ở doanh nghiệp thường hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến hành song song với hoạt động kinh doanh, chuyển giao đầu vào của doanh nghiệp (giống, thức ăn, phân bón). Chủ yếu các hoạt động chuyển giao kỹ thuật có sự đóng góp vai trò tham gia rất quan trọng của tổ chức khuyến nông, HTX, tổ chức Hội,..

c. Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp bao gồm: các công ty/trung tâm giống cây trồng/vật nuôi, sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, công ty phân bón, công ty thuốc thú y/BVTV, công ty chế biến, tiêu thụ, ngân hàng/tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp tham gia liên kết bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp hoạt động về: cung ứng giống, cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến tiêu thụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhìn chung các chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn đại học (trình độ đại học chiếm 80%), tuy nhiên trình độ quản lý và chuyên môn vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Chủ yếu các doanh nghiệp được điều tra thuộc loại doanh nghiệp tư nhân, một số ít là các doanh nghiệp Nhà nước. Về vốn của các doanh nghiệp nhìn chung có lượng vốn tương đối lớn, tuy nhiên lượng vốn lưu động còn hạn chế. Lực lượng lao động, trình độ của lao động còn thấp (một số doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ chuyên môn hay thuê chuyên gia, tuy nhiên số này còn rất ít). Điều đó có thể cho thấy các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng ở ở huyện Thanh Sơn chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, nguồn lực còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là yếu tố về vốn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tham gia liên kết với nông hộ và nhà khoa học.

4.1.1.2. Những tác nhân khác

Bên cạnh các tác nhân Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp, tham gia liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở ĐBSH còn có tác nhân khác bao gồm: Chính quyền, HTX, hộ thu gom, đại lý, môi giới, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức phi chính quyền.

a. Hợp tác xã

Bên cạnh việc chỉ đạo, kinh doanh các yếu tố đầu vào cho sản xuất, các HTX là trung gian quan trọng trong việc tham gia liên kết giữa Nhà nông, Nhà khoa học và Doanh nghiệp với nhau trong hoạt động cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, phổ biến và chuyển giao kỹ thuật.

b. Đại lý/ trạm cung ứng đầu vào

Trong chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà thịt thì tác nhân đại lý, trạm cung ứng vật tư là cầu nối quan trọng giữa Doanh nghiệp và Nhà nông trong các khâu như: giống, cung ứng vật tư, tiêu thụ,...

c. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Ngân hàng tham gia vào liên kết về vốn trong sản xuất kinh doanh chủ yếu với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và Nhà nông. Bên cạnh đó có thể xem xét ngân hàng là một “doanh nghiệp” cung ứng vốn cho nhà doanh nghiệp.

d. Người thu gom

Người thu gom là cầu nối giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Người thu gom chủ yếu là người có mối quan hệ khá mật thiết với Nhà nông, có nguồn tiêu thụ, có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực này.

e. Các tổ chức hội

Ngoài các tác nhân trên, tham gia liên kết còn có các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ. Trong liên kết sản xuất kinh doanh ở một số địa phương các tổ chức hội đứng ra trung gian, cung cấp các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển liên kết chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm tại huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61 - 63)